Mua sữa đặc không đường ở đâu

Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì là băn khoăn của nhiều người bệnh khi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây giãn cơ thắt thực quản dưới [LES] – vùng cơ giữa thực quản và dạ dày.

Điều này khiến cho axit từ dạ dày dễ dàng đi vào thực quản gây tổn thương niêm mạc, còn gọi là là chứng trào ngược axit.

Nếu bạn bị trào ngược axit kéo dài hơn 2 lần/tuần thì có thể chẩn đoán đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày là ợ nóng.

Đây là triệu chứng gây ra cảm giác khó chịu, nóng rát ở phía sau xương ức.

Triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi bạn nằm xuống hoặc cúi xuống và sau khi ăn xong.

Triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Hôi miệng, sâu răng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Khó khăn hoặc đau khi nuốt
  • Gặp vấn đề về đường hô hấp

Thói quen sống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Ăn quá nhiều trong một bữa
  • Nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs], chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen

Tình trạng bệnh trào ngược có cải thiện hay không còn tùy thuộc vào việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống.

Do đó, bạn cần biết được bệnh trào ngược dạ dày kiêng ăn gì để giảm khả năng gây tổn thương dạ dày.

Bạn hãy cùng tìm hiểu người bệnh trào ngược dạ dày kiêng ăn gì và thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày nhé!

Sau đây là 7 loại thực phẩm bạn nên kiêng khi mắc bệnh trào ngược dạ dày:

1.

Chocolate

Chocolate là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trào ngược dạ dày kiêng ăn gì.

Đây là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao có khả năng làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, điều này có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới khiến axit dạ dày di chuyển lên thực quản và tiếp xúc với các mô nhạy cảm trong thời gian dài.

Chocolate còn chứa caffeine, ca cao và các chất kích thích khác như theobromine có khả năng gây trào ngược.

Chocolate cũng chứa methylxanthine – một chất tự nhiên có tác dụng kích thích tim và thư giãn các mô cơ trơn.

Methylxanthine có thể mang lại lợi ích, ví dụ như khi điều trị hen suyễn làm đường thở giãn, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, methylxanthine có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây triệu chứng trào ngược khó chịu ở những người bị trào ngược axit thường xuyên.

2.

Thức uống có ga

Thức uống có ga có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản và tăng độ axit của axit dịch vị – hai yếu tố nguy cơ gây chứng trào ngược dạ dày.

Khí carbonic trong thức uống có ga sẽ làm tăng áp lực bên trong dạ dày góp phần gây trào ngược hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Nghiên cứu cho thấy thức uống có ga có khả năng gây ra chứng ợ nóng vào ban đêm – triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày.

Một nghiên cứu khác còn cho biết những người tiêu thụ đồ uống có ga có nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược cao hơn đến 69%.

3.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ tuy mang lại cảm giác ngon miệng nhưng là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, bệnh tim và trào ngược axit dạ dày.

Thực phẩm chiên nhiều chất béo xấu có xu hướng ở lại trong dạ dày lâu hơn và cần nhiều axit hơn để tiêu hóa.

Điều này sẽ làm chậm hệ thống tiêu hóa và làm nặng thêm các triệu chứng ợ nóng.

Việc từ bỏ thực phẩm chiên là điều khó khăn, vì hầu như ai cũng quen với thực phẩm chiên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Do đó, bạn nên hạn chế chỉ nên ăn khoảng 1 lần/tuần.

Bạn có thể giảm dùng dầu mỡ bằng cách chế biến thức ăn theo phương pháp thay thế khác như hấp, nướng, rang… 

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phân loại chất béo tốt và chất béo xấu

4.

Thức uống có cồn

Việc tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn có khả năng gây ra các vấn đề như:

  • Kích thích và viêm dạ dày
  • Suy yếu chức năng cơ thắt thực quản dưới
  • Làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược bao gồm cả bệnh Barrett thực quản

Nếu bạn liên tục sử dụng thức uống có cồn, cơ thể sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và suy nhược cơ thể.

Do đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn khi đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày.

5.

Đồ ăn cay nóng

Những đồ ăn cay nóng, đặc biệt là ớt, thường chứa một hợp chất gọi là capsaicin – chất gây kích thích lớp lót dạ dày.

Chất này còn có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa khiến thức ăn sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn, gây ra triệu chứng ợ nóng của bệnh trào ngược.

Thực phẩm cay nóng có thể kích thích gây tăng tiết axit dịch vị nhiều hơn, tăng co bóp dạ dày và giãn co thắt thực quản dưới.

Đây là những yếu tố gây ra chứng trào ngược dạ dày.

6.

Thực phẩm nhiều muối

Thực phẩm nhiều muối là một lời giải cho câu hỏi trào ngược dạ dày kiêng ăn gì vì đây là thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ trào ngược.

Nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối ít nhất 3 lần/tuần có nguy cơ trào ngược cao hơn 50% so với người không bao giờ ăn thực phẩm mặn.

Thực phẩm nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày do lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy.

7.

Trái cây có múi

Các loại trái cây họ cam quýt, như cam, bưởi, chanh, chanh, dứa… có tính axit cao có thể làm gia tăng axit dịch vị và kích thích triệu chứng trào ngược.

Thói quen ăn khi bụng đói có thể làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.

Do đó, bạn nên tiêu thụ những thực phẩm này sau khi ăn xong.

Bên cạnh đó, bạn có thể ăn các loại trái cây có tính kiềm như táo và lê.

Khi biết bệnh trào ngược dạ dày kiêng gì, bạn cũng nên tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để góp phần điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bên cạnh 7 lời giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày kiêng ăn gì, một số loại thực phẩm dưới đây có thể giúp bạn làm dịu triệu chứng trào ngược:

Rau củ: Rau có ít chất béo và đường tự nhiên có thể giúp giảm axit dạ dày.

Bạn có thể dùng đậu xanh, bông cải xanh, măng tây, súp lơ, rau xanh, khoai tây và dưa chuột.

Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên giúp hỗ trợ cho chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Yến mạch: Bột yến mạch là một món ăn sáng hợp lý với nguồn cung cấp lượng lớn chất xơ.

Bột yến mạch có thể hấp thụ axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng trào ngược.

Thịt gia cầm và hải sản: Các loại thịt gà, cá và hải sản có chứa ít chất béo và giảm triệu chứng trào ngược axit.

Chất béo lành mạnh: Bạn nên dùng các loại thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè và dầu hướng dương.

Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi trào ngược dạ dày kiêng ăn gì.

Bạn nên kết hợp cả chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cùng phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện bệnh nhé!

Hoàng Trí

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : [Hỏi đáp bác sĩ] Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?

Cho con bú kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề khiến nhiều mẹ khá đau đầu bởi ở giai đoạn này, mẹ luôn sợ những gì mình ăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và sức khỏe của bé.

Bạn đang cho con bú và mệt mỏi vì cứ phải kiêng cữ nhiều thứ dù đã sinh xong? Thế nhưng, việc ăn uống kiêng cữ khi cho con bú liệu có cần thiết? Thực tế, hàm lượng chất đạm, đường, chất béo trong sữa mẹ không phụ thuộc trực tiếp vào những gì bạn nạp vào cơ thể.

Chính vì vậy, bạn vẫn có thể tự do lên thực đơn những món ăn yêu thích, giàu dinh dưỡng.

Và tất nhiên, vẫn nên tránh những món ăn không tốt cho sức khỏe.

Phụ nữ cho con bú không nên ăn gì?

Mẹ cho con bú kiêng ăn gì Bạn có thể ăn hầu hết mọi món bạn thích trong thời gian cho con bú nhưng với lượng vừa phải.

Dù thức ăn và đồ uống không phải là yếu tố quyết định chất lượng sữa mẹ nhưng đang cho con bú, bạn nên vẫn nên kiêng:

  • Các sản phẩm làm từ sữa bò nếu bé bị dị ứng với thực phẩm này.

    Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngưng sử dụng và những nguồn cung cấp canxi và vitamin D thay thế.

  • Rượu và các thức uống chứa cồn: Nếu không thể từ chối, bạn có thể uống và đừng cho bé bú cho đến khi cồn được thải ra khỏi cơ thể hoàn toàn.
  • Các thức uống gây kích thích.

    Một hoặc hai ly cà phê, trà hoặc soda sẽ không ảnh hưởng đến bé nhưng nếu dùng thường xuyên, bạn và bé sẽ trở nên cáu kỉnh, bồn chồn và mất ngủ.

    Ngoài ra, quá nhiều chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược axit và khiến bé bị đau bụng.

  • Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kình, cá thu, cá ngừ là những thực phẩm mẹ cho con bú không nên ăn.

    Ngoài ra, bạn chỉ nên giới hạn 180g cá mỗi tuần.

  • Thịt và sữa béo: Thuốc trừ sâu và các loại chất hóa học bảo vệ thực phẩm thường tích trữ trong mỡ động vật.

    Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm ít béo.

  • Các loại thực phẩm có chứa phụ gia.

    Bạn có thể kiểm tra bằng cách đọc các thông tin trên nhãn thực phẩm về tất cả những chất phụ gia chứa trong thực phẩm đó.

Phụ nữ cho con bú nên ăn gì?

Trong thời gian cho con bú, mỗi ngày, mẹ sẽ cần hơn 500calo để tạo sữa, con số này gần bằng với việc bạn chạy 5 km.

Do đó, ở giai đoạn này, bạn sẽ cần duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học và đôi lúc, bạn nên ăn nhiều hơn số lượng bạn cần.

Ngoài ra, bạn không cần phải ăn bất kì loại thực phẩm đặc biệt nào mà chỉ cần duy trì chế độ ăn cân bằng với các loại thực phẩm:

  • Giàu tinh bột như bánh mì, gạo.

    Ngoài ra, để tăng thêm chất xơ, bạn có thể lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt

  • Giàu vitamin và khoáng chất như rau và trái cây
  • Giàu protein như thịt, trứng…
  • Chứa ít béo như sữa chua hoặc sữa
  • Giàu chất đạm như cá hồi và cá ngừ.

    Ngoài ra, những thực phẩm này còn cung cấp omega-3, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong thời gian cho con bú.

Khi thêm cá vào chế độ ăn, bạn cần cẩn thận với thủy ngân và một số chất có hại khác có trong cá.

Tốt nhất là bạn hãy ăn khoảng 2 bữa cá mỗi tuần và chọn các loại cá ít thủy ngân như cá hồi, cá rô phi và nên tránh ăn các loại cá như cá thu, cá kình… bởi những loại cá này có hàm lượng thủy ngân khá cao.

Mẹ cần uống bao nhiêu nước là đủ?

Sau khi sinh, bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày để cơ thể phục hồi tốt hơn, đặc biệt là những tuần đầu.

Việc cơ thể mất nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Dấu hiệu đơn giản để biết cơ thể đang thiếu nước là nước tiểu có màu sậm hơn.

Không uống đủ nước mỗi ngày có thể khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, táo bón và mệt mỏi.

Tốt nhất là các mẹ nên nhớ cung cấp đầy đủ nước mỗi ngày để cơ thể làm việc hiệu quả.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Cho con bú kiêng ăn gì và nên ăn gì để có sữa mẹ tốt nhất?

Ung thư buồng trứng là một trong các nguyên nhân gây tử vong sớm đáng lo ngại ở phụ nữ Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và tình trạng bệnh.

Vậy người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất? 

Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!  

1.

Người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì? 

Nguyên tắc dinh dưỡng đầu tiên cho bất kỳ đối tượng nào đều là cân đối các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn.

Với người mắc bệnh ung thư buồng trứng cũng không ngoại lệ, phải đảm bảo cân đối các nhóm chất đạm, tinh bột, chất xơ,… trong thực hơn hàng ngày.

Tuy nhiên, trong mỗi nhóm, một số thực phẩm được khuyến khích ưu tiên hơn vì lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Vậy với người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng?  

Trái cây và rau xanh 

Theo khuyến cáo, phụ nữ nên ăn từ một chén rưỡi đến hai chén trái cây gồm nhiều loại mỗi ngày.

Đồng thời, khuyến khích ăn trái cây thay vì uống nước ép của chúng và ưu tiên các loại rau màu xanh lá đậm thuộc họ cải ví dụ như súp lơ xanh. 

Người bị ung thư buồng trứng nên ăn gì? Ngũ cốc nguyên cám

Để cung cấp nguồn tinh bột cho cơ thể, người bệnh được khuyến khích ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên cám.

Đây là loại ngũ cốc giàu chất xơ, sắt và các loại vitamin nhóm B hơn là các loại tinh bột khác.

Một số loại ngũ cốc nguyên cám điển hình là: bột mì nguyên cám, bột yến mạch, gạo lứt, bột ngô nguyên hạt,…

Các loại thực phẩm cung cấp protein 

Các thực phẩm giàu protein đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thành năng lượng.

Để đảm bảo đủ nguồn năng lượng từ thức ăn mỗi ngày, việc tăng cường bổ sung protein là cần thiết.

Trong đó, phụ nữ bị ung thư buồng trứng nên ưu tiên lấy nguồn protein từ đậu, các loại hạt, trứng, cá, hải sản các loại, đậu nành đã qua chế biến và thịt.

Lưu ý nên tăng cường các loại cá giàu axit béo tốt [omega-3] như cá hồi, cá mòi, cá cơm,… Đậu nên dùng loại nguyên chất, không ướp muối và thường xuyên dùng các loại thịt nhiều nạc hơn. 

Sữa và các chế phẩm từ bơ, sữa 

Sữa là một trong các nguồn cung cấp protein và các khoáng chất như canxi cần thiết cho cơ thể.

Nhất là những trường hợp người bệnh đau đớn nhiều, chán ăn, khó tiêu thì nên nghĩ tới sữa khi tìm hiểu “ung thư buồng trứng nên ăn gì”.

Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào, dễ hấp thu.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng bệnh nhân ung thư buồng trứng không nên uống sữa hay ăn các thực phẩm nguồn gốc từ sữa.

Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và sữa.

Vì vậy, bạn chỉ nên tránh sữa khi nào bạn đã từng được bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên uống sữa.

Lưu ý: với người bệnh ung thư buồng trứng nên uống sữa tách béo và ít đường. 

Dầu và các chế phẩm liên quan 

Nhìn chung là nên lựa chọn loại dầu không bão hòa [dầu oliu, dầu dừa, dầu bơ, dầu của các loại hạt,…] và sử dụng với lượng nhỏ.

Với phụ nữ trên 30 tuổi, lượng dầu ăn khuyến cáo cho mỗi ngày là khoảng 5 muỗng. 

Bạn nên tránh những loại chất béo xấu như mỡ, da, nội tạng động vật; dầu mỡ tái chế nhiều lần; các thực phẩm chế biến sẵn. 

Nước uống 

Luôn đảm bảo uống đủ nước [từ 1.5 – 2 lít/ngày] bao gồm cả nước, nước ép trái cây, sinh tố và các loại trà không đường khác.

Lưu ý nên hạn chế tối đa tiêu thụ các loại đồ uống có đường.

Nếu nhàm chán với việc uống nước lọc không mùi vị thì hãy thêm một vài lát hoa quả như dưa leo, dưa hấu vào nước thông thường. 

Người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì? Thực phẩm chứa chống oxy hóa 

Một số “siêu thực phẩm” được cho là mang lại lợi ích sức khỏe cho người bệnh ung thư vì chúng có thành phần dồi dào các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như bông cải xanh hay quả việt quất.

Nghệ vàng cũng là một trong số đó.

Mặc dù chưa bằng chứng y khoa nào chứng minh tác dụng chống lại ung thư của các loại thực phẩm nhưng bạn vẫn có bổ sung trong chế độ ăn vì chúng thực sự giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nói chung.

Tuy nhiên, bệnh nhân đang điều trị hóa trị, xạ trị thì không khuyến khích. 

2.

Người bệnh ung thư buồng trứng không nên ăn gì? 

Ngoài nắm rõ thông tin người bị ung thư buồng trứng nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần lưu ý đâu là những thực phẩm nên hạn chế trong thực đơn. 

Món ăn ngọt và có nhiều đường  

Đường là một chất cần thiết tạo năng lượng cho cơ thể, nếu bạn kiêng đường tuyệt đối thì có thể ngược lại gây nên tác động xấu cho bệnh ung thư.

Hãy tăng cường dùng các nguồn đường tự nhiên từ các loại rau củ quả, trái cây và ngũ cốc thay vì dùng đường tinh luyện – có trong các loại đồ uống có gas, thực phẩm đã qua chế biến,… 

Rượu, bia và các thức uống có cồn

Không nên dung nạp quá nhiều thức uống có cồn ở người bệnh ung thư buồng trứng.

Điều này có thể gây nghiêm trọng hơn các tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng của bệnh.   

Ung thư buồng trứng không nên ăn gì – Hãy lưu ý đến thịt đỏ

Thịt đỏ có làm tăng nguy cơ gây ung thư buồng trứng hay không vẫn là vấn đề còn gây nên nhiều tranh cãi.

Mặt khác, trong lúc điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân nói rằng họ thấy thịt đỏ có vị đắng khó ăn.

Do đó, tùy vào bệnh nhân có thể quyết định không dùng thịt đỏ trong bữa ăn thì có thể thay thế bằng các loại thức ăn giàu protein khác như đậu, cá, thịt gia cầm bỏ da,…

Lưu ý rằng thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt rất tốt do đó khi cắt giảm loại thực phẩm này người bệnh nên bổ sung sắt bằng những loại thực phẩm khác như: các loại rau xanh lá đậm, trứng, hạt vừng, hạt điều, hạnh nhân,…

3.

Những lưu ý khác về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng 

Không chỉ cần giải đáp cho câu hỏi người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì mà bên cạnh đó, cần lưu ý những nguyên tắc sau: 

  • Quản lý cân nặng, tránh để sụt cân và mất cơ.
  • Lựa chọn sữa tiệt trùng thay cho các chế phẩm chưa tiệt trùng như phô mai. 
  • Nấu chín các loại thức ăn từ cá thịt đến các loại ngũ cốc.
  • Luôn ăn rau củ quả đã được sửa sạch và sơ chế cẩn thận.  
  • Nếu bị giảm cảm giác thèm ăn, đắng miệng, người bệnh ung thư cũng không nên bỏ bữa.

    Hãy chia nhỏ từ 5 -6 bữa ăn trong ngày. 

  • Trong quá trình điều trị ung thư buồng trứng, người bệnh có thể gặp phải những vấn đề đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn hay tiêu chảy.

    Lúc này hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để nhân được lời khuyên dinh dưỡng phù hợp nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vấn đề “ung thư buồng trứng nên ăn gì”.

Hãy lưu lại để lên thực đơn trong quá trình chăm sóc cho người bệnh hoặc điều trị bệnh, bạn nhé!

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Ăn uống là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp cơ thể trở nên khỏe hơn và chống chọi với bệnh tật.

Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được đưa vào cơ thể mỗi ngày sẽ giúp nuôi dưỡng các cơ quan đang bị tổn thương mau lành hơn.

Vậy đối với những người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau cùng để có câu trả lời bạn nhé! 

1.

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Khi bị bệnh, ngoài việc thăm khám thường xuyên, bạn hãy bổ sung thêm cho bản thân những chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn.

Sau đây sẽ là những dưỡng chất tốt nhất cần có trong bữa ăn của người bị thoát vị đĩa đệm. 

#1.

Glucose

Glucose cung cấp “nhiên liệu” cho cơ thể của bạn.

Bạn sử dụng glucose tạo năng lượng để làm các hoạt động như đi bộ, đọc sách, xem TV hoặc chơi thể thao.

Nhưng bạn có biết, glucose còn góp phần vào việc chữa lành của đĩa đệm cột sống bị thương? Bạn có thể tìm thấy glucose trong nhiều loại thực phẩm.

Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm chứa glucose như hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mì nâu tốt hơn so với những loại khác vì chúng cung cấp thêm vitamin và chất xơ.

#2.

Glucosamine

Glucosamine cơ bản là một loại glucose.

Glucosamine được chứng minh có chức năng làm chậm sự thoái hóa của đĩa đệm cột sống.

Glucosamine có thể được tìm thấy trong thực phẩm như tôm hoặc trong những thực phẩm bổ sung.

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì cũng đừng quá lo lắng khi sử dụng thực phẩm bổ sung vì điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ insulin.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các thực phẩm chức năng này.

#3.

Vitamin C

Bạn có biết, đĩa đệm cột sống được cấu tạo chủ yếu bởi các protein được gọi là collagen.

Vì vậy, khi đĩa đệm có vấn đề, collagen có thể giúp nó trở nên tốt hơn bằng cách cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho quá trình tự sửa chữa.

Vitamin C lại cần thiết cho cơ thể sản xuất collagen.

Nó còn là một chất chống oxy hóa có thể làm chậm quá trình thoái hóa và là một chất chống viêm có thể làm giảm viêm trong đĩa và các mô xung quanh.

Vitamin C có thể được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh hoặc trong ớt đỏ.

#4.

Vitamin A

Vitamin A là chất dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho cơ thể và đặc biệt tốt cho mắt.

Trong trường hợp này, vitamin A rất tốt cho đĩa đệm cột sống của bạn.

Nó có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào sụn trưởng thành.

Tế bào sụn cần thiết cho một sụn khỏe mạnh.

Vitamin A cũng giúp hình thành xương cột sống.

Điều này có thể cung cấp hỗ trợ tốt cho các đĩa đệm bị thương.

Vitamin A có thể được tìm thấy trong thịt bò, sữa, bơ, trứng, bí đỏ, cà rốt, hoặc khoai lang.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nhiều hơn 2.000 mg vitamin A mỗi ngày vì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

#5.

Axit béo Omega-3

Axit béo Omega-3 có thể làm giảm viêm và giảm đau ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.

Axit béo Omega-3 có thể được tìm thấy nhiều trong một số nguồn thực phẩm như các loại hạt [quả óc chó, macca, hạt hạnh nhân] hoặc trong các loại cá nước lạnh [cá hồi, cá thu và cá ngừ nướng].

Bạn cũng có thể tìm thấy axit béo omega-3 trong dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung.

#6.

Canxi

Đĩa đệm của bạn không được cấu tạo từ canxi.

Tuy nhiên, canxi có thể chữa lành và tăng cường xương cột sống.

Khi xương của bạn mạnh hơn, chúng có thể làm giảm áp lực được đặt trên các đĩa đệm cột sống.

Canxi có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa, bơ, phô mai và sữa chua hoặc trong một số loại rau như súp lơ, cải xoăn, đậu hũ hay đậu phộng.

Bạn nên nhớ rằng vitamin D cũng có thể thúc đẩy sự hấp thu canxi.

Cơ thể có thể hấp thụ được vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng hãy cẩn thận với bức xạ tia cực tím có thể gây ung thư da.

2.

Những thực phẩm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kiêng 

Bên cạnh những dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn cũng cần lưu ý thêm những thực phẩm cần kiêng trong quá trình trị bệnh.

Nếu bạn đang bị bệnh về xương khớp, thì điều quan trọng là phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.

Thực phẩm không lành mạnh có thể kích hoạt viêm, sẽ làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Có nhiều thực phẩm mà bạn sẽ cần phải tránh.

#1.

Thực phẩm có đường

Thực phẩm chứa đường là một trong những thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn cần tránh.

Khi sử dụng quá nhiều đường vết thương bạn không chỉ bị sưng viêm mà còn gây tăng cân nhanh chóng.

Và cân nặng cũng là một yếu tố khiến các cơn đau đĩa đệm của bạn trở nên tồi tệ hơn. 

#2.

Dầu thực vật

Hầu hết các loại rau đều có nhiều axit béo omega 6.

Những axit béo này không hẳn là xấu.

Tuy nhiên, khi bạn có nhiều axit béo omega 6 trong cơ thể hơn axit béo omega 3, điều này có thể kích hoạt phản ứng viêm.

Nếu bạn chọn sử dụng dầu thực vật trong khi nấu ăn, thì bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ. 

#3.

Các loại ngũ cốc tinh chế

Pizza, ngũ cốc và bánh mì trắng là một số thực phẩm có nhiều ngũ cốc tinh chế.

Thực phẩm chứa nhiều ngũ cốc tinh chế có thể gây tăng đột biến insulin, gây viêm cơ khớp.

Vậy nên, bạn nên ưu tiên những món ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc đã được qua tinh chế. 

#4.

Sản phẩm chứa nhiều sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa khác thường được quảng bá là một phần cần thiết của chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên, các sản phẩm sữa ngọt sẽ mang đến cho cơ thể bạn một lượng đường lớn và sẽ gây sưng viêm.

Trên thực tế, nhiều người không dung nạp được đường sữa, điều đó có nghĩa là cơ thể họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa.

#5.

Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể là một nguồn protein tuyệt vời, nhưng đó là điều mà bạn nên tránh nếu bạn đang bị đau lưng.

Trong thịt đỏ có một chất trong đó gọi là neu5gc, chất này sẽ làm cơ thể sản sinh triệu chứng viêm nặng hơn. 

#6.

Thực phẩm có hóa chất

Tốt nhất nên tránh thực phẩm có hóa chất và ăn càng tự nhiên càng tốt.

Thực phẩm có màu, chất phụ gia và chất bảo quản sẽ không phải là những lựa chọn tốt đối với cơ thể của người bệnh.

Hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi bạn mua bất cứ thứ gì từ cửa hàng tạp hóa.

3.

Thực đơn món ăn dành cho người bị thoát vị đĩa đệm 

Bên trên là những dưỡng chất trong thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thực đơn hằng ngày của người bệnh.

Để bạn dễ hình dung hơn, sẽ chia sẻ thêm một số món ăn phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm.

Bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn của mình và người thân. 

+ Thịt nạc hầm sung

+ Thịt dê hầm cà rốt

+ Cháo hạt sen đậu xanh

+ Gà ác hầm tam thất

+ Canh bí ninh xương

Một điều cần lưu ý thêm chính là bạn có thể sử dụng gạo lứt thay vì cơm trắng sẽ tốt hơn cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, các viên uống, thực phẩm chức năng, uống sữa dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cũng là một lựa chọn tốt mà bạn có thể bỏ vào menu của mình. 

4.

Những điều bạn cần lưu ý

Mặc dù chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho thoát vị đĩa đệm nhưng bạn nên thiết kế một chế độ ăn uống cân bằng với số lượng phù hợp của mỗi chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn.

Lưu ý rằng cách bạn nấu cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để nhờ tư vấn thêm.

Ăn uống lành mạnh luôn đi kèm với các hoạt động thể chất thích hợp.

Do đó, bạn nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và kế hoạch chơi một số môn thể thao tốt cho đĩa đệm như đi bộ, bơi lội hoặc yoga.

Nếu kiên trì luyện tập hàng ngày, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt đấy.

Bạn nên tư vấn với bác sĩ đang điều trị thoát vị đĩa đệm về chế độ ăn uống cũng như thực phẩm bổ sung.

Bác sĩ điều trị mới biết chính xác thể trạng của bạn mà tư vấn phù hợp.

Qua phần nội dung bên trên, hi vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời về cách ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Chúc bạn sẽ sớm hồi phục sức khỏe. 

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị viêm đường ruột nên ăn gì để giảm tải áp lực cho đường ruột và hệ tiêu hóa? Mời bạn tìm hiểu chế độ ăn cho người bị viêm đường ruột ở bài viết sau:

Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh viêm đường ruột [IBD] như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hay viêm túi thừa, bác sĩ có thể đưa ra một chế độ ăn gọi là ăn kiêng ít chất tồn dư, hay ăn kiêng hạn chế chất xơ.

Đó là gì? Bạn sẽ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và sẽ cắt giảm những thức ăn khó tiêu ra khỏi chế độ ăn.

Chế độ ăn uống ít chất tồn dư là gì?

Đó là một chế độ ăn uống hạn chế các thực phẩm có nhiều chất xơ như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây tươi hoặc khô và các loại rau.

“Tồn dư” là thức ăn không tiêu hóa hết bao gồm chất xơ tạo nên phân.

Mục tiêu của chế độ ăn uống là đi tiêu ít và số lượng phân giảm đi.

Điều đó sẽ làm giảm bớt các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng khí và co thắt dạ dày.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn uống này một thời gian ngắn khi đang bị nóng trong người hoặc khi hồi phục sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, đây không phải là một kế hoạch ăn uống chung cho tất cả mọi người mắc bệnh viêm đường ruột.

Hội chứng Crohn có thể làm cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn khó khăn hơn.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để chắc chắn chế độ ăn uống nào là phù hợp với bạn.

Chuyên gia cũng có thể cho bạn bổ sung vitamin nếu cần.

Người mắc bệnh viêm đường ruột nên ăn gì?

Bị viêm ruột nên ăn gì để cung cấp tinh bột?

Bệnh nhân viêm ruột nên ăn:

  • Bánh mì trắng và bánh quy giòn không nhân, bánh mì nướng [không hạt]
  • Ngũ cốc nấu chín và bột yến mạch
  • Ngũ cốc lạnh, chẳng hạn như bỏng gạo hoặc bỏng ngô
  • Gạo trắng, mì ống.

Viêm đường ruột nên ăn trái cây gì?

Vỏ và hạt của nhiều loại trái cây và rau quả có chứa nhiều chất xơ, vì vậy bạn cần phải lột vỏ và tránh ăn hạt.

Các loại rau quả sau đây rất tốt cho người mắc bệnh viêm ruột:

  • Măng tây, củ cải, đậu xanh, cà rốt, nấm, cải bó xôi, bí đao [không hạt] và bí ngô
  • Khoai tây nấu chín đã lột vỏ
  • Sốt cà chua [không hạt]
  • Chuối chín
  • Dưa hấu đỏ mềm
  • Dưa gang
  • Trái cây đóng hộp, được nấu chín không hạt hoặc đã được lột vỏ
  • Trái bơ.

Viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung chất đạm?

Các loại thịt động vật không có chất xơ.

Bạn có thể ăn thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá [không xương] và thịt lợn, miễn là thịt nạc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trứng.

Viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung chất béo?

Bệnh nhân bị viêm ruột vẫn có thể ăn các loại chất béo, nước chấm và gia vị bao gồm:

  • Bơ thực vật, bơ và dầu
  • Mayonnaise và nước sốt cà chua
  • Kem sữa
  • Nước sốt salad
  • Xì dầu
  • Thạch, mật ong và siro.

Viêm ruột nên ăn gì để tráng miệng?

Những món tráng miệng và đồ ăn nhẹ nếu ăn điều độ có thể chấp nhận được bao gồm:

  • Bánh bông lan và bánh quy
  • Gelatin, bánh pudding, bánh trứng custard, và nước hoa quả đông lạnh [ở các nhà hàng Tây hay gọi là nước uống sherbet]
  • Kem
  • Kẹo cứng
  • Bánh mì pretzel
  • Bánh xốp vani.

Bị đường ruột nên uống gì?

Bệnh nhân bị viêm ruột có thể dùng các thức uống bao gồm:

  • Cà phê, trà và đồ uống có ga không chứa caffeine [caffeine có thể làm dạ dày của bạn khó chịu]
  • Sữa
  • Nước ép rau quả đã lọc bỏ bã.

Bạn cũng có thể dùng sữa và các chế phẩm từ sữa ở một mức độ vừa phải.

Sữa không có chất xơ nhưng nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và chuột rút nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose [cơ thể không thể xử lý bơ sữa].

Bạn có thể sử dụng bổ sung lactase hoặc ăn các sản phẩm không có lactose.

Viêm ruột kiêng ăn gì?

  • Các loại hạt, đậu, dừa trong bánh mì, ngũ cốc, các món tráng miệng và bánh kẹo
  • Các sản phẩm nguyên hạt gồm bánh mì, ngũ cốc, bánh quy giòn, mì pasta, gạo
  • Trái cây tươi hoặc sấy khô như mận, dâu, nho khô, quả sung và dứa
  • Hầu hết các loại rau quả sống
  • Một số loại rau nấu chín bao gồm đậu Hà Lan, bông cải xanh, bí mùa đông, cải bắp, ngô [và bánh mì ngô], hành tây, súp lơ, khoai tây có vỏ và đậu nướng
  • Đậu, đậu lăng, đậu phụ
  • Thịt với xương sụn
  • Phô mai làm từ hạt, các loại hạt hoặc trái cây
  • Bơ đậu phộng có hạt, các loại mứt hoặc các chất bảo quản
  • Dưa muối, ô liu, dưa cải bắp và cải ngựa
  • Bắp rang bơ
  • Nước trái cây có hạt hoặc còn xơ, nước ép mận hoặc lê.

Bạn nên bắt đầu chế độ ăn như thế nào?

Cơ thể mỗi người khác nhau.

Trên thực tế, nhiều người mắc viêm ruột vẫn có thể ăn được một số món nằm trong danh sách KIÊNG ở trên.

Vì vậy, để biết mình hấp thụ tốt món nào, bạn hãy sắm một cuốn nhật ký thực phẩm trong vài tuần, theo dõi những gì bạn ăn và ghi lại món nào là phù hợp với mình.

Nếu bạn thích ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, trái cây tươi và rau quả thì việc chuyển sang chế độ ăn uống hạn chế chất xơ sẽ có đôi chút khó khăn.

Tuy nhiên, nếu bạn không ngại đồ hộp hoặc các món mặn, bạn sẽ có thể thực hiện chế độ này thành công đấy.

Cuối cùng, bạn hãy hỏi cặn kẽ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh viêm ruột của bạn.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bạn nên ăn bao nhiêu chất xơ là đủ?
  • 6 dưỡng chất “vàng” cho những ai bị thoát vị đĩa đệm
  • Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết

Viêm đường ruột nên ăn gì và kiêng gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời để kiểm soát triệu chứng bệnh.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Người bị viêm đường ruột nên ăn và kiêng ăn gì?

Video liên quan

Chủ Đề