Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là gì

Tục ngữ in dấu lối nghĩ của nhân dân. Đồng thời tục ngữ cũng tiêu biểu cho lối nói của dân tộc.

Trong bài Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, Thủ  tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý 0| như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói uí, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị: Làm thơ, Người thích lối cadao, vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậu…”.

  • Xem thêm các bài viết về kiến thức ngữ văn

Tại sao lời nói có vận dụng tục ngữ lại mang đậm đà màu sắc của lối nói dân tộc?

Chúng ta biết rằng lời nói là một quá trình giao tế bằng phương tiện ngôn ngữ trong xã hội loài người nói chung, trong mỗi cộng đồng người, mỗi dân tộc nói riêng. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc đều có những đơn vị và quy tắc của nó. Âm vị, hình vị, từ vị, cụm từ cố định là những đơn vị cơ bản – tế bào của một ngôn ngữ. Thành ngữ thuộc loại cụm từ cố định. Còn tục ngữ thì thuộc một loại đơn vị ngôn ngữ khác: đơn vị câu. Trong ngôn ngữ, đơn vị câu là đơn vị được tạo ra trong lời nói nên có tính chất là những kết cấu động, những đơn vị động chứ không phải là những đơn vị tĩnh như từ, cụm từ cố định. Song câu của tục ngữ lại là loại câu quen dùng trong lời nói của một tập thể, một cộng đồng người nhất định, nên nó không như các đơn vị câu bình thường khác, mà là loại câu có định về thành phần và cấu trúc, bền vững về ngữ nghĩa. Do đó, tuy tục ngữ không thuộc loại đơn vị cơ bản- tế bào của một ngôn ngữ như từ và cụm từ cố định, nhưng nó lại giống từ và cụm từ cố định [trong đó có thành ngữ] ở chỗ chúng đều tái hiện dưới dạng làm sẵn khi được sử dụng trong lời nói. Chúng ta thường coi thói quen cóc khi nói hay dẫn tục ngữ, như là một đặc điểm trong lời nói của một người. Cho nên, xét về mặt là một hiện tượng ngôn ngữ, thì uốn tục ngữ do nhân dân một dân tộc sáng tạo nên và lưu truyền rộng rãi từ đời này sang đời khác, cũng có thể được coi như là một thành phần quan trọng trong ngôn ngữ của dân tộc ấy, tạo nên đặc trưng lối nói của dân tộc ấy.

– Tục ngữ là dạng có sẵn trong ngôn ngữ

Trước khi tìm hiểu những đặc điểm của lối nói dân tộc được biểu hiện trong vốn tục ngữ của nhân dân ta, chúng ta hãy xác định xem lối nói bằng tục ngữ là lối nói thuộc phong cách ngôn ngữ nào. Như đã nói, tục ngữ giống thành ngữ [và các hình thức cụm từ cố định khác] ở chỗ chúng đều là những dạng có sẵn trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Nhưng tục ngữ khác thành ngữ [cũng như từ và các hình thức cụm từ cố định khác] ở mặt chức năng: tục ngữ là một đơn vị thông báo, còn thành ngữ [cũng như từ và các hình thức cụm từ cố định khác] là một đơn vị định danh. Vì vậy nếu khi tìm hiểu thành ngữ với tư cách là những dạng có sẵn trong ngôn ngữ của một dân tộc, ta tìm hiểu nó trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác của ngôn ngữ đó, thì khi tìm hiểu tục ngữ cũng với tư cách là những dạng có sẵn trong ngôn ngữ của một dân tộc, ta lại phải tìm hiểu nó trong mối quan hệ với những phong cách ngôn ngữ khác nhau thực hiện chức năng thông báo của ngôn ngữ đó.

Xét về mặt hình thức thông báo

Thì tục ngữ thoạt tiền và trước hết thuộc loại ngôn ngữ nói. Từ khi được dùng trong ngôn ngữ viết, tục ngữ vẫn được dùng nhiều trong ngôn ngữ nói. Ngay cả trong ngôn ngữ viết, phần lớn các trường hợp cũng lại là những phản ánh trên văn bản các dạng của ngôn ngữ nói [thí dụ lời nói của các nhân vật trong tác phẩm văn học…].

Xét về mặt đối tượng được thông báo,

Thì tục ngữ vừa thuộc loại ngôn ngữ đối thoại [trao đổi ý kiến, bàn bạc, tranh luận…], vừa thuộc loại ngôn ngữ độc thoại [trình bày thành lời nói hoặc suy nghĩ trong óc…]. ,

Xét về mặt phương thức thông báo

Thì tục ngữ vừa có những đặc điểm của loại ngôn ngữ lý luận- khoa học, vừa có những đặc điểm của loại ngôn ngữ nghệ thuật.

Đa dạng phong cách tục ngữ

Như vậy, có thể nói, trong lối nói bằng tục ngữ có sự .. hỗn đồng các đặc trưng của nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ  lý luận- khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Tính chất hỗn đồng này phản ánh tình hình chưa có sự phân hóa rõ rệt của các loại phong cách ngôn ngữ khác nhau trong ngôn ngữ dân gian thời xưa, tương ứng với tình hình chưa có sự phân hóa rõ rệt của các hình thức nhận thức khác nhau trong tư duy dân gian thời xưa. Tìm hiểu những đặc điểm của lối nói dân tộc được biểu hiện trong vốn tục ngữ của nhân dân ta, không thể không chú ý tới đặc điểm loại hình phong cách ngôn ngữ ấy của tục ngữ.

Tục ngữ là một loại đơn vị cầu độc lập, có những đặc điểm truyền thống về mặt cấu trúc hình thức cũng như về mặt tạo nghĩa.

Câu trong tục ngữ là những loại câu tương ứng với các loại phán đoán mà chúng tôi đã nói trong chương trước, song không phải bao giờ cũng có kết cấu phù hợp hoàn toàn với kết cấu lô-gíc của những hình thức phán đoán ấu, mà trong khá nhiều trường hợp, là loại câu ở dạng rút gọn. Ở dạng rút gọn ấy, câu của tục ngữ thường có những thành phần bị tỉnh lược. Phể biến hơn cả là các thành phần làm chức năng của hệ từ, song có những trường hợp cả những thành phần làm chức năng của chủ từ hoặc tân từ cũng bị tỉnh lược. Thí dụ: “Người sống [bằng] đồng vàng”, “Tai [có] vách, mạch [có] dừng”, “Người chửa [đi gần đến] cửa mả””,“Người ốm] chưa khỏi rên, đã quên thầy”, “Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm [là những món ăn ngon]”, “Quan Kẻ Mọc [thì nhiều], thóc Mễ trì [thì nhiều và ngon]”, “[Nếu] được mùa cau, [thì] đau mùa lúa”, v.v… Nói chung, dù là câu tỉnh lược hay là câu không tỉnh lược thì tục ngữ bao giờ cũng rất “tiết kiệm lời”, càng ngắn gọn được bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

Tục ngữ ta đã từng nhận xét: “Nói hay hơn hay nói”, “Ăn bớt bát, nói bớt lời”, “Chim khôn tiệc lông, người ngoan tiếc lời”, “Miếng ngon ăn ít ngon nhiều, người khôn dẫu nói nửa điều cũng khôn”, “Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”, v.v… Phải chăng theo nhân dân ta, tính chất “tiết kiệm lời” của tục ngữ là một biểu hiện [trên lời nói] tính cách của những người hiểu biết nhiều, từng trải nhiều, của những người “khôn”, những người phát triển về mặt trí tuệ? Dù sao thì cũng có thể khẳng định rằng khuynh hướng “tiết kiệm lời”, khuynh hướng tìm đến những lối diễn đạt có tính chất ngắn gọn, chắc nịch như vậy bao giờ cũng xuất hiện trong loại tri thức khoa học. Tri thức trong tục ngữ cũng là loại tri thức ít nhiều có tính chất khoa học, nên đã có cách diễn đạt như vậy.

Người xưa đã từng nhận xét cách nói của tục ngữ là cách nói “nói một hay mười”. Năm 1958, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hóa, Hà Chủ Tịch cũng nhấn mạnh đến đặc điểm đó trong cách nói của tục ngữ: “Chắc các cô các chú cũng biết là những câu tục ngữ của ta do ai làm ra. Đó là do quần chúng làm ra. Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấu rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại  hải”, dây cà ra dây muống” 

Trong kết cấu ngắn gọn, chắc nịch của tục ngữ, nổi bật lên là hình thức câu nhiều uế, thường là câu hai vế.

Xét ý nghĩa lô-gíc của các hình thức phán đoán trong tục ngữ, ta thấy về trong câu của tục ngữ được tổ chức trên mấy cơ sở sau đâu:

Có những câu hai vế hình thành trên cơ sở nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ từ lô-gíc và tân từ lô-gíc của câu phán đoán. Để đạt được mục đích ấy, tục ngữ thường lược bỏ hệ từ. Thí dụ: “Một ngôi sao, một ao nước. “Tấc đất, Tấc vàng”,

“Người sống, đống vàng”, “Một lời nói, một đọi máu”, “Bút sa, gà chết”, “Vườn rộng, công nhiều”, “Một đồng sợ tốn, bốn đồng không đủ”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Một năm làm nhà, ba năm hết gạo”, “Được mùa cau, đau mùa lúa”, “Rau nào, sâu ấy”, “Thầy nào, tớ ấy”, “Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấu…”. Rất nhiều câu có từ hai về trở lên hình thành trên cơ sở những nhóm phán đoán có ý nghĩa bổ sung cho nhau: “Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu”, “Hay thì khen, hèn thì chê”, “Được làm vua, thua làm giặc”. “Đất có lề, quê có thói”, “Bói ra ma, quét nhà ra rác”, “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”, “Thâm đông thì mưa, thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa”, “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái ba con chỉ đầu ngồi đấy”… Trong các thí dụ trên đây, người ta thấy rõ dụng Ý của những kết cấu câu nhiều về về mặt ý nghĩa lôgích: Những về đặt cạnh nhau nêu lên hoặc là nhận thức về sự khác nhau hay giống nhau của nhiều sự vật và hiện tượng, hoặc là nhận thức về sự phát triển của cùng một sự vật và hiện tượng. Đặc biệt đáng chú ý là trong những kết cấu câu nhiều vé nêu lên nhận thức về sự giống nhau của các sự vật và hiện tượng, ta thấu có in dấu rõ rệt lối nghĩ bằng so sánh, liên tưởng của nhân dân: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt về phân”, “Miệng bà đồng, lồng chim khướu”, “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”, “Sông có khúc, người có lúc”, “Quan thấy kiện, như kiến thấy mỡ”, “Chim có tổ, người có tông”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. người trong một nước thì thương nhau cùng”… Chính cơ sở nhận thức và thói quen suy nghĩ ấu đã tạo nên cách nói mà nhân dân ta vẫn quen gọi là “ví von”, được thê hiện một cách có ý thức và hết sức rõ ràng trong những kết cầu câu nhiều về trên đây.

Nhịp điệu của Tục Ngữ

Trong kết cấu câu nhiều về của tục ngữ, nếu có thể coi các vệ như là những mảng chất rắn thì các yếu tố uẩn và nhịp điệu có thể coi như là chất keo gắn liền những mảng chất rắn ấu thành những kết cầu vững chắc.

Yếu tố nhịp điệu của tục ngữ nảy sinh trên cơ sở kết cấu câu nhiều về. Song ngay trong cả những câu chỉ có một vế mà ngữ nghĩa không yêu cầu phải ngắt nhịp trong lời nói, tục ngữ vẫn có xu hướng tạo nên những kết cấu có nhịp điệu: “Thầy bói nói dựa”, “Thật thà là cha quỷ quái”, “Có thực mới vực được đạo”… Ở những trường hợp như vậy, như những thí dụ trên đây đã chứng tỏ, cảm xúc nhịp điệu của câu là do yếu tố vần gây ra.

Nhịp điệu của tục ngữ có thể xuất hiện giữa những vé có số âm tiết không đều nhau. như: “Cơm treo, mèo nhịn đói”, “Ăn xôi chúa, ngọng miệng”, “Xấu như ma, vinh hoa cũng đẹp”, “Tết phô ra, xấu xa đậy lại”, “Được ích, khúc khích ngồi cười”, “Bắc cầu mà nói, ai bắc cầu mà lội”… Song trong đa số các trường hợp, nhịp điệu của tục ngữ xuất hiện giữa các vé có số âm tiết đều nhau: “Người sống, đống vàng”, “Hay thì khen, hèn thì chê”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Người đẹp vì lụa, lúa tốt về phân”, “Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ”, “Muốn chắc ở nhà gạch, muốn sạch quét chổi cùn” “Lạc đường nắm đuôi chó. lạc ngõ nắm đuôi trâu”, “Chết trước được mồ được mả, chết sau nằm ngả nằm nghiêng”, “Gái chưa chồng hay đi chợ, trai chưa vợ hay đứng đường”, “Giàu trong làng trái duyên khôn ép, khó nước người phải kiệp cũng theo”, “Đàn bà không biết nuôi heo đàn bà nhác, đàn ông không biết nuộc lạt đàn ông hư”.

Trọng các thí dụ trên đây, cách ngắt nhịp của tục ngữ thực tế đã có tính chất của cách tổ chức câu trong ngôn ngữ thơ ca. Ở những câu có các về gồm nhiều âm tiết thì điều đó càng rõ: trong các vé của những câu Âu, mỗi về lại có cách ngắt nhịp của bản thân vế đó với tư cách là cách ngắt nhịp của từng đơn vị cầu thơ. Thí dụ:

“Lạc đường nắm đuôi chó,

Lạc ngõ nắm đuôi trâu .

“Đàn bà không biết nuôi heo/ đàn bà nhác,

Đàn ông không biết nuộc lạt/ đàn ông hư”.

Đến những câu gồm một về sáu âm tiết và một về tám âm tiết, thì kết cấu câu của tục ngữ đã trùng hoàn toàn với kết cấu câu thơ trong thể thơ lục bát- thể thơ dân tộc quen thuộc nhất của dân tộc ta:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. – .

“Trai ba mươi tuổi đang xoan,

Gái ba mươi tuổi đã toan về già”.

“Sông sâu còn có kẻ dò,

Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.

Cũng như vậy. nhiều câu tục ngữ có kết cầu gồm hai về, mỗi về bảy âm tiết, thực chất không khác gì kết cấu câu thơ bảy chữ:

“Giàu trong làng trái duyên khôn ép,

Khó nước người phải kiếp củng theo”;

“Gái không chồng như nhà không nóc,

Trai không vợ như cọc long chân”.

Nhưng dù sao thì nhìn chung đại đa số câu trong tục ngữ vẫn thuộc dạng câu nói, chứ không phải thuộc dạng câu thơ. Cách ngắt nhịp trên cơ sở những về có số âm tiết bằng nhau và ổn định như vậy chắc chắn có liên quan đến sự hình thành của các thể thơ dân tộc ở nước ta, song trước hết cần phải được xem như là một đặc điểm trong lối nói của dân tộc.

Tiếng Việt, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như trong ngôn ngữ nghệ thuật, thưởng hay thiên về cầu tạo những câu hài hòa, cân đối, nhịp nhàng. Tính chất đối xứng của tiếng Việt có thể tìm thấy từ trong hệ thống âm vị và hệ thống thanh điệu. Thanh điệu trong tiếng Việt chia thành hai âm vực rõ rệt: âm vực cao [thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc] và âm vực thấp [thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng]. Mỗi thanh điệu trong hai âm Vực này đều ở dạng đối lập với thanh điệu tương ứng trong âm vực kia, tạo thành cơ sở cho các hệ thống thanh điệu hài hòa và đối xứng mà ta vẫn gọi là hệ thống thanh điệu bằng – trắc trong các thể văn vần Việt Nam. Tính chất hài hòa, cân đối của tiếng Việt còn có thể tìm thầy nguồn gốc của nó ở vị trí đặc biệt của đơn vị ngôn ngữ mà ta vẫn quen gọi là “tiếng”. “Tiếng” trong tiếng Việt vừa là một đơn vị âm tiết, lại thường vừa là một đơn vị từ tố, vừa là một đơn vị từ. Có lẽ vì vậy trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, có người đã dùng khái niệm “tiếng một” để chỉ những từ đơn, và “tiếng đôi ” để chỉ những từ ghép. Điều mà chúng ta có thể nhận thấy được một cách rõ ràng là – trong tiếng Việt, ranh giới của âm tiết rất dứt khoát, khi nói không thể nối liền âm tiết này sang âm tiết khác. Cho nên nhiều khi, trong lời nói, những từ ghép có thể bị xé lẻ ra mà mỗi từ tế của nó vẫn đại diện được cho ý nghĩa chung của từ ghép ấy. Thí dụ: “Nhà với cửa!Xe với pháo!”… Trong thành ngữ và tục ngữ, hiện tượng xé lẻ từ ghép ấy rất nhiều: “Mẹ tròn con vuông” [me con, vuông tròn], “Mồm năm miệng mười” [mồm miệng], “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” [kèn trống, ngược xuôi], “Hay thì khen, hèn thì chê” [khen chê], “Trăm hột cơm, có hột vãi hột rơi” [rơi vai]… Cách xé lẻ từ ghép ấu đã tạo cơ sở cho việc cầu tạo được một cách dễ dàng rất nhiều đơn vị ngôn ngữ có tính chất nhịp nhàng, hài hòa, cân đối không những cả về thanh điệu mà cả về Ý nghĩa nữa. Tính chất nhịp nhàng, hài hòa, cân đối cả về thanh điệu lẫn ý nghĩa ấu là tính chất rất phổ biến trong tục ngữ của ta. Trong các thí dụ sau đây: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”, “Mưa tránh chỗ trắng, nắng tránh chỗ đen”, ‘ dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai”, “Ăn theo thuở, ở theo thì”, “Kim chỉ có đầu, tằm tơ có mối”…, chúng ta thấu các tiếng [tức âm tiết] “mưa- nắng”, “đen-trắng”, “dâu- rể”, “gái- trai” “ăn-ở”, “đầu-mối”… vừa đối xứng với nhau về thanh điệu, vừa đối xứng với nhau về ý nghĩa, vừa có tính chất là những từ đơn, lại vừa ngằm mang trong nó ý nghĩa chung của những từ ghép. Những tiếng ấy từng đôi một lại nằm trong thể đối diện với nhau ở mỗi về của câu, càng làm nổi bật dụng ý xây dựng tính chất hài hòa, đối xứng về thanh điệu và nghĩa của những câu đó. 

Yếu tồ vần trong tục ngữ

Cùng với yếu tố nhịp điệu, yếu tố vần cũng có một vị trí và vai trò quan trọng trong kết cấu câu của tục ngữ.

Vần của tục ngữ xuất hiện trong các câu có từ hai vỗ trở lên. Thí dụ: “Đàn ông cắm chà, đàn bà làm tổ”, Chết trước được mồ được mả, chết sau nằm ngả nằm nghiêng”… Vần của tục ngữ cũng có thể xuất hiện ngay trong các câu chỉ có một vé. Thí dụ: “Gió thổi là chổi trời. “Thầy bói nói dựa”, “Gai ngọn nhọn hơn gai gốc”… Có trường hợp vần của tục ngữ vừa xuất hiện ở các âm tiết nằm trong cùng một vó, lại vừa xuất hiện trong thế liên hoàn từ về nọ sang về kia. Thí dụ: “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái ba con chỉ đâu ngồi đấy… “.

Vần của tục ngữ có thể là vần liền. Thí dụ: “Thầy bói nói dựa”, “Người sống, đống vàng”, “Hay thì khen, hèn thì chê”. Song vần của tục ngữ thường là loại vần cách. Thí dụ: “Gió thổi là chổi trời”, “Đàn ông cắm chà, đàn bà làm tổ”, “Kín gianh hơn lành gió”, “Khó nhịn lời, mồ côi nhịn lẽ” [cách một âm tiết]; “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa”, “Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm”, “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn” [cách hai âm tiết]; “Chét trước được mồ được md, chết sau nằm ngả nằm nghiêng”, “Lúc ghét bẻ ngay hóa vẹo, khi ưa vẽ méo nên tròn” [cách ba âm tiết], “Gái một con trông mòn con mắt, gái hai con vú quặt đằng sau, gái ba con chỉ đâu ngồi đấy”, “Giàu trong làng trái duyên khôn ép, khó nước người phải kiếp cũng theo” [cách bốn âm tiết]; “Đàn bà không biết nuôi heo đàn bà nhác, đàn ông không biết nuộc Lạt, đàn ông hư”, “Tát gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” [cách năm âm tiết… Như vậy trừ một vài trường hợp rất hiểm trong đó vằn của tục ngữ đều rơi vào hai âm tiết cuối của mỗi về [thí dụ: “Nhanh chân thì được, chậm chân thì trượt”…], còn tuyệt đại đa số các trường hợp, lối gieo vần của tục ngữ Việt Nam là âm tiết cuối của về trên vần với âm tiết giữa của về dưới. Đó là lối gieo vần mà chúng ta vẫn gọi là lối gieo vần lưng của các thể thơ ca dân tộc như lục bát, song thất lục bát. Ngay trong tục ngữ, cũng thấu có nhiều câu ở dạng câu thơ lục bát hoặc song thất với lối gieo vẫn như vậy. Cho nên, rất có cơ sở, khi ta nói rằng, cũng như yêu tế nhịp điệu, yếu tố vần trong tục ngữ đã báo hiệu cho sự xuất hiện của các thể văn vần dân tộc, đặc biệt là thể lục bát và song thất lục bát. Song dù sao thì tục ngữ vẫn chủ yêu là lời nói chứ không phải là lời thơ, nên trước hết cần phải xem sự phong phú của vần điệu trong tục ngữ như là một đặc điểm của lối nói dân tộc, lối nói mà nhân dân ta vẫn gọi là lối nói uần uè.

Xét về mặt ngữ âm, tiếng Việt thuộc vào loại những ngôn ngữ phong phú về âm chính, trong đối phong phú về thanh điệu. Trong mỗi âm tiết tiếng Việt, trừ âm đầu ra. phần còn lại là cơ sở ngữ âm của vần, trong đó âm chính và thanh điệu lại là hạt nhân của vần. Vì vậy hệ thống vẫn của tiếng Việt rất phong phú. Có người nhận xét rằng chỉ kê những vần thuộc thanh ngang. thực tế được sử dụng trong tiếng Việt, đã lên tới con số 155 [1]. Hệ thống vẫn phong phú ấy đã cho phép nhân dân ta có thể gieo được nhiều vẫn và gieo vần ở nhiều vị trí khác nhau của câu nói, như những thí dụ trong tục ngữ mà chúng ta đã dẫn trên kia.

Tóm lại các yếu tố vần và nhịp điệu, với tư cách là những yếu tố trong cấu trúc hình thức của tục ngữ, vừa có tác dụng như là một chất keo gắn chặt các thành phần trong câu thành một khối vững chắc, tạo nên tính ổn định về hình thức phù hợp với tính ổn định về nội dung của tục ngữ, lại vừa kết tỉnh được một số đặc điểm tiêu biểu trong tiếng Việt, trong lối nói của nhân dân ta, dân tộc ta.

Lối nghĩ bằng tục ngữ

Khi nói về lối nghĩ bằng tục ngữ, chúng tôi đã có nhận xét rằng trong lối nghĩ ấy của nhân dân, có những biểu hiện độc đáo của quá trình nhận thức tử cái cụ thể chuyên thành cái trừu tượng và từ cái trừu tượng chuyển thành cái cụ thể. Lối nghĩ ấy cũng in dấu rõ rệt trong lối nói bằng tục ngữ.

Trong hình thức đơn giản nhất của nó, lối nói này thường được gọi là lối nói ví von, so sánh. Có thể tìm thấy hình thức ấy trong những câu tục ngữ mà các phán đoán thực hiện tư tưởng khẳng định về một đặc điểm nào đó của đối tượng bằng cách so sánh, liên hệ đối tượng ấy với đối tượng khác. Thí dụ: “Cơm với cá như mạ với con”, “Ăn cơm không rau như đau không thuốc”, “Xe không bánh như cánh không lông”, “Vợ chồng như đũa có đôi”, “Con có cha như nhà có nóc”, “Lòng người như bể khôn dò”… Rất nhiều câu trong đó hai vế là hai phán đoán gắn bó với nhau bằng mối quan hệ so sánh, chính là biến dạng của hình thức trên. Có thể diễn đạt mối quan hệ so sánh giữa hai phán đoán của những câu tục ngữ như vậy bằng liên từ “cũng như”. Thí dụ: “Người đẹp về lụa [cũng như] lúa tốt về phân”, “Canh suông khéo nấu thì ngon [cũng như] mẹ già khéo nói thì con đắt chồng”, “Miếng ngon nhớ lâu [cũng như] lời đau nhớ đời”, “Chim khôn chưa bắt đã bay [cũng như] người khôn chưa nói dang tay đỡ lời”, “Uốn cây từ thuở còn non [cũng như] dạy con từ thuở con còn ngây thơ”.

Lối nói ví von so sánh trên đây là lối nói ví von so sánh trực tiếp hay còn gọi là lối nói bằng tỉ dụ. Trong lối nói đó, đối tượng nhận thức có mặt bên cạnh đối tượng được dùng làm tỉ dụ. Nhưng trong tục ngữ, còn có lối nói ví von so sánh kín đáo, tức lối nói trong đó đối tượng nhận thức ẩn di, phải từ đối tượng được dùng làm tỉ dụ mà suy ra đối tượng nhận thức ấy. Chẳng hạn chúng ta có thể dùng câu “Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn ngây thơ” để nói lên một kinh nghiệm về giáo dục con cái, một nhận thức về quy luật hình thành tính cách con người. Ở đây, đối tượng nhận thức được nói rõ ra. Cũng để nói lên nhận thức ấy, chúng ta lại có thể dùng câu “Uốn cây từ thuở còn non”. Ở đây đối tượng nhận thức không được nói ra. Nhưng vì ta dùng câu này để nói lên một kinh nghiệm về giáo dục con cái, nên từ ý nghĩa của một kinh nghiệm cải tạo tự nhiên miêu tả trong câu tục ngữ đó, chúng ta có thể suy ra ý nghĩa của chính hiện tượng mà ta muốn nói tới. Lối nói như vậy gọi là lối nói ẩn dụ . Nêu ở lối nói tỉ dụ, phạm vi đối tượng nhận thức mà câu tục ngữ nói tới chỉ hạn chế ở chính đối tượng nhận thức mà nó đã nói rõ ra, thì ở lối nói ẩn dụ, phạm vi đối tượng nhận thức mà câu tục ngữ ám chỉ lại rất rộng, vì một lẽ rất đơn giản là bản thân câu tục ngữ đó khi chưa được áp dụng vào một trường hợp cụ thể nào của cuộc sống, thì không hề nói rõ ra đối tượng nhận thức đó cụ thể là đối tượng nhận thức nào. Chính lối nói này mới là lối nói in dấu đậm nét nhất lối nghĩ phản ánh quá trình nhận thức từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể. Lối nói này được dùng một cách phổ biến thông qua vô số những câu tục ngữ có nghĩa bóng. Xét ngôn ngữ một câu tục ngữ với tư cách là ký hiệu của một đơn vị thông báo, thì trong các câu tục ngữ có nghĩa bóng, cả “cái biểu hiện” [tức mặt chữ hoặc vỏ tiếng của từ] lẫn “cái được biểu hiện” [tức nội dung khái niệm của từ] lại tạo thành một “cái biểu hiện” mới, tức một hình thức biểu hiện mới, chứa đựng một “cái được biểu hiện” mới, tức một nội dung mới, một ý mới. Đó là hiện tượng tạo nghĩa của tục ngữ. Hiện tượng tạo nghĩa này diễn ra trong khi chúng ta áp dụng tục ngữ vào việc nhận thức các trường. hợp cụ thể khác nhau của cuộc sống, vì vậy các từ trong tục ngữ luôn luôn có khả năng triển khai nghĩa, gợi ra một ý trừu tượng và một hình tượng tương ứng với nghĩa vốn có của chúng. Khả năng ấy chính là khả năng tu từ và thẩm mỹ. Và lối nói bằng tục ngữ cũng thường được gọi là lối nói có hình ảnh, lối nói hàm súc, lối nói bằng một hình thái tu từ, lối nói bằng ngôn ngữ thẩm mỹ . Với lối nói ấu, tục ngữ có khả năng “nói một hay mười”, như người xưa đã từng nhận xét. Mặt khác, với lối nói ấy, vốn tục ngữ của một dân tộc lại có giá trị như một kho tàng các hình thức biểu hiện sinh động, giàu chất hiện thực, mà nhân dân lao động và cả các tầng lớp khác nữa [đặc biệt là tầng lớp trí thức dân tộc] đã dùng để diễn đạt những tư tưởng trừu tượng, những suy nghĩ thâm trầm về cuộc sống. Lối nói bằng tục ngữ ấy có thể được coi như là một thứ ngôn ngữ triết học độc đáo của nhân dân. Đặc điểm của thứ ngôn ngữ triết học độc đáo ấy là ở chỗ trong khi diễn đạt những tư tưởng trừu tượng nhất, nó vẫn không xa rời cái cụ thể, nên nó tránh được tính chất “khô khan, cứng nhắc, không thiết thực”. Hồ Chủ Tịch đã từng đánh giá cao thứ ngôn ngữ này. Người viết: “Tục ngữ có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn. Anh em ởi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực ”[1]. Tất nhiên lối nói bằng tục ngữ là một lối nói có nguồn gốc từ trong những điều kiện lịch sử xã hội mà tư duy của nhân dân chưa chiếm lĩnh được khoa học trừu tượng, khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa của nhân dân chưa phát triển đến mức độ có thể làm cơ sở cho sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ lý luận- khoa học. Song vì trong tục ngữ, đã có mầm mống của khoa học trừu tượng, đã có mầm mống của khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa, cho nên ngày đối với những người đã có khả năng ấu, ngay đối với nhân dân khi đã thực sự có khả năng ấy và do đó đã dùng quen các loại ngôn ngữ lý luận khoa học rồi, thì tục ngữ vẫn còn có sức sống, vẫn còn được dùng điểm xuyết “như những hạt cườm” [1] trong tư duy’ khoa học, tư duy lợ luận.

Lối nói bằng tục ngữ chủ yêu thuộc loại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Song trong lối nói ấy rõ ràng đã có những mầm mống của phong cách ngôn ngữ l luận- khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì vậy không những tục ngữ được dùng một cách phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân một dân tộc, mà còn được dùng cả trong ngôn ngữ bác học, nhất là trong ngôn ngữ nghệ thuật của dân tộc nữa.

Ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch trong các bài nói và bài viết rất đậm đà màu sắc dân tộc, một phần do Người đã “khéo dùng tục ngữ” [2]. Nhiều tư tưởng lớn của triết học Mác Lênin, của đường lối cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được Hồ Chủ Tịch dùng lối nói bằng tục ngữ để diễn đạt. Chẳng hạn để nói về vai trò quyết định của cơ sở kinh tế đối với kiến trúc thượng tầng của xã hội, Hồ Chủ Tịch đã dùng câu “Có thực mới vực được đạo ”[3]. Hay như khi nói về mối quan hệ giữa thế hệ già và thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, Hồ Chủ Tịch đã dùng các thành ngữ và tục ngữ: “Sống lâu lên lão làng”, “Măng mọc quá pheo”, “Măng mọc quá tre”, “Con hơn cha là nhà có phúc”… [1]. Trong cách nói của Hồ Chủ Tịch, như vậy, những vấn đề lớn của thời đại đã trở nên dễ hiểu, gần gũi, thiết thực, vì trong cách nói đó có in dấu cả lối nghĩ cả lối nói quen thuộc của nhân dân ta, của dân tộc ta từ bao đời nay.

Tục ngữ trong nghệ thuật

Trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật, tục ngữ vừa là một loại tài liệu ngôn ngữ quý báu, lại vừa là một thứ vốn sống gián tiếp. Nhà văn nắm vững kho tàng tục ngữ càng thêm giàu vốn sống cũng như càng nắm vững ngôn ngữ dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng vốn tục ngữ dân tộc và ngôn ngữ văn học không phải chỉ là một vấn đề hình thức, vấn đề rèn luyện cách viết, trau dồi câu văn, mà trước hết là một vấn đề nội dung. Ở đây đã bộc lộ rõ rệt sự khác nhau giữa chức năng của tục ngữ và chức năng của thành ngữ. Tuy tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị ngôn ngữ ở dạng làm sẵn và khi được vận dụng vào ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều thể hiện được những đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, nhưng thành ngữ được dùng để diễn đạt các khái niệm, còn tục ngữ thì lại được dùng để diễn đạt những tư tưởng kết tinh những kinh nghiệm sống và lối suy nghĩ dân tộc về các vấn đề của cuộc sống. Do đó, trong khi sử dụng tục ngữ một cách có sáng tạo, nhà văn không những chỉ tạo cho ngôn ngữ tác phẩm của mình một màu sắc dân tộc đậm đà, mà còn phản ánh được một cách sâu sắc đời sống và tâm hồn của nhân dân, của dân tộc.

Khi được vận dụng vào ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ viết, tục ngữ có thể vẫn giữ nguyên vẹn dạng đã có sẵn của nó trong chuỗi lời nói. Thí dụ:

Tục ngữ trong văn viết

“Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ…”

* “Sau hàng rào, bà trưởng Bạt, đứng lấp ló nhìn qua lớp lá râm bụt, can:

– Thôi mà, chị Pha, một câu nhịn là chín câu lành”

* “Thị liếc nhìn Trang qua vành nón, trong lòng con mắt xanh biếc loáng lên cái vẻ bỡn cợt:

– Giai khôn năm bảy vợ, gái ngoan chỉ có một chồng, anh có nhiều người đưa đón thì em càng hởi lòng hởi dạ chứ sao?”]

Sở đi tục ngữ có thể giữ nguyên vẹn dạng đã có sẵn của nó như vậy vì không những nó có cấu trúc hình thức tương đối ổn định, mà thường lại được dùng như một lời khuyên răn, hay như một phán đoán- luận cứ trong hình thức chứng minh của tư duy logic.

 Song nói đến tục ngữ là người ta thường nghĩ đến tính hàm súc của nó. Với tính chất ấy, tư tưởng của tục ngữ  dường như bị nén chặt trong một hình thức câu hết sức ngắn gọn. Khi được vận dụng vào trong chuỗi lời nói, tư tưởng của tục ngữ thường đòi hỏi được mở tung ra. Do đó có rất nhiều trường hợp, cấu trúc hình thức dưới dạng đã có sẵn của nó cũng thường bị phá vỡ. Khi nội dung tư tưởng của tục ngữ được mở tung ra, khi cấu trúc hình thức của nó bị phá vỡ, thì tục ngữ dễ hòa lẫn cả về tư tưởng cả về hình thức câu vào trong tư tưởng và hình thức câu của chuỗi lời nói. Cách vận dụng tục ngữ như vậy rất thường gặp thấy trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong ngôn ngữ văn học. Thí dụ:

Tục ngữ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày

– “Này chị Pha, tôi nói cho mà biết, có về bảo anh ấu

đổi tên thằng bé, không có chẳng ra gì với tôi đâu.

– Ù đấy, cứ đặt thế đấu, nghĩa là sinh sự thì sự sinh, Chứ bụt trên tòa gà nào dám mổ mắt”.

  •  Tham khao thêm các bài văn mẫu lớp 10

* Tiếng San nho nhỏ, buồn buồn. Mặt v tối sàm những lo âu. Y quả đã có vẻ chua chát ngẫm nghĩ nhiều về cái kiếp lỡ dở của y… Đến việc thi cử, bây giờ xét kỹ, y cũng hơi thấu chán. Đỗ đạt nào có dễ gì đâu! Mà mãi đến lúc y đỗ đạt, chưa chắc mảnh bằng có còn giá trị. Đến chợ hết quà là thường lắm!” v.v…

Tục ngữ trong thơi ca

Trong ngôn ngữ thơ ca, lại càng gặp thấy nhiều hơn nữa những trường hợp dạng có sẵn của tục ngữ không được giữ nguyên vẹn. Ở đây cấu trúc câu tục ngữ thường phải thay đổi đi ít nhiều cho phù hợp với cấu trúc câu của các thể loại thơ ca khác nhau. Chẳng hạn như những biến dạng của các câu tục ngữ: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần nhà giàu đau răng ăn cám, gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “Thác trong hơn sống đục”… trong hai bài thơ của Nguyễn Trãi và một trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du sau đây:

“Lồng lộng trời, tư chút đâu!

Nào ai chẳng đội ở trên đầu?

Trông của ngọc, vân yên cách;

Giãi lòng đơn, nhật nguyệt thâu,

Chim đến câu cao chim nghỉ đỗ,

Quạt hay thu lạnh quạt sơ thu.

Ngoài năm mươi tuổi ngoài chưng thế,

Ất đã tròn bằng dáng ở bầu.

         [Nguyễn Trãi- Trần tình, bài số IV]

“Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

Xấu tốt đều thì rắp khuôn. Ộ

Lân cận nhà giàu no bữa cám,

Bạn bè kẻ trộm phải no đòn.

Chơi cùng đứa dại nên bầy dại;

Kết mẫu người khôn học nết khôn.

Ở đấng thắp thì nên đẳng thắp.

Đen gần mực. đỏ gần son”.

[Nguyễn Trãi- Bảo kính cảnh giới, bài số XXT ]

Lặng nghe ngẫm nghĩ gót đầu,

Thưa rằng: “Ai có muốn đâu thế này,

Được như lời thế là may,

Hẳn rằng mai có như rày cho chăng!

Sợ khi ong bướm đãi đằng,

Đến điều sống đục sao bằng thác trong”

Mụ rằng: “Con hãy thong dong,

Phải điều lòng lại dối lòng mà chơi!

Mai sau Ở chẳng như lời,

Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi” .

Tục ngữ trong báo cáo chính trị

Đề làm rõ hơn hiện tượng tục ngữ đã được mở tung cả về nội dung và hình thức như thế nào trong chuỗi lời nói, chúng tôi xin dẫn một thí dụ tiêu biểu sau đây qua một đoạn trích trong Báo cáo chính trị do Hồ Chủ Tịch đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam [tháng 2-1951]:

“Lúc bắt đầu kháng chiến, quân đội ta là một quân đội thơ âu. Tình thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí,  thiếu kinh nghiệm, thiểu cán bộ, thiếu mọi mặt. Quân đội địch là một quân đội nổi tiếng trong thế giới. Chúng có hải quân, lục quân, không quân. Chúng lại có đề quốc Anh- Mỹ giúp, nhất là Mỹ.Lực lượng ta và địch so le nhiều như thế, cho nên lúc đó có người cho rằng: cuộc kháng chiến của ta là “châu chấu đá voi”.C hỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn ở hiện trạng, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì như thể thật. Vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải dùng gậy tầm vông. Nhưng Đảng ta theo chủ nghĩa Mác Lênin chúng ta không những nhìn vào hiện tại, mà lại nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tỉnh thần và lực lượng của quản chúng, của dân tộc. Cho nên chúng ta quả quyết trả lời những người lừng khừng và bi quan kia rằng:

Nay tuy châu chấu đá voi,

Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra.

“Sự thật đã chứng tỏ rằng “voi” thực dân đã bắt đầu lòi ruột, mà bộ đội ta đã trưởng thành như con hổ oai hùng ”

Tục ngữ mang lại sự sáng tạo

Tục ngữ không những chỉ được dùng như một loại tài liệu ngôn ngữ dưới dạng có sẵn [hoặc giữ nguyên vẹn hoặc “mở tung” ra] trong các loại phong cách ngôn ngữ khác nhau của dân tộc. Lối nói bằng tục ngữ lại còn thường được xem như một thứ kiểu mẫu mà người nói người viết dựa vào đó để sáng tạo trong khuôn khô phong cách ngôn ngữ riêng của mình. Trong bài thơ do kính cảnh giới [bài số 21] của Nguyễn Trãi đã dẫn ở trên, chúng ta có thể thấu một thí dụ tiêu biểu cho khuynh hướng phát triển lối nói bằng tục ngữ vào trong sự sáng tạo ngôn ngữ cá nhân như vậy. Giữa các câu tục ngữ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “Nguyễn Trãi đã lồng vào mấy câu thơ mô phỏng mấy câu tục ngữ trên cả về lối nghĩ lẫn lối nói như sau:

“Chơi cùng đứa dại nên bầy dại;

Kết máu người khôn, học nết khôn.

Ở đẳng thắp thì nên đẳng thắp”.

Cách lồng như vậy không những chỉ làm cho nội dung tư tưởng bài thơ có tính chất như là một sự phát triển nội dung tư tưởng của các câu tục ngữ đã có sẵn, mà còn làm cho ngôn ngữ nghệ thuật của bài thơ cũng có tính chất như là một sự phát triển lối nói của các câu tục ngữ âu nữa.

Tục ngữ thực đã có nhiều khả năng phát huy lối nói của nó. Và lối nói bằng tục ngữ thực đã xứng đáng tiêu biểu cho lối nói của dân tộc.

Go-rơ-ki đã từng nhiều lần khuyên các nhà văn “cần phải làm quen với tài liệu” tục ngữ của dân tộc mình. Bởi vì “nói chung, phương ngôn tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo. . toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động… Nó sẽ dạy anh ép chặt từng từ như xiết ngón tay thành quả đắm và khai triển những từ đã được người khác ép chặt lại, mở tung chúng ra, sao cho cái gì không có sinh khí, trái với nhiệm vụ của thời đại mà giàu mặt trong đó thì bị phơi trần ra” . Nói đến đặc điểm của lối nói dân tộc biểu hiện trong lối nói bằng tục ngữ, tóm lại chủ vếu là nói đến tích cực kỳ phong phú về nội dung được nén chặt lại trong một hình thức ngôn ngữ cực kỳ súc tích ấy.

Video liên quan

Chủ Đề