Tác giả của truyện harry potter là ai

Chắc hẳn ai cũng biết đến Harry Potter - một trong những bộ truyện phù thủy ăn khách nhất của mọi thời đại, nhưng ít ai biết rằng cuộc đời của chính tác giả, nữ văn sĩ người Anh J.K.Rowling, cũng xứng đáng được xem là một phép lạ nhiệm màu. Đằng sau thành công của nhà văn tỷ phú là cả mồ hôi và những giọt nước mắt trong những tháng ngày cơ cực cùng nhiều lần thất bại.

J.K.Rowling, tên thật là Joanne Rowling, sinh năm 1965 tại quận Yates, thành phố Glouceshire, Scottland. Ngay từ khi còn là một cô bé, Rowling đã bộc lộ rõ nét tài năng và niềm đam mê viết lách với nhiều sáng tác truyện cổ tích về các nhân vật như yêu tinh, chú lùn, nàng tiên… Năm 6 tuổi, tác phẩm đầu tiên của Rowling ra đời, đó là câu chuyện về hành trình của một con ong khổng lồ đến thăm bạn thỏ bị bệnh.

Chân dung nữ nhà văn nổi tiếng J.K.Rowling

Suốt những năm tháng tuổi trẻ, Rowling phải trải qua nhiều thiệt thòi khi mẹ thì mắc bệnh nặng, 2 cha con bà thì luôn cãi vã. Năm 1982, bà tốt nghiệp trung học và mạnh dạn nộp đơn và Đại học Oxford với hi vọng sẽ được thỏa sức theo đuổi đam mê sáng tác văn học nhưng rất tiếc lại bị từ chối. Chán nản, bà khép lại sách bút và đặt niềm yêu thích viết lách sang một bên.

Chẳng những vô danh trong sự nghiệp, bà còn thất bại với một cuộc hôn nhân ngắn ngủi. Năm 1992, J.K.Rowling lấy chồng rồi sinh con gái, 2 năm sau, bà ly dị, lâm vào cảnh nghèo túng đến mức phải nhận trợ cấp xã hội để nuôi con.

Từng bị 12 nhà xuất bản từ chối vì “hư cấu và không mang lại giá trị kinh tế”

Ý tưởng về bộ truyện nổi tiếng Harry Potter đến với Rowling khá bất ngờ khi bà đang ngồi chờ tàu để đi từ Manchester đến London vào năm 1990. Bà kể về cảm hứng với Harry Potter: “Tôi đã viết văn liên tục từ lúc 6 tuổi mà chưa bao giờ thực sự cảm thấy hào hứng về một ý tưởng nào trước đây. Nhưng trong suốt 4 giờ tàu bị hoãn, mọi chi tiết bừng lên trong trí tôi với hình ảnh một cậu bé gầy, tóc đen, đeo kính cận và không biết mình là một phù thủy…”. Những ngày sau, để tiết kiệm tiền lò sưởi ở nhà, bà lặng lẽ đến một quán cà phê ngồi viết tiếp những câu chuyện phép thuật.

Ngày ấy, văn chương đối với J.K.Rowling không phải là dạo chơi, mà là cuộc mưu sinh. Cuối cùng, năm 1995, tập đầu tiên của bộ truyện Harry Potter hoàn thành. Sau khi nhận được phản hồi rất tích cực từ một người đọc thử ba chương đầu tiên là Bryony Evens, hãng Christopher Little quyết định trở thành đại diện của Rowling. Họ đem bản thảo của bà nộp cho 12 nhà xuất bản khác nhau nhưng không nơi nào chấp nhận. Họ nói với bà rằng cuốn tiểu thuyết hư cấu dành cho thiếu nhi ấy không hấp dẫn độc giả và không mang lại giá trị kinh tế.

Ý tưởng về bộ truyện nổi tiếng Harry Potter đến với Rowling khá bất ngờ khi bà đang ngồi chờ tàu để đi từ Manchester đến London vào năm 1990.

May mắn đến khi ông chủ Nhà xuất bản Bloomsbury, một nhà xuất bản nhỏ ở Anh, miễn cưỡng nhận lời in truyện cho bà, chỉ vì bản thảo được cô con gái 8 tuổi của ông rất thích. Nhưng, ông cho biết chỉ in 1.000 cuốn và thẳng thắn khuyên người phụ nữ tội nghiệp tìm một việc làm thực tế hơn vì khó mà trông vào việc viết truyện để kiếm tiền nuôi con khi là một tác giả vô danh.

Hiện tượng toàn cầu trị giá 15 tỷ USD

Tháng 6/1997, nhà xuất bản in 1.000 cuốn Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Ngay lập tức, cuốn sách trở thành hiện tượng văn học mới thu hút không chỉ thiếu nhi mà cả người lớn cũng tìm đọc. 5 tháng sau, quyển sách được trao giải thưởng đầu tiên “The Nestle Smartie Book Prize”. Tháng 2/1998, sách nhận thêm giải “The Book of the year”. Buổi đấu giá quyền xuất bản Harry Potter sau đó diễn ra và thu được kết quả bất ngờ. Công ty Scholastic trả 105.000 USD cho bản quyền cuốn sách này.

Tháng 7/1998, cuốn thứ hai trong bộ truyện là Harry Potter và Căn phòng bí mật được xuất bản, đem về cho Rowling giải Smartie Prize lần 2. Tháng 12/1999, cuốn tiếp theo là Harry Potter và Tên tử tù Azkaban ra mắt, giúp Rowling trở thành nhà văn đầu tiên nhận giải Smartie Prize 3 lần liên tiếp.

Những tập tiếp theo của bộ truyện Harry Potter: Harry Potter và Chiếc cốc lửa, Harry Potter và Hội Phượng hoàng, Harry Potter và Hoàng tử Lai cũng không hề có dấu hiệu giảm nhiệt, liên tiếp lập kỷ lục và trở thành những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Đỉnh điểm là tập cuối của bộ truyện là Harry Potter và Bảo bối Tử thần ra mắt tháng 2/2007 đã bán được 11 triệu bản ngay ngày đầu tiên.

J.K.Rowling chụp cùng các diễn viên nhí trong loạt phim Harry Potter được chuyển thể từ bộ truyện ăn khách nhất của bà.

Bộ sách đã được dịch ra 60 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Hãng Warner Brother đã mua bản quyền bộ truyện và dựng thành 8 tập phim vô cùng ăn khách. Series phim Harry Potter đem lại lợi nhuận hàng tỷ USD và Rowling cũng bỏ túi vài trăm triệu USD cùng lợi nhuận từ cả trăm sản phẩm ăn theo.

Đến nay, trải qua hơn 20 năm, Harry Potter vẫn nằm trong danh mục những cuốn sách thiếu nhi được yêu thích nhất.

Việc Tốt Nhất sưu tầm

Mẹ đẻ của tiểu thuyết Harry Potter nổi tiếng, nhà văn J.K. Rowling gần đây đã có phát ngôn kém tinh tế bị cho là kỳ thị người chuyển giới. Lần vạ miệng này của nữ nhà văn đã tạo nên cơn sốt phản đối mạnh mẽ không chỉ từ người hâm mộ mà còn ở cả những diễn viên thành danh qua phim Harry Potter.

Tuy nhiên, nếu lật lại những sự kiện trước đây về J.K. Rowling, chúng ta dễ dàng nhận thấy đây không phải là lần đầu tiên bà dính vào tai tiếng.

1. Tung tin đồn Dumbledore là gay để tăng doanh thu cho Fantastic Beasts

Trong 7 cuốn sách Harry Potter ban đầu của J.K. Rowling, không có nhân vật nào được xác định là đồng tính nam, song tính, chuyển giới hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác thuộc LGBTQ+. Nhưng vào năm 2007, vài tháng sau khi cuốn sách cuối cùng Harry Potter and the Deathly Hallows [Harry Potter và Bảo Bối Tử Thần] được xuất bản, Rowling đã tiết lộ rằng Dumbledore là người đồng tính. “Câu trả lời chân thành nhất của tôi là … tôi luôn nghĩ rằng Dumbledore là người đồng tính. Dumbledore phải lòng Grindelwald, điều này càng làm ông thêm kinh hoàng khi Grindelwald thể hiện bản chất của mình.”

Nhân vật Grindelwald như trong cuốn sách cuối cùng được tiết lộ là một phù thủy bóng tối sống cạnh nhà Dumbledore khi cả hai người đều là thanh thiếu niên. Cả hai ban đầu có mối quan hệ thân thiết và chung đam mê về thế giới pháp thuật nhưng sau đó đã quay sang đối đầu với nhau.

Grindelwald [Johnny Depp] và Dumbledore [Richard Harris]

Tiết lộ này của nữ nhà văn J.K. Rowling nhằm để mở đường cho thương hiệu mới Fantastic Beasts, bắt đầu bằng bộ phim đầu tiên Fantastic Beasts and Where to Find Them [Sinh Vật Huyền Bí Và Nơi Tìm Ra Chúng]. Bộ phim tập trung vào phù thủy Newt Scamander [Eddie Redmayne], người sau này dính vào âm mưu của Grindelwald [Johnny Depp]. Khi được hỏi về vai trò của Dumbledore trong bộ phim này, J.K. Rowling chia sẻ: “Tôi không thể kể hết mọi điều tôi muốn nói bởi vì đây rõ ràng là một câu chuyện gồm năm phần nên có rất nhiều điều cần giải quyết trong mối quan hệ đó. Chúng ta sẽ thấy ông đang ở giai đoạn bắt đầu trưởng thành và giới tính của ông có liên quan đến chuyện này.”

Jude Law trong vai Dumbledore và Johnny Depp trong vai Grindelwald hồi trẻ.

Bên cạnh những người tỏ ra ủng hộ chia sẻ này của J.K. Rowling thì cũng có không ít người hâm mộ cho rằng bà đang muốn thu hút sự chú ý cho cuốn sách mới. Elisabeth Joffe, một fan hâm mộ Harry Potter lâu năm và tự nhận là một người đồng tính đã chia sẻ, “Tôi không mong đợi một bộ phim đồng tính nam trong loạt phim Fantastic Beasts. Ý tưởng cho Dumbledore phải lòng Grindelwald là không cần thiết cho cốt truyện khiến tôi rất ngạc nhiên”.

Đa số người hâm mộ khác lại cho rằng chi tiết xu hướng tính dục của Dumbledore không phải là một chi tiết ẩn hay ho cho người hâm mộ cuốn sách. Đây là một phần không thể thiếu của nhân vật khiến câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa hơn thì đáng lẽ chi tiết này nên được nói đến từ đầu. Việc xu hướng tính dục của cụ Dumbledore chỉ được xác nhận qua vài dòng tweet công khai của J.K. Rowling thay vì trên màn ảnh rộng hay trên những cuốn sách trước đây bị cho là minh chứng cho việc nữ nhà văn chỉ đang muốn tăng doanh thu bán sách mới.

2. Hạ thấp nữ giới Châu Á qua nhân vật Cho Chang?

Nhân vật Cho Chang được giới thiệu qua cuốn sách Prisoner of Azkaban [Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban], là cô gái duy nhất trong đội Quidditch của Ravenclaw và ngay lập tức gây thu hút với Harry. Nhân vật nữ giới người Châu Á này ban đầu khiến người hâm mộ rất hào hứng nhưng đến khi đọc cuốn sách và xem phim thì nhiều người tỏ ra khá bực tức trước cách đối xử của nhà văn với nữ giới nói chung và cụ thể là người Châu Á.

Katie Leung trong vai Cho Chang.

Đầu tiên là cái tên Cho Chang, nhiều khán giả phát hiện ra rằng “Cho” và “Chang” đều là họ của người Triều Tiên trong khi đáng lẽ ra nhân vật này phải là người Trung Quốc. Ngược lại, nếu như nhân vật này đúng là người Trung Quốc thì tên của cô là tiếng quan thoại [tiếng phổ thông] còn tên gần nhất trong tiếng Quảng Đông là Cheung Chau. Tuy nhiên hẳn là cái tên Cheung Chau chẳng liên quan gì đến Cho Chang trong khi Katie Leung được cho là người Quảng Đông. Qua màn đặt tên có một không hai này, J.K. Rowling bị cho là chưa tìm hiểu kỹ về văn hóa phương Đông.

Cho Chang thuộc nhà Ravenclaw.

Tiếp theo, Cho Chang được cho là đã bị J.K. Rowling dập mác định kiến về nữ giới Châu Á khi nhân vật này bị xếp vào nhà Ravenclaw, đây là nhà tập trung những người mọt sách nhất. Ngoài Cho Chang thì Ravenclaw tập hợp cặp sinh đôi người Ấn Độ và 5 người da màu của Hogwarts, chi tiết này nhằm việc thể hiện ra nữ tác giả không phải là người phân biệt chủng tộc nhưng việc xếp chung những người không mang màu da trắng của trường vào chung một nhóm hình như có điều gì không ổn?

Cho Chang còn bị xây dựng hình ảnh là một cô gái da vàng khóc lóc đau khổ vì tình và chạy theo chàng trai da trắng. Đây là mô-típ khá quen thuộc trong các tác phẩm khác như Miss Saigon kể về một người con gái Việt Nam yêu chàng lính da trắng sau đó bị chia tay và tự vẫn. Cho Chang được xây dựng là một nhân vật xinh đẹp, tốt bụng và giỏi giang nhưng lại số lần khóc lóc của cô vì Harry Potter còn nhiều hơn số câu thoại. Trong khi đó Harry lại khiến bản thân hứng thú với Ginny vì cô không khóc khi tức giận và Ron thì không ngừng nói rằng cảm xúc của Cho là một gánh nặng. Điều này nói lên rằng Harry chạy trốn khỏi Cho khi cô tỏ ra cần nhiều sự quan tâm hơn và sà vào vòng tay của một người không mong đợi gì nhiều ở anh.

3. Chọn nữ diễn viên đóng Hermione là người da màu để thể hiện mình không kỳ thị người da màu?

Khi nữ diễn viên người da màu Noma Dumezweni được chọn đóng vai Hermione trong vở kịch sân khấu Harry Potter and the Cursed Child vào năm 2016, đã có rất nhiều những lời giễu cợt phân biệt chủng tộc xuất hiện trên mạng nhắm vào Rowling. Nữ nhà văn lập tức đáp trả, “Những chuẩn mực mắt nâu, tóc rối và rất thông minh đâu có chỉ định chỉ dành cho da trắng. Rowling yêu cô gái da màu Hermione.”

Nhìn chung người hâm mộ đồng tình với việc ủng hộ người da màu tuy nhiên cách giải thích của J.K. Rowling là không thỏa đáng. Một đoạn trích trong cuốn sách Prisoner of Azkaban [Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban] đã có câu: “Gương mặt trắng của Hermione được gợi ra từ phía sau một cái cây”. Vậy đây chẳng phải là lời khẳng định nữ chính trong loạt truyện Harry Potter là người da trắng sao?

Một nữ diễn viên da màu Noma Dumezweni được tuyển chọn bởi chính tác giả J.K. Rowling nên hẳn là bà đã phải bẻ cong chuẩn mực mà mình đã từng viết trong sách để bảo vệ Dumezweni. Tuy nhiên nhiều người hâm mộ đã cảm thấy bị xúc phạm khi thần tượng hồi nhỏ của mình bị thay đổi chứ không phải là vấn đề phân biệt màu da. Khán giả đặt ra câu hỏi liệu sẽ thấy những phiên bản khác của Hermione như là người Hồi Giáo rồi lại người da trắng hay da vàng gì đó chăng? Vậy cuối cùng hình mẫu Hermione nhất quán sẽ là người như nào?

Video liên quan

Chủ Đề