Mức quy định xăng xe mới nhất là bao nhiêu năm 2024

Theo bà Nguyễn Bích Lan tham khảo Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị: "Đối với cán bộ, công chức, viên chức… và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị".

Bà Lan hỏi, khoảng cách từ A đến B là 30 km, vậy, tiền tự túc phương tiện được tính bằng: 0,2 x giá xăng tại thời điểm đi công tác x 30 km hay 0,2 x giá xăng tại thời điểm đi công tác x 30 km x 2 (lượt đi, lượt về)?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Điểm b Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác như sau:

"b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn KTXH khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị".

Như vậy, căn cứ quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính nêu trên; căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan (1 lượt) từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn KTXH khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Với đối tượng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với công đoạn đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại như sau:

Hình thức khoán theo km thực tế

Mức khoán (đồng/tháng)

\=

Số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (km)

x

Số ngày làm việc thực tế trong tháng (ngày)

x

Đơn giá khoán (đồng/km)

Trong đó:

Số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại là khoảng cách thực tế của lộ trình di chuyển ngắn nhất (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của chức danh nhận khoán;

Số ngày làm việc thực tế trong tháng là số ngày chức danh nhận khoán thực tế làm việc tại cơ quan (bao gồm cả ngày làm thêm vào các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ, nếu phát sinh).

Hình thức khoán gọn

Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi xin ý kiến của các cơ quan liên quan theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Thảnh ủy), Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định áp dụng mức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của các chức danh nhận khoán. Mức khoán được xác định như sau:

Mức khoán (đồng/tháng)

\=

Số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (km)

x

Số ngày đưa đón bình quân hàng tháng (ngày)

x

Đơn giá khoán (đồng/km)

Trong đó:

Số km bình quân từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại được tính theo tổng số km thực tế ngắn nhất từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) của tất cả các chức danh nhận khoán chia (:) tổng số chức danh thuộc đối tượng khoán (trường hợp áp dụng đối với tất cả các chức danh); được tính theo số km thực tế ngắn nhất từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông) của từng chức danh nhận khoán (trường hợp áp dụng đối với từng chức danh).

Số ngày đưa đón bình quân hàng tháng (ngày/tháng): 22 ngày.

Xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với công đoạn đi công tác:

Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định khoán kinh phí sử dụng xe ô tô quy định áp dụng khoán cho toàn bộ công đoạn đi công tác hoặc từng công đoạn (ví dụ: khoán khi đi công tác trong nội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; khoán đi công tác trên địa bàn của huyện,...); mức khoán kinh phí đối với công đoạn đi công tác được xác định như sau:

Hình thức khoán theo km thực tế

Mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công đoạn đi công tác trong trường hợp áp dụng hình thức khoán theo km thực tế được xác định như sau:

Mức khoán

(đồng/tháng)

\=

Tổng số km thực tế của từng lần đi công tác

(km)

x

Đơn giá khoán

(đồng/km)

Trong đó: Tổng số km thực tế của từng lần đi công tác được xác định trên cơ sở khoảng cách thực tế của lộ trình di chuyển ngắn nhất từ cơ quan đến các địa điểm công tác (mà xe ô tô kinh doanh vận tải được phép lưu thông) các đợt công tác của từng chức danh nhận khoán.

Hình thức khoán gọn

Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi xin ý kiến của các cơ quan liên quan theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Thành ủy), Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, áp dụng trong trường hợp đi công tác thường xuyên trong tháng (tổng số ngày đi công tác chiếm trên 50% tổng số ngày làm việc trong tháng theo quy định của Bộ luật Lao động) của các chức danh áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô.

Mức khoán được xác định như sau:

Mức khoán

(đồng/tháng)

\=

Số km đi công tác bình quân hàng tháng

(km)

x

Đơn giá khoán

(đồng/km)

Trong đó: Số km đi công tác bình quân hàng tháng được xác định trên cơ sở tổng số km đi công tác thực tế của 12 tháng trong năm trước khi áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của tất cả các chức danh áp dụng khoán chia (:) Tổng số chức danh áp dụng khoán chia (:) 12 tháng (trường hợp áp dụng đối với tất cả các chức danh); được xác định trên cơ sở tổng số km đi công tác thực tế của 12 tháng trong năm trước khi áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô của từng chức danh chia (:) 12 tháng (trường hợp áp dụng đối với từng chức danh).

Hỗ trợ xăng xe là gì?

“Phụ cấp xăng xe là khoản hỗ trợ tiền xăng và đi lại mà công ty dành cho nhân viên nhằm chia sẻ một phần chi phí mà họ đã bỏ ra để phục vụ công việc.” Phụ cấp xăng xe cũng tương tự như các phúc lợi khác như điện thoại, chuyên cần, nhà ở, cơm trưa…

Phụ cấp tiền điện thoại tối đa là bao nhiêu?

Mức phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu? Hiện tại, không có quy định tối đa và tối thiểu cho mức phụ cấp điện thoại của người lao động. Các doanh nghiệp sẽ tự căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng khung tài chính, quy chế lương thưởng cho phù hợp.

Mức phụ cấp xăng xe điện thoại tối đa là bao nhiêu?

Phụ cấp xăng xe, điện thoại là khoản không bắt buộc, nên không có một quy định nào để mức trả phụ cấp xăng xe, điện thoại tối đa.

50 nghìn tiền xăng đi được bao nhiêu km?

Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe là 1,69 lít xăng/100km, nên với 50.000 đồng tiền xăng Grande Hybrid sẽ đi được quãng đường khoảng 90km.