Nấm mèo ngâm để được bao lâu

Nấm mèo hay còn gọi là mộc nhĩ, là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và cũng là loại nấm được dùng phổ biến nhất trong các bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, ngâm nấm, làm sạch nấm như thế nào là chuẩn chỉnh nhất thì chưa chắc bà nội trợ nào cũng biết. Vì vậy hãy bỏ túi ngay bí quyết sơ chế nấm mèo nhanh nở, hết tạp chất, giòn sần sật dưới đây nhé.

Không ngâm nấm mèo bằng nước nóng

Đây là nguyên tắc đầu tiên bạn cần phải nhớ khi sơ chế nấm mèo. Thông thường để nấm nhanh nở, hầu hết các bà nội trợ thường đổ nước nóng trực tiếp vào tai nấm và ngâm. Với cách này chỉ khoảng 20 phút là nấm đã nở, rút ngắn rất nhiều thời gian chờ đợi.

Tuy nhiên, bạn không biết rằng nấm cũng giống như nhiều loại rau khác, rất dễ bị mất chất dinh dưỡng khi gặp nhiệt độ cao. Hơn nữa, nấm nở quá nhanh khiến chất  morpholine, một chất độc có nhiều trong nấm không có đủ thời gian hòa tan vào trong nước, khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy kiên nhẫn ngâm nấm mèo với nước lạnh hoặc nước ấm bạn nhé.

Thời gian ngâm bao lâu để nấm đủ độ giòn?

Khi ngâm nấm với nước lạnh bạn sẽ cần thời gian tương đối lâu, khoảng 2-3 tiếng để nấm nở hoàn toàn. Lúc này khi nấu lên nấm mới đạt độ giòn và ngon nhất. Không ít bà nội trợ do thiếu kiên nhẫn, nên thấy nấm chỉ mới nở ra tương đối, sờ thấy khá mềm là đã đem đi chế biến. Tuy nhiên, việc nấm chưa nở hết, tai nấm chưa đạt độ dày lý tưởng đã đem đi nấu sẽ làm mất hẳn đi độ giòn thơm ngon của nấm.

Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bạn nên ngâm nấm càng lâu càng tốt. Khi ngâm quá lâu, nấm lại sản sinh ra nhiều chất độc hại, không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi ngâm nấm mèo, bạn không nên ngâm quá 4 tiếng, và tuyệt đối không ngâm qua đêm.

Làm sao để nấm mèo nhanh nở và sạch tạp chất hơn?

Đôi khi bạn khá lo ngại trong nấm mèo có chứa nhiều tạp chất không có lợi cho sức khỏe. Vậy thì hãy làm theo cách dưới đây, bạn sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn trong nấm, thậm chí còn đẩy nhanh quá trình nở của nấm nữa. Bạn có thể thực hiện một bằng ba cách sau đây:

Cách 1: Ngâm với bột mì, đường, giấm trắng

Trước hết bạn chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 1 thìa bột mì, 1 thìa đường, 1 thìa giấm trắng. Cho tất cả nguyên liệu này vào tô lớn hòa với nước lạnh hoặc nước ấm. Khuấy đều lên và cho nấm mèo vào ngâm như bình thường. Lúc này, bột mì sẽ phát huy công dụng hút tạp chất, giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn, còn đường sẽ đẩy nhanh quá trình hút nước của nấm. 

Đậy nắp lại và ngâm nấm trong khoảng 1-2 tiếng cho nấm nở hoàn toàn. Lúc này bạn lấy ra, rửa sạch lại là có thể đem đi chế biến. 

Cách 2: Ngâm với nước ấm và baking soda

Thay vì sử dụng bột mì, bạn có thể sử dụng một loại bột khác là baking soda với kết quả được đánh giá còn tốt hơn. Bởi vì baking soda có khả năng hút tạp chết hết sức hiệu quả.

Với cách này, bạn chỉ cần cho 1 thìa baking soda vào tô nước ấm, khuấy đều để hòa tan vào nhau. Sau đó cho nấm mèo vào ngâm. Baking soda sẽ loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt nấm mèo. Ngoài tác dụng làm sạch, sự kết hợp của bộ đôi nước ấm và baking soda cũng giúp nấm nhanh nở hơn, làm làm giảm thời gian ngâm đáng kể.

Cách 3: Dùng nước ấm và muối

Ngoài hai cách trên, còn một cách sơ chế nấm mèo khác cũng đơn giản và hiệu quả không kém, đó là dùng muối. Trước hết, bạn cho 1 thìa muối vào tô nước ấm, khuấy tan. Sau đó, cho nấm mèo vào ngâm. Muối sẽ giúp diệt sạch vi khuẩn có trong nấm, vì vậy sau quá trình ngâm bạn có thể yên tâm chế biến món ăn cho cả gia đình.

Lời kết

Trên đây là bí quyết sơ chế nấm mèo nhanh nở, sạch tạp chất và giòn sần sật. Đừng quên áp dụng những mẹo kể trên để những món ăn với nấm mèo thêm hoàn hảo các mẹ nhé.

Ngộ độc khi ăn nấm mèo ngâm quá lâu, 3 người vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch

[ VOH ] - Mộc nhĩ ngâm quá lâu có thể tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, sinh ra độc tố, khi ăn vào cơ thể có thể gây ra những tổn thương về gan và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tháng 7 vừa qua, tại tỉnh Chiết Giang, Trung quốc, đã xảy ra trường hợp một gia đình 3 người đã phải nhập viện khẩn cấp do bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải mộc nhĩ [nấm mèo] ngâm qua 2 ngày đêm.

Trong số 3 người nhập viện, một người đã qua cơn nguy kịch, 2 người còn lại tình trạng ngộ độc khá nghiêm trọng với những biểu hiện da chuyển vàng, chức năng gan suy yếu nghiêm trọng và nhiều cơ quan khác cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. 

Theo kết quả kiểm tra của các bác sĩ tại bệnh viện tỉnh Chiết Giang, các bệnh nhân trên đã bị nhiễm vi khuẩn Pseudomonas từ mộc nhĩ. Dù đã được tiến hành lọc máu nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn rất nguy kịch và cơ hội sống sót là rất mong manh.

1. Ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày tại sao nguy hiểm?

Trong thông tin chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Thị Chính, Nguyên giảng viên bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN [theo trang emdep.vn], mộc nhĩ là loại nấm không độc, ăn được và có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu mộc nhĩ ngâm nước quá lâu sẽ bị biến chất, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.

Mộc nhĩ ngâm qua đêm có thể sản sinh ra vi khuẩn nguy hiểm [Nguồn: Internet]

Loại vi khuẩn trong mộc nhĩ có thể có thể sản sinh ra một chất độc cực mạnh có tên là BKA không dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, chính vì thế dù thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn cũng sẽ không thể tiêu diệt được hết độc tố này.

Chất độc này khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Nếu người bệnh ngộ độc nhẹ còn có thể cứu chữa nhưng nếu độc tố quá mạnh, đã xâm nhập vào nhiều cơ quan thì khả năng cứu sống là rất thấp. Loại độc tố này có tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

2. Ăn mộc nhĩ thế nào để bảo vệ sức khỏe?

Mộc nhĩ là loại thực phẩm phổ biến và cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Chính, để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi. Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.

Khi mộc nhĩ được phơi khô, chất cảm quang ánh sáng sẽ mất đi, độc tính không còn nên ăn sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, khi nấu mộc nhĩ nên nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi vừa nấu chín tới.

Phần lớn các loại mộc nhĩ khi đến tay người tiêu dùng đều đã được phơi khô, cần phải ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu.

Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Tuy nhiên, với mộc nhĩ khi ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn, dẫn đến nguy cơ ngộ độc.

Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất cao. Khi bị ngộ độc mức độ nhẹ, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể phải nhập viện cấp cứu.

Do đó, để an toàn cho sức khỏe các bác sĩ khuyên mọi người chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15 - 20 phút. Sau đó rửa sạch, cắt bỏ phần chân trước khi chế biến.

Video liên quan

Chủ Đề