Ngân hàng An Bình có lừa đảo không

Quảng Nam: Nhân viên ABBank lừa đảo hơn 20 tỷ đồng bị lãnh án 9 năm tù

Tấn Thành- Chí Đại

15:16 09/11/2021

Ngày 9/11, TAND tỉnh Quảng Nam, đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Thanh Quang [30 tuổi], trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Phạm Thanh Quang chuyên viên làm việc tại Ngân hàng An Bình Chi nhánh Quảng Nam [gọi tắt là ABBANK], được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định và hoàn tất hồ sơ vay của khách hàng, thực hiện các thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Bị cáo Phạm Thanh Quang tại TAND tỉnh Quảng Nam.

Trong quá trình làm việc tại Ngân hàng ABBANK, Quang trực tiếp làm thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng nên được nhiều người tin tưởng. Quang nhiều lần vay mượn tiền của khách hàng và có trả tiền gốc, tiền lãi 6% đến 9% hàng tháng đúng hẹn.

Đến tháng 9/2018, do số tiền nợ và tiền lãi ngày càng tăng dẫn đến Quang mất khả năng chi trả. Để có tiền trả nợ và tiêu xài, Phạm Thanh Quang lợi dụng sự tin tưởng của nhiều khách hàng đã nói dối rằng mình đang cần tiền để làm thủ tục đáo hạn ngân hàng cho khách hàng, các hồ sơ này sắp được ngân hàng giải ngân nên cần vay lãi suất cao trong thời gian ngắn và sẽ trả đúng hẹn. Thực chất Quang không dùng tiền vay để làm thủ tục đáo hạn cho khách hàng mà sử dụng để tiêu xài cá nhân và thanh toán một phần các khoản nợ trước đây của Quang để các khách hàng tin tưởng, tiếp tục cho Quang vay tiền.

Ngày 27/9/2018, Phạm Thanh Quang nói đối với chị L.T.T.D. [39 tuổi], trú TP Tam Kỳ, là Quang đang cần vay 1 tỷ đồng để làm thủ tục đáo hạn cho khách hàng, Quang hẹn đến ngày 7/10/2018 sẽ trả lại cả tiền gốc lẫn lãi. Tin tưởng Quang, chị D. đã đồng ý cho Quang vay số tiền trên.

Tuy nhiên đến thời hạn trả nợ Quang nói dối với chị D. là do các hồ sơ của khách hàng đang chờ Ngân hàng giải ngân và xin kéo lùi thời gian trả nợ. Cuối năm 2018, Quang tiếp tục lấy lý do cần tiền làm thủ tục đáo hạn cho khách hàng và vay thêm chị D. số tiền 500 triệu đồng. Đến thời hạn trả nợ, chị D. nhiều lần liên lạc đòi nợ thì Quang trả cho chị D. được 150 triệu đồng, số tiền 1,350 tỷ đồng Quang chiếm đoạt để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Với thủ đoạn tương tự, anh N.N.Kh. [42 tuổi], trú TP Tam Kỳ, quen biết với Quang thông qua giao dịch tại ngân hàng, nhiều lần Quang vay mượn tiền của anh Kh. và trả đúng hẹn nên được anh Kh. tin tưởng. Ngày 9/10/2018, Quang tiếp tục vay của anh Kh. số tiền 2,5 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, Quang trả cho anh Kh. 700 triệu đồng, còn nợ 1,8 tỷ đồng Quang lấy lý do đang làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng cho nhiều khách hàng nhưng chưa được ngân hàng giải ngân.

Do không có tiền trả nợ nên, Quang đã cắt liên lạc với anh K. Cũng trong thời gian đó, Quang vay của chị B.T.T. [48 tuổi], trú huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, số tiền 1,5 tỷ đồng, Quang nói dùng để đáo hạn ngân hàng và hẹn đến ngày 6/12/2018 sẽ trả lại tiền gốc và lãi. Vì không có tiền nên Quang đã không trả số tiền vay 1,5 tỷ đồng cho chị T.

Đến cuối tháng 12/2018, do không còn khả năng vay mượn, trả nợ nên Quang đã tự ý nghỉ việc tại Ngân hàng ABBANK, bỏ đi khỏi địa phương. Đến khi Cơ quan điều tra tiếp nhận đơn tố giác của nhiều bị hại, triệu tập thì Quang đến Cơ quan điều tra làm việc và khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Quá trình điều tra xác định, trong khoảng thời gian từ ngày 27/9/2018 đến ngày 14/12/2018, Phạm Thanh Quang đã có hành vi gian dối vay mượn tiền của 15 người, sau đó chiếm đoạt của họ tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng.

Sau khi xem xét hành vi của bị cáo Quang, HĐXX TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên bị cáo Phạm Thanh Quang 9 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chủ đề: Quảng Nam lừa đảo lãnh án 9 năm tù hơn 20 tỷ đồng

Theo sự yêu cầu và chỉ dẫn của nhân viên ngân hàng, ông Trần Gia Chính [SN 1964, ngụ quận 12, TP.HCM] đã gấp rút đóng số tiền 120 triệu đồng vào quỹ của Ngân hàng TMCP An Bình [ABBank].

Việc đóng tiền này nhằm mục đích khắc phục nợ xấu, đồng thời dừng quá trình bán đấu giá ngôi nhà do ông Chính bảo lãnh thế chấp vay nợ. Tuy nhiên, chỉ 5 hôm sau ngày thu tiền, An Bình Bank vẫn tiến hành quá trình bán đấu giá tài sản, đẩy ông Chính vào nguy cơ mất trắng nhà cửa.

Quá bức xúc trước việc làm của ABBank, sáng 23/5, ông Chính tìm tới báo CL&XH để gửi đơn cầu cứu và xin được giúp đỡ. Trong cuộc trao đổi, ông Chính luôn nhấn mạnh những từ ngữ như lừa đảo, dối trá: “ABBank làm ăn như vậy là không thể chấp nhận được. Chính họ nhắn tin, gọi điện hối thúc tôi đóng tiền để khắc phục, hoãn thi hành án, vậy mà nhận tiền xong lại quay ra bán đấu giá tài sản tôi thế chấp. Đó là lừa đảo, là vi phạm pháp luật trắng trợn”, ông Chính bức xúc.

Theo lời kể của ông Chính và những chứng từ, hóa đơn do ông Chính cung cấp, nội dung vụ việc được bắt đầu từ thời điểm năm 2007, khi ông Chính cùng vợ ký hợp đồng bảo lãnh thế chấp căn nhà số 6B [khu phố 5, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM] cho Công ty cổ phần xây dựng Trường Sơn vay tiền ABBank. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn trong làm ăn nên Công ty Trường Sơn không có khả năng chi trả nợ dẫn đến việc ABBank yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để chi trả cho hợp đồng.

Tuy nhiên, theo lời kể của ông Chính, trước ngày bán đấu giá, nhân viên ngân hàng đã nhắn tin cho ông Chính. Theo lời đề nghị của nhân viên này, ông Chính đã lập tức vay mượn số tiền 120 triệu đồng để đóng vào tài khoản của ABBank. “Nhận được thông báo, tôi lo lắm nên vay mượn đủ chỗ mới được 120 triệu. Xong tôi lập tức ra chi nhánh của ngân hàng để đóng tiền. Trong phiếu thu tiền còn ghi rõ nội dung nộp tiền là để trả nợ gốc tiền vay theo hợp đồng tín dụng...”, ông Chính thở dài.

Phiếu nộp tiền mặt của ông Trần Gia Chính

Thời điểm ông Chính nộp tiền là vào ngày 14/1, hoàn toàn phù hợp theo yêu cầu của ABBank là nộp tiền trước ngày 18/1. Tuy nhiên, tới ngày 19/1, ông Chính tá hỏa khi nhận được thông báo, tài sản là căn nhà của ông đã bị bán đấu giá với số tiền 1.513.000.000 đồng. Đồng thời, Chi cục thi hành án dân sự quận 12 cũng thông báo yêu cầu ông Chính hoàn tất các thủ tục kê khai cần thiết và bàn giao nhà cho người trúng đấu giá.

Ngay sau khi nhận được thông báo, ông Chính đã kiên quyết không đồng ý với quyết định của Chi cục thi hành án dân sự quận 12, bởi ông Chính cho rằng bản thân đã tiến hành khắc phục theo đúng yêu cầu của ngân hàng để dừng thi hành án. Tuy nhiên, phía Chi cục thi hành án dân sự quận 12 cho biết không nhận được bất cứ thông tin nào từ phía ngân hàng về sự việc đóng tiền khắc phục. Từ thời điểm trên, ông Chính cùng đại diện của Công ty Trường Sơn đã nhiều lần liên hệ, làm việc với ABBank để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, theo thông tin từ ông Chính cùng đại diện Công ty Trường Sơn cho biết, ABBank không có thiện chí hợp tác, giải quyết vụ việc mà chỉ ỡm ờ, bỏ qua nhiều tình tiết.

“Hẹn gặp nhiều lần thì cáo bận, họp hành đủ thứ. Trong các cuộc làm việc với bên Thi hành án, phía ngân hàng cũng vắng mặt. Chỉ có duy nhất 2 lần chúng tôi được trao đổi trực tiếp với cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, cả 2 lần thì phía ngân hàng đều phớt lờ đi việc nhân viên ngân hàng yêu cầu ông Chính đóng tiền, càng không trả lời được số tiền đó đi đâu về đâu mà cứ vòng vo, lấy văn bản này kia ra nói. Sau lại nói nhân viên Trinh đã bị đuổi việc, tiền là nhân viên yêu cầu đóng chứ ngân hàng không liên quan... Như thế mà cũng nói cho được, thời điểm cô Trinh nhắn tin yêu cầu tôi đóng tiền cô ấy vẫn là nhân viên của ngân hàng. Mà hơn hết tôi nộp tiền vào tài khoản của ngân hàng chứ có đóng cho cô Trinh đâu mà giờ ngân hàng chối bay chối biến. Cứ đà này ai dám gửi tiền vào ngân hàng nữa, gửi xong khéo lại đuổi việc nhân viên rồi lại bảo không liên quan!? Nói một đằng, làm một nẻo, quá là thiếu trách nhiệm”, ông Chính cùng đại diện Công ty Trường Sơn bức xúc.

Video liên quan

Chủ Đề