Ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng là gì

 Trong thời đại công nghệ 4.0, với vài cái nhấp chuột mà không cần đi đâu xa, chúng ta có thể thưởng thức được những món đặc sản của các vùng miền khác trên khắp đất nước, thậm chí là sản phẩm độc lạ trên thế giới. Hằng ngày, chúng ta trao đổi, mua bán và kết nối với năm châu. Cuộc sống càng hiện đại, hoạt động giao thương giữa các quốc gia càng diễn ra nhộn nhịp. Do đó, ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng đã từng bước phát triển vượt bậc và trở thành một trong những ngành quang trọng nhất hiện nay.

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng [Tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management] là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngành này là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát luồng chuyển dịch của hàng hoá, kiểm soát nguồn nhiên vật liệu [đầu vào] và sản phẩm cuối cùng [đầu ra] từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ. Là khâu trung gian để đưa hàng hoá từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Hoạt động của Logistic bao gồm: Vận tải hàng hoá xuất & nhập, quản lý kho bãi, đội tàu, quản lý nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, hoạch định cung/cầu…

Logistics là gì?

Logistics là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư [đầu vào] và sản phẩm cuối cùng [đầu ra] từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/ cầu. Logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Quản trị logistics có nhiệm vụ:

+ Lên kế hoạch, triển khai, điều hành và kiểm soát tính hiệu quả của forward logistics và reverse logistics. Ở đây tôi không sử dụng logistics xuôi hay logistics ngược vì hai từ này chưa thể hiện rõ bản chất của nó.

+ Lưu trữ hàng hoá, kết nối thông tin giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường

Quản lí chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng trong tiếng Anh là Supply Chain Management, viết tắt là SCM là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ và bao gồm tất cả các quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc tổ chức hợp lý các hoạt động phía nguồn cung của doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.

Các lĩnh vực, công việc của ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng

Các ngành nghề của Logistics có thể chia làm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:

+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container…

+ Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…

+ Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.

+ Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.

Phân loại Logistics theo quá trình

Inbound Logistics [Logistics đầu vào]: gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.

Outbound Logistics [Logistics đầu ra]: gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận [nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…] sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..

Reverse Logistics [Logistics ngược]: gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.

Ý nghĩa của Logistics và quản lí chuỗi trong kinh doanh

Dù doanh nghiệp có tập trung và đầu tư vào thiết kế, sản xuất sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt đến mấy, nếu những sản phẩm/ dịch vụ đó không đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm thì doanh nghiệp vẫn sẽ thất bại. Đó là chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của logistics và quản lí chuỗi cung ứng trong nền kinh tế.

Nhưng đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, như định nghĩa từ đầu bài, Logistics xuất hiện từ đầu đến cuối một chuỗi cung cấp, chính vì thế, các nguyên vật liệu được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi đưa vào sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao. Thêm vào đó, hoạt động điều phối nguồn lực để cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu sẵn có cũng là một yếu tố “sống còn”.

Về phía khách hàng, nếu sản phẩm/dịch vụ dù được sản xuất đúng hạn nhưng lại vận chuyển không kịp thời sẽ làm sự hài lòng của khách hàng giảm sút, tác động tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài bất kỳ doanh nghiệp nào.

Vai trò của Logistics và quản lí chuỗi cung ứng



Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Những lợi ích mà nó mang lại ngày càng gia tăng. Vai trò của nó được thể hiện cụ thể như ở những điểm sau:

- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế. Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới đang được xuất hiện khắp các ngõ ngách trên thế giới.

- Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ sự di chuyển và các hoạt động quản lý có hiệu quả. Nếu hàng hóa không đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm, đúng yêu cầu của khách hàng thì hàng hóa sẽ không bán được, việc không bán được hàng sẽ làm cho các khâu của chuỗi cung ứng bị vô hiệu.

- Tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông phân phối: Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế.

- Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước.

- Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và cho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty.

- Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra luôn mang một hình thái hữu dụng và giá trị [form utility and value] nhất định với con ngư­ời. Tuy nhiên để đư­ợc khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn thế. Nó cần đư­ợc đư­a đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng.

- Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa.

- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp,

Ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng sẽ học những gì?

Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sinh viên sẽ được cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất:

+ Các khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển; kiến thức bổ trợ về marketing quốc tế, tài chính – kế toán trong vận tải đa phương thức.

+ Các kỹ năng: Kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.

+ Các môn tiêu biểu: Nguyên lý logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng, Quản lý phân phối, Quản lý bán lẻ, Quản lý tồn kho, Quản lý rủi ro và an toàn trong chuỗi cung ứng, Hệ thống vận tải và hậu cần quốc tế…

Ngành học Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tập trung khai thác các kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan đến công tác quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh như: hoạt động vận tải, kho bãi, xuất - nhập hàng hóa, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng, tìm kiếm và quản trị nguồn nguyên vật liệu,... Tất cả các hoạt động này nhằm đảm bảo luồng chuyển dịch của dòng hàng hóa - từ lúc là nguyên vật liệu trở thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng – được kiểm soát và vận hành một cách hiệu quả, giảm chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.



Học Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng ra trường sẽ làm gì?

Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng là một trong những ngành đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Do đó, người học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sau tốt nghiệp có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo của mình ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.

Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng là ngành có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam nên nhu cầu về nhân lực ngành này, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí:

+ Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…

+ Chuyên viên về xuất nhập khẩu, phụ trách kinh doanh trong thương mại quốc tế, vận tải ngoại thương, quản lý kho hàng, quản trị kho hàng, quản lý vận tải… tại các doanh nghiệp.

+ Công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung…

+ Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán…

Người làm việc trong lĩnh vực Logistics sẽ làm những công việc liên quan đến việc lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Quá trình này bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Cụ thể, những công việc của nghề Logistics gồm có:

+ Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp và phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.

+ Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng.

+ Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.

+ Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.

+ Điều phối viên chuyên về vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.

+ Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai, lên kế hoạch sản xuất hàng hóa.



Ngoài ra, khi theo đuổi ngành học này, bạn cũng có thể làm việc trong một số lĩnh vực liên quan mật thiết đến logistics và quản trị chuỗi cung ứng như: phòng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trong và ngoài nước; phòng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa tại các công ty bảo hiểm… Bạn có thể làm việc tại các công ty trong nước, công ty nước ngoài hoặc thậm chí các công ty đa quốc gia. Điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội để khám phá những vùng đất mới và tích lũy được vốn kinh nghiệm dồi dào cho bản thân.

Về lâu dài, từ vị trí nhân viên, các bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…tùy thuộc vào sự nỗ lực và năng lực chuyên môn mà bạn tích lũy được trong nhiều năm.

Vì sao nên học Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng?

Thứ nhất, nguồn nhân lực ngành logistics đang trở nên khan hiếm trên thị trường: Như chúng tôi đã phân tích, nguồn nhân lực logistics sẽ là một ngành thiếu nguồn nhân lực chất lượng trong tương lai. Đó chính là cơ hội tốt dành cho các bạn khi theo học ngành logistics, sẽ tương đối dễ dàng để có được một công việc ổn định.

Thứ hai, cơ hội việc làm cao: Hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc chọn ngành là cơ hội việc làm khi ra trường. Cơ hội việc làm cao sẽ là động lực trong quá trình học tập và mục tiêu phấn đấu của sinh viên khi tốt nghiệp. Ở nước ta, lĩnh vực logistics có xu hướng phát triển, tiếp tục “khát” nhân lực trong những năm tới. Theo khảo sát, mức thu nhập của ngành cao hơn mặt bằng chung, tuy nhiên nguồn cung cấp lao động mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Thứ ba, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động: Môi trường làm việc phù hợp sẽ giúp các bạn rèn luyện bản thân, thử sức mình vào lĩnh vực có mang tính xu hướng có nhiều cơ hội để phát triển. Có được một môi trường tốt sẽ là bàn đạp vững chắc cho các bạn trong lộ trình nghề nghiệp tương lai. Với những công việc trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ có dịp rèn luyện và tự tin thể hiện sự năng động, sáng tạo, nhạy bén.

Thứ tư, Mức lương cạnh tranh. Ở Việt Nam, mức lương khởi điểm của nhân viên logistics rơi vào khoảng 8-10 triệu/tháng, sẽ cao hơn nếu bạn đáp ứng được nhiều yêu cầu của nhà tuyển dụng, sau đó sẽ tăng dần qua các năm. Mức lương trung bình của vị trí quản lý logistics là 3.000 – 4.000 USD/tháng và giám đốc chuỗi cung ứng là 5.000 – 7.000 USD/tháng.

Thứ năm, cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc. Nếu bạn chọn logistics là chuyên ngành, bạn sẽ hiểu sâu hơn về chuỗi cung ứng, bao gồm quy trình và cách thức vận hành của từng lĩnh vực bên trong nó. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ thường xuyên sử dụng những kiến thức này trong việc trao đổi và đàm phán với đồng nghiệp, cấp lãnh đạo hoặc với khách hàng. Từ đó củng cố các kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, đàm phán và thương lượng.

Học Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng ở đâu?

Sau khi hiểu về ngành và những cơ hội nghề nghiệp tương lai, thắc mắc “Có nên học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng không” sẽ được giải đáp nhanh hay không tuỳ thuộc vào việc bạn chọn học ngành này ở trường nào. Do vậy, việc chọn trường cũng khá quan trọng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố HCM và Hà Nội có khá nhiều trường đại học. Song các trường đại học được học sinh và phụ huynh đặt niềm tin để con em theo học có đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng như: Đại học RMIT, Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, ĐH giao thông vận tải, ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM [ HUTECH ], ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM [ UEF],…Trong đó, tuỳ vào thế mạnh và định hướng đào tạo của từng trường, sinh viên sẽ được trang bị những kĩ năng chuyên môn quan trọng như kĩ năng tính toán, kĩ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý thời gian…để thích ứng tốt nhất.

Kết luận

Nghề nghiệp nào cũng vậy, hãy cứ chịu khó học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng trong quá trình làm việc, nhanh chóng bạn sẽ trở thành chuyên gia logistics thực thụ và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. AN BLOG Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề