Ngữ văn 9 bài phong cách hồ chí minh năm 2024

Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. Tài liệu Soạn văn 9: Sông núi nước Nam, sẽ được Download.vn giới thiệu.

Ngữ văn 9 bài phong cách hồ chí minh năm 2024
Soạn bài Sông núi nước Nam

Mong rằng với tài liệu này, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Sông núi nước Nam

1. Chuẩn bị

- Sách Lĩnh Nam chích quái: Lê Hoàn năm 981 trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, tương truyền được hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hống, Trương Hát hiển linh phù trợ, ngâm bài thơ giữa không trung khiến quân giặc tan vỡ.

- Sách Việt điện u linh tập, sau được Đại Việt sử kí toàn thư chép lại: Năm 1076, Lí Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt chống lại quân Tống, một đêm quân sĩ nghe thấy trong đền tiếng thần ngâm bài thơ trên.

2. Đọc hiểu

Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản tuyên ngôn độc lập”.

Hướng dẫn giải:

Yếu tố khẳng định chủ quyền: độc lập về chủ quyền, lãnh thổ.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Hướng dẫn giải:

Năm 1076, Lí Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt chống lại quân Tống, một đêm quân sĩ nghe thấy trong đền tiếng thần ngâm bài thơ trên. Quả nhiên, quân Tống thảm bại.

Câu 2. Xác định thể loại của bài thơ qua số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm.

Hướng dẫn giải:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

  • Số câu: 4 câu
  • Số chữ: 7 chữ 1 câu

- Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.

- Luật trắc: chữ thứ hai của câu 1 là trắc - “quốc”

- Cách hiệp vần: tiếng cuối của câu 1, 2 và 4 (cư, thư, hư)

Câu 3. Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?

Hướng dẫn giải:

- Hai dòng thơ đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.

- Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định điều đó:

Câu 4. Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung mà tác giả muốn thể hiện.

Hướng dẫn giải:

- Câu thơ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)

  • Câu hỏi tu từ: “như hà” - “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
  • “nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.

- Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.

\=> Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Câu 5. Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?

Hướng dẫn giải:

- Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ chặt chẽ, từ khẳng định chủ quyền lãnh thổ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

- Nguyên nhân:

  • Trước đó, chưa có tác phẩm nào có tính khẳng định độc lập chủ quyền như Sông núi nước Nam.
  • Nội dung: Hai câu đầu khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; Hai câu sau là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó.
  • Nghệ thuật: Giọng văn hùng hồn, đanh thép...
  • Sau sông núi nước Nam, còn có Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh).

Câu 6. Bài thơ Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?

Hướng dẫn giải:

- Bài thơ Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc: lòng tự tôn, tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc.

- Nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa với thế hệ trẻ ngày nay: lời nhắc nhở thế hệ trẻ phải có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc, đồng thời cũng khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về đất nước, dân tộc.

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần của bài viếtPhong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và Văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990).

2. Kiến thức trọng tâm

2.1. Nội dung

- Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa có sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Văn bản nổi bật với hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:

+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với sự hiểu biết sâu rộng, tinh hoa của văn hóa thế giới: Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường. Người đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, thông hiểu nhiều ngôn ngữ của các nước,…Bác tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động mà luôn lựa chon tiếp thu những cái đẹp, cái hay, phê phán những tiêu cực, hạn chế).

+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Ở cương vị là một nhà lãnh đạo cao nhất, Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc). Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Nét đẹp của lối sống dân tộc Hồ Chí Minh khơi gợi phong cách sống của các vị hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2.2. Nghệ thuật

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xem giữa lời kể và bình luận một cách tự nhiên.

- Đan xem giữa thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc cảm giác gần gũi giữa Bác với các bậc hiền triết của dân tộc.

- Sử dụng biện pháp đối lập: vĩ nhân Thế giới nhưng hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi miền văn hóa nhân loại nhưng hết sức Việt Nam.

II. Soạn bài

Bài 1.

Gợi ý:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có vốn tri thức sâu rộng:

+ Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng như: Pháp, Anh, Hoa,…

+ Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới tới mức khá uyên thâm.

- Nguyên nhân:

+ Bác đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, tiếp xúc văn hóa nhiều vùng trên thế giới.

+ Đến đâu Bác cùng tìm hiểu sâu, tìm hiểu kĩ lưỡng.

+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp; phê phán cái xấu, cái tiêu cực.

Bài 2.

Gợi ý:

- Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được thể hiện trên các phương diện sau:

+ Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn gỗ cạnh chiếc ao; nhà chỉ có vài ba phòng để ngủ, tiếp khách, họp Bộ Chính trị.

+ Trang phục và đồ dùng giản dị, mộc mạc với tư trang ít ỏi: quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp, chiếc va li con, vài vật kỉ niệm.

+ Ăn uống đạm bạc, không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Bài 3.

Gợi ý:

Có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao vì: lối sống của Bác giản dị nhưng không phải là khổ hạnh. Lối sống ấy là “một cách dinh dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn về thể xác”.

Bài 4.

Gợi ý:

- Cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

+ Hiểu về Bác, chúng ta càng thêm tự hào, kính trọng, yêu quý Người.

+ Người chính là tấm gương sáng về nhân cách và lối sống.

+ Trong bối cảnh thế giới và đất nước hiện nay, chúng ta cần “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”- biết phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc để hòa nhập nhưng không hòa tan.