Người con gái miền đất đỏ của tác giả trưởng hoàng Anh

Người con gái anh hùng miền đất đỏ Võ Thị Sáu: 'Tôi không có tội, chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội'

(VOH)– Chưa một lần đứng trước kẻ thù mà Võ Thị Sáu khiếp sợ, chị luôn hiên ngang, đanh thép, một lòng nồng nàn yêu nước. Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, tấm gương Võ Thị Sáu vẫn còn mãi sáng ngời.

"Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đoá hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hy sinh Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát..."

- Côn Đảo, 04-1976
Sáng tác: Phan Thị Thanh Nhàn

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng cách mạng sinh năm 1933 ở xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Sinh ra trong thời loạn lạc, chứng kiến đồng bào bị thực dân Pháp giết hại dã man, lòng yêu nước trong Võ Thị Sáu trào dâng và sự căm phẫn đối với thực dân Pháp không ngừng sôi sục.

Những chiến công oanh liệt của nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu gia nhập Việt Minh năm 14 tuổi, khi ấy chị thuộc đội công an xung phong thường xuyên làm nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Bên cạnh đó Võ Thị Sáu còn tham gia chiến đấu, chị đã gây ra nhiều tổn thất và thương tích cho kẻ địch, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên lính của Pháp. Chị cũng nhiều lần là người phát hiện ra gian tế, tay sai của thực dân Pháp giúp quân ta thoát khỏi mưu mô kẻ thù.

Người con gái miền đất đỏ của tác giả trưởng hoàng Anh
Chân dung nữ chiến sĩ anh hùng Võ Thị Sáu

Trong nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp tháng 7/1948, chị Sáu chủ động xin được trực tiếp đánh trận dù biết vô cùng hiểm nguy. Nửa đêm chị nhận lựu đạn và giấu vào gốc chợ gần khán đài. Đến sáng thực dân Pháp lùa dân vào sân, chị Sáu đợi đến khi xe của tỉnh trưởng tới thì quăng lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Lúc này hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng hô to “Việt Minh tiến công” hướng dẫn người dân giải tán, yểm trợ Võ Thị Sáu rút lui, gây sức ép khiến thực dân Pháp phải huỷ bỏ cuộc mít tinh.

Sau chiến công này, chị Võ Thị Sáu tiếp tục được giao nhiều nhiệm vụ khó hơn, trong đó có nhiệm vụ tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Lợi dụng đám đông đi làm căn cước, tháng 11/1948 chị Võ Thị Sáu trà trộn vào dòng người rồi đợi thời cơ ném lựu đạn vào nơi làm việc của cai tổng Tòng khiến hắn bị thương nặng nhưng không chết. Vụ việc này chưa đạt kết quả như mong đợi nhưng đã làm lính đồn một phen hoảng sợ không dám truy vết Việt Minh tới cùng như trước nữa.

Xem thêm: 10 câu chuyện ý nghĩa về Bác Hồ với thiếu nhi

Võ Thị Sáu bất khuất, hiên ngang đến giây phút cuối cùng

Đến tháng 2/1950, trong lần thực hiện nhiệm vụ ném lựu đạn tiêu diệt hai chỉ điểm viên của Pháp là Cả Suốt và Cả Đay thì không may bị bắt. Chị Võ Thị Sáu bị giam ở nhà tù Đất Đỏ, suốt một tháng ròng bị tra tấn dã mang, người con gái trẻ vẫn bất khuất, hiên ngang, không một chữ phản bội đồng bào. Sau cùng thực dân Pháp phải đưa chị về khám Chí Hòa tiếp tục tra khảo.

Tại khám Chí Hoà chị Võ Thị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và phối hợp cùng chị em trong trại đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Trước sự vùng dậy mạnh mẽ này, thực dân Pháp mở phiên tòa kết án tử hình Võ Thị Sáu và đưa chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Đứng trước toà, Võ Thị Sáu khi ấy 17 tuổi lớn giọng đanh thép: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Đến khi tòa kết án tử hình nữ chiến sĩ trẻ, chị vẫn hô to không hề khoan nhượng: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Người con gái miền đất đỏ của tác giả trưởng hoàng Anh
Hình ảnh ca sĩ Thanh Thuý vào vai nữ anh hùng Võ Thị Sáu trong phim "Người con gái đất đỏ" sản xuất năm 1994

Ngày 23/1/1952, khoảng 4 giờ sáng, bầu trời xám xịt, từng cơn sóng giận dữ xô bờ, từ các trại giam tiếng hô thất thanh vang vọng: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”

Trước giờ hành hình viên cha đạo muốn làm lễ rửa tội cho Võ Thị Sáu nhưng chị từ chối và một lần nữa khẳng định: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Võ Thị Sáu bị dẫn ra pháp trường ở Hàng Dương, Côn Đảo, đối diện với cái chết chị vẫn hiên ngang, nhất quyết không quỳ và phản đối bịt mắt: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”

Sau đó chị Sáu tiếp tục hiên ngang, mắt sáng như sao nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn mình và hát vang bài hát “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên đàng”… Tên lính đứng cách chị Sáu 15 mét, bắn chị không chết, đôi mắt chị vẫn nhìn thẳng vào chúng khiến chúng khiếp sợ không dám bắn nữa. Tên chúa đảo hò hét kêu bắn tiếp, tiếng súng nổ vang rền, bọn chúng bắn đến khi chị Sáu gục xuống, đôi mắt chị khi ấy vẫn mở to sáng ngời.

Ngày 2/8/1993, đồng chí Võ Thị Sáu đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.     

Xem thêm: 72 lời dạy của Bác Hồ     

Những câu nói đanh thép của nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Đứng trước quân xâm lược, nữ anh hùng cách mạng Võ Thị Sáu chưa một lần run sợ, chị luôn dõng dạc vạch trần tội đồ của thực dân Pháp và một mực tin tưởng Đảng, nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến tận hôm nay những câu nói năm nào của người chiến sĩ Đất đỏ Võ Thị Sáu vẫn còn vẹn nguyên giá trị về "lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất" của người Việt Nam. 

  • Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội.
  • Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu.
  • Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.
  • Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước.
  • Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!
  • Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!
  • Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!
  • Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!
Người con gái miền đất đỏ của tác giả trưởng hoàng Anh
 

Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, hình ảnh quật cường, bất khuất của nữ anh hùng Võ Thị Sáu vang vọng mãi muôn đời "Người thiếu nữ ấy như mùa xuân. Chị đã dâng trọn cuộc đời. Để chiến đấu với bao niềm tin. Dù chết vẫn không lùi bước..."

Nguồn ảnh: Internet

Trong thời bình hiện nay nhưng không ai không biết đến người anh hùng Võ Thị Sáu hi sinh vì tổ quốc. Chị ra đi khi còn trẻ mãi tại Côn Đảo do bị Pháp hành hình. Để tìm hiểu rõ thông tin về người anh hùng này, hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Tiểu sử người anh hùng Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Chị sinh ra và lớn trên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước và chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào. Chị Võ Thị Sáu đã dũng cảm cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Người con gái miền đất đỏ của tác giả trưởng hoàng Anh
Đời đời biết ơn người anh hùng Võ Thị Sáu

Anh hùng Võ Thị Sáu được biết đến với những chiến tích dưới đây:

  • Một thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
  • Cô luôn kiên cường đến phút cuối
  • Và bài hát Biết ơn Chị Võ Thị Sáu

>>> Anh Hùng Núp Là Ai? Điều Gì Khiến Thực Dân Pháp Khiếp Sợ Ông?

2. Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc

Năm 14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh trai gia nhập Việt Minh, chị đã cùng trốn lên chiến khu chống Pháp. Tham gia đội công an xung phong, chị đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Thời gian đó, chị Sáu đã tham gia nhiều đấu trường để bảo vệ quê hương, trong đó phải kể đến việc dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn đồng thời làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ đã tham gia nhiều công tấn công địch, phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm.

Tháng 7/1948, Chị Sáu tham gia đánh trận cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp dù biết đây là một nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm.

Từ nửa đêm, chị đã nhận lựu đạn và giấu vào góc chợ gần khán đài. Đến sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân, đợi đến khi xe của tỉnh trưởng đến thì chị đã tung lựu đạn về phía khán đài để uy hiếp cho công cuộc giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong gần đây đã cùng nổ súng hàng loạt để tạo áp lực ở giải tán cuộc mít tinh, ngoài ra còn hỗ trợ cho chị Sáu rút quân an toàn. Trong đám đông, người của Việt Minh hô to “Việt Minh tiến công” đồng thời hướng dẫn người dân giải tán.

Qua chiến công đó thì chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi đồng thời được giao nhiệm vụ diệt trừ gian, trong đó kể đến việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Tháng 11/1948, người anh hùng Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn để trà trộn vào đám người làm căn cước. Cùng với khẩu hiệu “ Việt Minh tấn công” chị đã ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Chiến tích này khiến cho Tòng bị thương nặng nhưng không chết, tuy nhiên cũng khiến cho bọn lính khiếp vía và không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay nhưng rồi chị đã bị bắt.

Chị đã bị giam hơn 1 tháng tại nhà tù Đất Đỏ và bị tra tấn dã man, tuy nhiên chị không hề khai báo, do vậy địch đã chuyển chị về khám Chí Hòa.

Tại đây, chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí, cùng chị em nơi đây đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Với tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp cùng với tay sai mở phiên tòa, rồi kết án tử hình với nữ chiến sĩ trẻ. Bọn giặc đã chuyển chị với một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Với lòng dũng cảm và kiên cường, trung thành, anh hùng Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam đồng thời được công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh.

>>> Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Một Tấm Gương Trung Thực Để Học Tập

3. Kiên cường đến phút cuối

Trong khi bị bắt và tra tấn đến phút cuối cùng thì chị Võ Thị Sáu cho thấy tinh thần bất khuất và bản lĩnh kiên cường của các chiến sĩ cộng sản.

Đến khi bị bắt, chị Võ Thị Sáu đã bị tra tấn chết đi sống lại nhưng không moi được lời khai báo nào.

Người con gái miền đất đỏ của tác giả trưởng hoàng Anh
Võ Thị Sáu khi bị lính Pháp bắt được khắc họa trên tranh

Tinh thần yêu nước được thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang đứng lên khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Cho đến khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ và hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đã có đề nghị làm lễ rửa tội cho chị. Tuy nhiên chị khẳng khái từ chối: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Cho đến khi lên pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, và yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Chị Sáu dũng cảm bắt đầu hát Tiến quân ca, đợi khi lính lên đạn thì chị ngừng hát và hô lên những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Cái chết bất khuất của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại.

Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng lính

Vẫn ung dung mỉm cười

Ngắt một đóa hoa tươi

Chị cài lên mái tóc

Đầu ngẩng cao bất khuất

Ngay trong phút hi sinh

Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát

4. Và bài hát Biết ơn Chị Võ Thị Sáu

Mùa hoa lê – ki – ma nở

Ở quê ta miền đất đỏ

Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng

Đã chết cho mùa .. hoa lê – ki – ma nở

Đời sau vẫn còn nhắc nhở

Sông núi đất nước ơn người anh hùng

Đã chết cho đời sau

Người thiếu nữ ấy như mùa xuân

Chị đã dâng trọn cuộc đời

Để chiến đấu với bao niềm tin

Dù chết vẫn không lùi bước

Chị Sáu đã hy sinh rồi

Giọng hát vẫn như còn vang dội

Vào trái tim những người đang sống

Giục đi lên không bao giờ lui

Kìa hoa lê – ki – ma nở

Đẹp thêm quê miền đất đỏ

Nơi đó sáng mãi tên người anh hùng

Bình minh đang rực sáng cho hoa kia nở

Mùa xuân lan tràn xứ sở

Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu

Người nữ anh hùng