Người con gái sông la viết về ai

Người con gái sông La là ai? Câu trả lời đúng nhất!

Người con gái sông La là ai, ca khúc Người con gái sông La lấy nguyên mẫu La nữ anh hùng nào, Người con gái sông La sáng tác của ai, wowhay.com chia sẻ đúng nhất! Người con gái sông La là ai? Người con gái sông La là bà La Thị Tám (quê Hà Tĩnh), người con gái sông La là một nhân chứng sống không quản ngại khó khăn nguy hiểm làm nhiệm vụ đếm bom, cắm cọc tiêu ở ngã ba Đồng Lộc.

Advertisement

Ca khúc Người con gái sông La lấy nguyên mẫu La nữ anh hùng La Thị Tám được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1969, khi bà mới 20 tuổi. Người sáng tác ca khúc Người con gái sông La là ai? Người sáng tác bài hát Người con gái sông La là Doãn Nho. Nhạc sĩ Doãn Nho nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh vì những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam. Doãn Nho đã viết rất nhiều ca khúc hay như Hành khúc dưới cờ Tổ quốc, Người đàn bà trên sông La, 5 anh em cùng một bể. Doãn Nho còn viết nhạc thính phòng và là tác giả của những tác phẩm hàn lâm nổi tiếng như Hành trình về Đền Hùng và Hoa Lư Thăng Long – khúc dời cố đô.

Advertisement

Về bài hát Người con gái sông La Bài hát Người con gái sông La với giai điệu và ca từ ấn tượng, tuyệt vời đã khắc ghi vào sâu thẫm tâm hồn người Việt Nam, trong đó có đoạn cao trào: “Ơi…..em vừa 18 tròn, đẹp như xuân sang Em, người chiến thắng sức mạnh bạo tàn Đạp trên cái chết dáng em hiên ngang, Hỡi người con Xô Viết Bom thù xới nát đất này từng ngày Mà em đứng đó tóc xanh tung bay Em là chồi biếc của mùa xuân Việt Nam…”

Bài hát Người con gái sông La Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi thể hiện đầu tiên. Sau này một số nghệ sĩ hát cũng hát thành công như Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền, ca sĩ Anh Thơ.

#Người #con #gái #sông #là #Câu #trả #lời #đúng #nhất

223512

Trời mô xanh bằng trời Can Lộc Chứ nước mô xanh bằng dòng nước sông La Ai về Hà Tĩnh mà quê ta Nhớ chăng, nhớ chăng đôi mắt Ơ ơ người con gái sông La kiên cường. Người con gái quê ta, đôi mắt trong tựa ngọc Đôi giọt nước sông La thương như trời quê ta Em dõi theo từng ngày, đếm từng loạt bom rơi Cho bom nổ bên tai, em vẫn đứng giữa trời. [ĐK:] Ơ ơ em vừa mười tám tròn đẹp như xuân sang Em người chiến thắng sức mạnh bạo tàn Đạp lên cái chết dáng em hiên ngang Hỡi người con Xô Viết Bom thù xới nát đất này từng ngày Mà em đứng đó tóc xanh tung bay

Em là chồi biếc của mùa xuân Việt Nam.

Người con gái sông la viết về ai

Nghe tiếp

Auto play

  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai
  • Người con gái sông la viết về ai

La Thị Tám (sinh vào tháng 10 năm 1949 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một nữ anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là nguyên mẫu nữ nhân vật trong bài hát "Người con gái sông La" của nhạc sĩ Doãn Nho.

Năm 1967, lúc vừa tròn 18 tuổi, La Thị Tám gia nhập đội thanh niên xung phong và được biên chế vào đơn vị chủ lực Đại đội 2- Giao thông vận tải từ tháng 12-1967 đến tháng 8-1968, đóng tại xã Đồng Lộc. Bà được giao nhiệm vụ đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Sau khi máy bay Mỹ vừa đi là La Thị Tám chạy xuống cắm tiêu đánh dấu cho công binh đến phát nổ. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, bà đã đếm và cắm tiêu được một số lượng bom lớn: 1205 quả. Ngày 22 tháng 12 năm 1969, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 20 tuổi.[1]

Sau chiến tranh, bà về quê hương lập gia đình rồi chuyển về làm việc ở Đảng uỷ cơ quan dân chính Đảng cấp tỉnh. Bà kết hôn với một sĩ quan hải quân.

Năm 1970, nhạc sĩ Doãn Nho đã viết ca khúc Người con gái sông La (dựa trên lời thơ Phương Thúy) lấy từ hình ảnh La Thị Tám và 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.

  1. ^ Đồng Lộc - Khúc tráng ca bất tử

  • Ước nguyện của "Người con gái sông La"
  • Nhạc sĩ Doãn Nho lần đầu giáp mặt Người con gái sông La

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=La_Thị_Tám&oldid=64463466”

Bài hát với những ca từ khắc sâu vào tâm khảm của thế hệ trẻ chúng tôi nói riêng và có lẽ rất nhiều người dân Việt Nam nói chung: "Người con gái sông La - Đôi mắt trong tựa ngọc...". Và tôi đã rất mong ước một ngày nào đó sẽ được gặp chị - nguyên mẫu của bài hát.

Mong ước là vậy, nhưng cũng phải gần nửa thế kỷ sau khi được nghe bài hát ấy, tôi mới có dịp tìm đến tận nhà chị, gặp và nghe kể chuyện về cuộc sống và những năm tháng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước sôi nổi, hào hùng. Chị - người con gái sông La - cũng thật ngẫu nhiên khi họ của chị trùng với tên con sông quê hương: La Thị Tám.

Anh hùng tuổi 20

Một ngày cuối tháng 3/2021, từ Hà Nội, tôi đi xe khách giường nằm về TP.Hà Tĩnh để tìm gặp Anh hùng La Thị Tám. Năm nay đã 71 tuổi, chị La Thị Tám chính là nguyên mẫu truyền cảm hứng cho nhà thơ Nguyễn Phương Thúy và nhạc sĩ Doãn Nho làm nên bài hát nổi tiếng "Người con gái sông La".

Anh hùng La Thị Tám hiện nay. Ảnh: T.P

Bà Tám tâm sự, trong bài hát và bài thơ, nhạc sĩ Doãn Nho cũng như nhà thơ Phương Thúy muốn ca ngợi tất cả những cống hiến, việc làm của các cô gái Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bà là người rất may mắn được đại diện cho tập thể ấy...

Bà Tám quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, hiện gia đình bà sống ở đường Nguyễn Biểu, phường Nam Hà, TP.Hà Tĩnh. Mấy chục năm trước, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà Tám làm nhiệm vụ đếm bom, cắm cọc tiêu tại ngã ba Đồng Lộc, để cho từng đoàn xe chở quân và vũ khí, vật tư ra tiền tuyến. trong những năm máy bay giặc Mỹ đánh phá ác liệt ở miền Bắc.

Sau phút tay bắt mặt mừng chào đồng hương xứ Nghệ, nghe tôi thổ lộ lý do vào Hà Tĩnh tìm gặp bà, bà Tám chỉ lên bức tranh trên tường và bảo "Đây là bức tranh Tuổi trẻ Hà Tĩnh ở Đức vừa gửi về tặng tôi". Bức tranh có in hình La Thị Tám trong nhiệm vụ ở ngã ba Đồng Lộc năm xưa, cùng những lời đề tặng trân trọng: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh - Câu ca xưa sức mạnh tinh thần - Người con gái sông La đánh Mỹ - Xứng danh phụ nữ Việt anh hùng.

Bà Tám kể, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 12/1969 khi bà tròn 20 tuổi. Bà là con thứ trong một gia đình nông dân nghèo đông anh em. Năm 1967, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, vừa tròn 18 tuổi, bà đã xếp bút nghiên, gia nhập Đội Thanh niên xung phong thuộc đơn vị chủ lực Đại đội C2-Giao thông vận tải đóng quân tại ngã ba Đồng Lộc [huyện Can Lộc, Hà Tĩnh]. Thời điểm đó, ngã ba Đồng Lộc là mạch máu giao thông rất quan trọng của mọi tuyến đường ra Bắc vào Nam, đảm nhiệm vận chuyển quân và vũ khí, lương thực... vào Nam nên bị địch ngày đêm đánh phá ác liệt để ngăn chặn. Nơi đây được xem là "tọa độ chết", bởi chỉ trong vòng 8 tháng trời [từ tháng 3 - 10/1968], máy bay Mỹ đã trút xuống 48.600 quả bom các loại.

Bức ảnh La Thị Tám cầm ống nhòm đứng trên đồi Mòi đếm bom. Ảnh: VĂN BẢO

Ròng rã suốt 200 ngày đêm ở ngã ba Đồng Lộc, La Thị Tám đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả bom. Hình ảnh người con gái nhỏ nhắn, dũng cảm, kiên trung khoác chiếc áo dù, miệng cười tinh nghịch, tay cầm ống nhòm luôn thường trực trên đỉnh đồi đếm bom, rồi chạy như con thoi giữa trận địa để cắm tiêu đã lọt vào ống kính của nhiều phóng viên chiến trường...

Lúc đó, nhiệm vụ của La Thị Tám và một số đồng đội là đứng trên quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc ngay những lúc máy bay Mỹ ném bom, dùng ống nhòm quan sát để đếm, xác định xem bao nhiêu bom đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ. Nếu quả nào chưa nổ thì lập tức khi máy bay qua, bà và đồng đội chạy xuống cắm cọc tiêu báo có bom để bộ đội công binh biết và rà phá.

Bà Tám tâm sự, lúc đầu chưa quen việc, bà chỉ dám đến gần quả bom khoảng 5m, nhưng như vậy thì không đáp ứng được yêu cầu. Rồi sau đó bà nghĩ, thà mình chết một mình mà đảm bảo mạng sống cho bao nhiêu người khác, nên bà tiến sát hơn để cắm tiêu báo vị trí bom. Có lần bom nổ gần, đất đá vùi lấp cả người bà. Có ngày chạy lên xuống cắm tiêu nhiều lần, mệt lử, lại thêm bị say nắng, bà không ăn cơm được...

Ròng rã suốt 200 ngày đêm ở ngã ba Đồng Lộc, La Thị Tám đã đếm và cắm tiêu được 1.205 quả bom. Hình ảnh người con gái nhỏ nhắn, dũng cảm, kiên trung khoác chiếc áo dù, miệng cười tinh nghịch, tay cầm ống nhòm luôn thường trực trên đỉnh đồi đếm bom, rồi chạy như con thoi giữa trận địa để cắm tiêu đã lọt vào ống kính của nhiều phóng viên chiến trường. Bao đoàn xe, bao người đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái trẻ tuổi mà gan dạ, dũng cảm ấy: Chị là La Thị Tám.

Đến năm 1974, bà La Thị Tám chuyển ngành, về công tác tại cơ quan Dân chính Đảng tỉnh Hà Tĩnh, lấy chồng là bộ đội và sinh được 2 người con đủ "cả nếp lẫn tẻ". Trước năm 1993, gia đình bà sống trong một căn nhà tập thể. Sau một thời gian tiết kiệm, dành dụm được ít tiền, gia đình bà đã làm được một căn nhà nhỏ. "Cuộc sống về hưu của tui cũng bình lặng, thoải mái. Người con gái đầu đã lấy chồng, làm việc ở Hà Nội, cậu trai làm việc tại một cơ quan nhà nước của tỉnh và cháu đang ở cùng cha mẹ".

Dư âm "Người con gái sông La"

Đồi Mòi [thị trấn Đồng Lộc] nơi bà Tám từng đứng đếm bom. Ảnh: Đức Hùng

Trong một lần đến công tác tại ngã ba Đồng Lộc, nhiếp ảnh gia Văn Bảo đã chụp được khoảnh khắc nữ thanh niên xung phong La Thị Tám đang đứng trên đồi, tay cầm ống nhòm, đôi mắt sáng bừng nhìn ra xa. Bức ảnh sau đó được đăng nhiều trên các báo trong nước và quốc tế. Hình ảnh sống động, chân thực và câu chuyện về công việc anh hùng của La Thị Tám đã khiến nhiều văn nghệ sĩ lay động cảm xúc, trong đó có nhà thơ Nguyễn Phương Thúy [con gái của nhà phê bình văn học Hoài Chân]. Thời gian đó, Phương Thúy đang là giảng viên của Nhạc viện Hà Nội, trong một lần đọc báo viết về La Thị Tám, nhìn vào đôi mắt của nhân vật, chị đã tuôn trào cảm xúc và thức trắng đêm để viết bài thơ "Cô gái sông La".

Năm 1970, trong một chuyến công tác tại Hà Tĩnh, nhạc sĩ Doãn Nho tận mắt thấy quả đồi nơi La Thị Tám ngày đêm đứng đếm bom, và từ cảm xúc về mảnh đất Đồng Lộc, về người con gái trong bài thơ "Cô gái sông La" mà ông được đọc qua sách báo, ông đã phổ nhạc bài thơ và đổi tên thành bài hát "Người con gái sông La".

Người thể hiện bài hát này đầu tiên là NSND Tường Vi, sau này một số nghệ sĩ thể hiện cũng rất thành công như NSND Thu Hiền, NSƯT Phạm Phương Thảo, ca sĩ Anh Thơ, Tân Nhàn... Những lời ca vang lên thật đẹp, xúc động: "Ơ... em vừa 18 tròn, đẹp như xuân sang. Em người chiến thắng sức mạnh bạo tàn. Đạp lên cái chết dáng em hiên ngang...

Anh hùng La Thị Tám tâm sự, bà luôn tâm niệm rằng vinh quang ngày xưa là của cả một tập thể chứ không riêng cá nhân nào. Bà bảo, trong bài hát và bài thơ, nhạc sĩ Doãn Nho cũng như nhà thơ Phương Thúy muốn ca ngợi tất cả những cống hiến, việc làm của các cô gái Hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. mà bà là người rất may mắn được đại diện cho tập thể ấy. 

Trong thời chiến tranh chống Mỹ, sát cánh bên cạnh anh bộ đội luôn có những đồng đội với vũ khí không phải khẩu súng mà là "nào cuốc nào choòng, xoong nồi xủng xoảng" [thơ Phạm Tiến Duật], được gọi bằng cái tên giản dị nhưng cực kỳ ấn tượng: Thanh niên xung phong.

Thanh niên xung phong thời chống Mỹ [Ảnh: Tư liệu]

Lẩn mẩn chuyện cũ, nhớ hồi tháng 8 năm ngoái, tại tỉnh Nghệ An khánh thành di tích Truông Bồn, một túi bom thời chiến tranh chống Mỹ. Tại đây, trên diện tích cái xóm nhỏ chỉ 200.000 mét vuông [20ha] đã có hơn 1.200 bộ đội, TNXP hy sinh. Tôi sực nhớ xứ mình những đất thiêng như vậy nhiều lắm, mà ngã ba Đồng Lộc ở Hà Tĩnh là một điển hình. Tại ngã ba nổi tiếng Đồng Lộc, có thể nói, mật độ bom, mật độ người chết do bom đạn, mật độ anh hùng dày nhất thế giới. Không chỉ 11 cô gái TNXP mà cả ngàn bộ đội đã hy sinh nơi này, trong đó có người anh họ tôi là Ngô Duy Điệng con bà bá tôi khi anh đang trên đường hành quân vào Nam qua đây, nay chưa tìm thấy mộ. Rất nhiều người lính đã hy sinh khi chưa tới chiến trường.

Bên cạnh hàng ngàn anh hùng liệt sĩ vô danh ấy mà chúng ta đời đời ghi nhớ có những con người tên tuổi, hành động, vẻ đẹp đã gắn với Đồng Lộc, với ngã ba, điển hình là cô gái TNXP La Thị Tám. Chị đã cùng tiểu đội thép của mình bám trụ giữa túi bom, đạp lên bom thù mở tuyến thông xe, nối mạch máu giao thông ra tiền tuyến. Nói như nhà thơ Phạm Tiến Duật, "đường trong tim anh in những dấu chân" [Gửi em cô thanh niên xung phong]. Trong ca khúc Người con gái sông La, ta luôn bắt gặp những hình ảnh đẹp đẽ kiên cường, phi thường của người con gái thời chiến, của những nữ TNXP chứ không phải chỉ riêng La Thị Tám: "Em dõi theo từng ngày, đếm từng loạt bom rơi. Cho bom nổ bên tai, em vẫn đứng giữa trời... Em người chiến thắng sức mạnh bạo tàn, đạp lên cái chết dáng em hiên ngang. Em là trời biếc của mùa xuân Việt Nam".

Người sáng tác bài hát này, đại tá Doãn Nho, một nhạc sĩ quân đội kỳ cựu, chính ông là tác giả bài quân ca Tiến bước dưới quân kỳ và nhiều ca khúc nổi tiếng khác, trong đó có bài Chiếc khăn piêu mà ca sĩ Tùng Dương nhờ đó đoạt giải Bài hát yêu thích năm 2013.

Lời bài hát Người con gái sông La được phổ theo bài thơ của nhà thơ Phương Thúy. Ít người biết chị là nhân vật khá đặc biệt, một nghệ sĩ đàn tam thập lục nổi tiếng, là con gái cưng của nhà phê bình Hoài Chân - Nguyễn Đức Phiên [người viết Thi nhân Việt Nam chung với anh ruột là Hoài Thanh], vợ của nhà báo nhà văn Tuân Nguyễn. Tuân Nguyễn bị hàm oan vụ án xét lại chống đảng, đi tù năm 1968, chị Phương Thúy đằng đẵng chờ chồng, chấp nhận cực khổ. Sau 1975, anh được thả, hai anh chị vào Sài Gòn mưu sinh, anh đi bán báo dạo kiếm sống, bị xe máy tông và qua đời. Chị về Bắc, khủng hoảng tâm lý, phải vào trại tâm thần - dưỡng lão Bắc Ninh sống nốt những năm cuối đời, gần như quên hết cả những vui buồn khổ đau đã chịu đựng trong kiếp trầm luân.

Nhiều nữ ca sĩ đã thành công với ca khúc Người con gái sông La, trong đó đáng kể nhất là các NSND Tường Vy, Lê Dung, Thu Hiền, các ca sĩ Anh Thơ, Hương Loan... Ca sĩ Tường Vy - người hát hay nhất bài này trong clip kèm theo, là giọng hát nổi tiếng những năm 60-80, được phong NSND. Tôi nhớ hồi còn bé nghe người lớn kể viên đại tá Coong Le [người đời quen gọi là tướng Coong Le] thuộc phái hữu bên Lào sang thăm VN. Chính quyền Hà Nội tìm cách lôi kéo ông ta vào phe Pathet Lào của Hoàng thân Suphanuvong. Vị khách Lào được nghe Tường Vy hát, mê quá, đề nghị các nhà lãnh đạo miền Bắc làm mối cho ông ta, nhưng nghe rằng ca sĩ Tường Vy không chịu. Coong Le không lấy được người đẹp, trở về Lào ngả theo phe Hoàng thân Suvanaphuma đánh nhau với Suphanuvong Pathet Lào. Ấy là tôi nghe kể vậy. Giờ chị Tường Vy còn sống, giá có thời gian hỏi han kỹ càng, sẽ biết được nhiều điều thú vị.

Người con gái sông La

NGƯỜI CON GÁI SÔNG LATrời mô xanh bằng trời Can Lộc,Chứ nước mô xanh bằng dòng nước sông LaAi về Hà Tĩnh mà quê ta,Nhớ chăng nhớ chăng đôi mắt ơ ơ...Người con gái sông La kiên cường ớ ờNgười con gái quê ta, đôi mắt trong tựa ngọcĐôi giọt nước sông La thương như trời quê taEm dõi theo từng ngày, đếm từng ...

[Nguồn: //motthegioi.vn]

Video liên quan