Nhà thơ tiêu biểu nhất của Trung Quốc thời phong kiến là

4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

- Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, độc đáo.

* Tư tưởng: 

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

- Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Bắc Tống cho xây chùa, tạc tượng, in kinh,...

* Sử học:

- Đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

* Văn học:

- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Với nhiều tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

- Tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

Ảnh: Tứ đại danh tác Trung Quốc

* Toán học:

- Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi [thời Nam - Bắc triều] đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

* Thiên văn học:

- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

* Y dược:

- Có nhiều thầy thuốc giỏi: Hoa Đà [thời Hán], người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

* Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

* Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Cố Cung - Tử Cấm Thành Bắc Kinh

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Đường?

A.Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư,Ngô Thừa Ân

B.La Quán Trung,Tào Tuyết ,Bạch Cư Dị

C.Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân

D.Đỗ Phủ , Lý Bạch ,Bạch Cư Dị

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Trung Quốc là 1 đất nước có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Chính vì vậy mà đất nước này cũng sở hữu một kho tàng văn học đồ sộ, phong phú. Bao gồm tất cả các thể loại: Thơ, Tiểu thuyết, Văn xuôi, Kịch. Mà mỗi một giai đoạn lịch sử lại có một nét đặc sắc văn học riêng.

Đặc sắc văn học Trung Quốc thời Đường

Hôm nay các bạn hãy cùng Tiengtrung.com tìm hiểu đặc sắc Văn học Trung Quốc thời nhà Đường nhé.

tiengtrung.com

Nhà Đường [tiếng Trung: 唐朝; pinyin: Táng Cháo, Hán Việt: Đường Triều]. Đây là một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và trước thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Kinh đô Trường An [là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An] thời nhà Đường được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa. Đây là một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới. Gần đạt đến đỉnh cao của triều đại nhà Hán.

tiengtrung.com

Văn học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cường thịnh trong thời kì nhà Đường. Đây được coi là thời kì đỉnh cao của thi ca, hay thơ Trung Quốc. Hai nhà thơ  nổi tiếng nhất Trung Hoa là Lý Bạch và Đỗ Phủ. Và cùng với các họa sĩ nổi tiếng như Hàn Cán, Chương Tuyển và Chu Phương. Có một số lượng lớn các công trình văn học lịch sử, toàn thư và các nghiên cứu về địa lý. Các công trình này đều được hoàn thành trong thời kỳ nhà Đường.

Thơ Đường

Thơ [唐诗] được sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 – 10, khoảng năm 618 – 907. Trong Toàn Đường Thi lưu giữ gần 50 000 bài thơ Đường. Sang thời  Thanh chọn 300 bổ chú thành “Đường thi tam bách thủ” được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam…

Đường Thi gồm 4 giai đoạn:

  • Sơ Đường [618 – 673]
  • Thịnh Đường [713 – 766]
  • Trung Đường [766 – 835]
  • Vãn Đường [835 – 907]

xem tại đây

tiengtrung.com

Thơ Đường rất coi trọng tính nhạc, tính họa. Sự trau chuốt khổ công đi đôi với những cảm hứng tự nhiên, không phải tự dưng hái được, mà do những kiến thức thu hái từ nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường. Vương Duy không chỉ là một nhà thơ, ông còn là một họa sĩ, một nhà thư pháp nổi tiếng. Vì lẽ đó mà trong thơ của ông, thơ và họa kết hợp rất hài hòa. Sau này, Tô Đông Pha đã phải thốt lên rằng: “Trong mỗi bài thơ của Vương Duy  là một bức họa. Và trong mỗi bức họa lại có một bài thơ”. Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích nghe hát ở Kỳ Đình, thẩm âm sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ…

Thơ Đường có hình thức đẹp, nội dung cực kì sâu sắc. Cả giá trị hiện thực và lãng mạn đều đạt tới đỉnh cao…

tiengtrung.com

Thơ Đường được chia ra hai thể loại: cổ và tân . Trong cổ thể lại có thể loại ngũ ngôn và thất ngôn.

Trong tân thể lại có loại tuyệt cú và bát cú. Mỗi phần trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc [ phá , thừa, thực, luận, kết]. Ngoài ra, còn có luật bằng trắc, tạo thành âm điệu và vần. Làm cho bài thơ có tính vần điệu, dễ thuộc dễ nhớ.

Thành tựu thơ ca đời Đường nhờ các yếu tố sau. Đó là thời kỳ phát triển của đời sống kinh tế, xã hội phong kiến ở Trung Quốc…Chính sách khoa cử, tôn giáo. Những chủ trương lớn về văn hóa của nhà Đường khiến triết học cũng rất phát triển. Thời nhà Đường đã quy định bắt buộc phải học Tứ thư Ngũ kinh. Các sĩ tử cũng phải học cả Đạo Đức Kinh và Trang Tử . Do đó Đạo giáo và tư tưởng Lão Trang được quảng bá.

Thơ non nước điền viên gần gũi với thiên nhiên của Vương Duy. Là do chịu ảnh hưởng của Đạo Phật và đạo Lão. Còn phái Tân Nhạc Phủ Nguyên Vi Chi, Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên và Bạch Cư Dị thì khác. Họ cùng một trường phái. Thơ của các ông đều mang đậm tư tưởng Nho giáo.  Trọng cảm xúc, lấy tình người, lấy sự quan tâm đến đời sống xã hội làm cơ sở…

tiengtrung.com

Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Sống vào thời nhà Đường. Ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất lịch sử văn học Trung Quốc. Người còn lại chính là Lý Bạch. Những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Trung Quốc. Thậm chí là cả Nhật Bản.

Các nhà phê bình Trung Quốc gọi ông là Thi sử và Thi thánh. Cả cuộc đời Đỗ Phủ đã sáng tác khoảng hơn 1.500 bài thơ. Để lại gia tài thơ văn đồ sộ cho nhân loại.

Đặc sắc văn học Trung Quốc thời Đường

Là nhà thơ có sức ảnh hưởng nhất thời kỳ này. Ông đã để lại nhiều áng thơ xuất thần. Ông tự lấy hiệu cho mình là Thái Bạch. Bên cạnh đó, do sinh ở làng Thanh Liên nên ông lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ.

Giới thi nhân thời bấy giờ vô cùng kính nể tài uống rượu làm thơ của ông. Do đó ông được tôn  là Lý Trích Tiên. Lý Bạch đã sáng tác khoảng gần 1.000 bài thơ và được lưu truyền đến ngày nay. Lý Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc. Chính vì vậy, ông được tôn làm Thi Tiên – Tiên thơ của Trung Quốc,.

tiengtrung.com

Ông cũng là một nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng ở thời  Đường. Có lẽ hai bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông tại Việt Nam.

Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về các chủ đề khác. Như thiên nhiên, nhàn tản. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang. Cũng như mang trong mình tư tưởng lánh đời. Ông đã quá ngán ngẩm về nhân tình thế thái thời bấy giờ. Ông để lại khoảng trên 2.800 bài thơ cho con cháu đời sau.

Thơ Đường đã làm nên bước ngoặt vĩ đại cho nền văn học Trung quốc thời Đường. Đây cũng là thể loại thơ mà Việt Nam cũng rất ưa chuộng. Để tìm hiểu kĩ hơn về những bài Thơ Đường này, chúng ta hãy sắm cho mình một vốn tiếng Trung cần thiết nhé. Chắc chắc sẽ làm các bạn hứng thứ hơn nhiều.

Cùng tham gia ngay khóa học online với Tiengtrung.com để bắt đầu học tiếng Trung bài bản nhất. Lộ trình nhanh chóng giúp bạn đạt được kết quả mong muốn nhé!

Chúc các bạn thành công!



Video liên quan

Chủ Đề