Nước sông Đà sau bao nhiêu mét?

Tại hồ thủy điện Sơn La, lưu lượng nước về hồ lúc 13 giờ ngày 8-7 là 1.405 mét khối/giây, thấp hơn mực nước chết, do thủy điện Lai Châu đóng cống dẫn dòng, tích nước hồ chứa [vào ngày 20-6-2015] để chuẩn bị phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12 tới.

Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La, sản lượng phát điện của hai nhà máy thủy điện lớn nhất nước trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt rất thấp so với kế hoạch do nguồn nước không đảm bảo.

Nhà máy thủy điện Sơn La chỉ đạt 3.180 triệu kWh, bằng 38,3% kế hoạch, nhà máy thủy điện Hòa Bình sản lượng điện đạt 4.195 triệu kWh, bằng 47% kế hoạch.

Trên sông Đà có 5 nhà máy thủy điện chính, trong đó 3 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La và thủy điện Bản Chát, 2 công trình thủy điện đang xây dựng là thủy điện Lai Châu và Huổi Quảng.

Hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình có mực nước dâng tối đa là 120m, dung tích hồ chứa nước 9 tỷ mét khối, phục vụ cho tám tổ máy, công suất thiết kế 1.920 MW.

Hồ thủy điện Sơn La có mực nước dâng bình thường là 215m, diện tích mặt hồ là 224 km2 với dung tích toàn bộ hồ chứa 9,26 tỷ mét khối, phục vụ cho 6 tổ máy phát điện với công suất thiết kế là 2.400 MW.

Nhà máy thủy điện Lai Châu khởi công xây dựng vào ngày 5-1-2011 tại xã Nậm Hàng huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La.

Nhà máy thủy điện Lai Châu gồm ba tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng khoảng 4,797 tỷ kWh mỗi năm, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016.

Tổng công suất các nhà máy thủy điện trên Sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ kWh điện và đem lại giá trị sản lượng điện khoảng 1,2-1,3 tỷ USD mỗi năm.

Theo dự báo của các nhà sản xuất điện, bắt đầu từ tháng 7, lượng mưa và nguồn nước phát điện sẽ đảm bảo, các nhà máy thủy điện trên hệ thống Sông Đà sẽ tăng công suất, tăng sản lượng phát điện, đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt của người dân.

[Dân trí] - Lúc 10h sáng nay [18/7], mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 105,84m; trong khi đó lưu lượng nước đổ về hồ là 3.060 m3/giây. Vào 18h chiều nay [18/7], hồ thủy điện Hòa Bình sẽ mở cửa xả thứ nhất và 6h sáng mai [19/7] sẽ mở thêm cửa xả đáy thứ 2.

18h chiều nay [18/7], hồ thủy điện Hòa Bình sẽ xả lũ xuống hạ du [Ảnh minh họa internet].

Trưa nay [18/7], Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có Công điện hỏa tốc gửi Công ty thủy điện Hòa Bình yêu cầu mở cửa xả lũ về hạ du.

Nội dung công điện nêu rõ, mưa lớn liên tục trong tháng 6 vừa qua và ảnh hưởng từ cơn bão số 2 khiến mực nước trên các hồ thủy điện miền Bắc ở mức cao. Lúc 10h sáng nay [18/7], mực nước ở hồ Hòa Bình ở cao trình 105,84m. Trong khi đó, lưu lượng nước đổ về hồ là 3.060 m3/giây.

Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy ở hồ thủy điện Hòa Bình.

Cụ thể, 18h chiều nay [18/7], hồ thủy điện Hòa Bình sẽ mở cửa xả thứ nhất và đến 6h sáng mai [19/7] sẽ mở thêm cửa xả đáy thứ 2. Trong thời gian xả phải liên tục duy trì phát điện tối đa 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400 m3/giây.

Tùy theo diễn biến của mưa lũ thượng nguồn, có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy. Nhà máy thủy điện Hòa Bình theo dõi chặt chẽ lượng nước đến hồ, mực nước thượng và hạ lưu đập để báo cáo về Ban chỉ đạo và các cơ quan chức năng.

Ngay trong trưa nay, lệnh mở cửa xả lũ ở Thủy điện Hòa Bình đã được thông báo đến Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng, để chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình vùng hạ du.

Trao đổi với PV Dân trí chiều nay, ông Đặng Trân Công - Chánh Văn phòng Công Thủy điện Hòa Bình - xác nhận thông tin và cho biết, mực nước lúc 13 giờ ngày 18/7 tại hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình là 13,41 m. Khi xả đáy cửa số 1 từ 18 – 24h ngày 18/7, mực nước trên sông Đà hạ lưu đập sẽ lên đến 16,50 m, cao hơn mực nước hiện tại khoảng 3m.

Khi xả cửa đáy thứ 2, từ 6-12h ngày 19/7, mực nước trên sông Đà tại trạm thuỷ văn Hòa Bình khu vực hạ lưu sẽ lên đến 18,50 m, cao hơn mực nước hiện tại khoảng 4,50 m.

Hòa Bình ngập úng nhiều nơi sau bão số 2

Đường vào Sào Báy, Kim Bôi.
Cổng công ty thủy điện Hòa Bình ngập rất sâu.
Nước xóa trắng hoa màu.

Ảnh hưởng từ cơn bão số 2, từ đêm ngày 16/7 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có mưa to kéo dài, dẫn đến ngập lụt cục bộ nhiều nơi. Nước trên các con sông, suối dâng cao, chảy xiết; lũ quét, sạt lở đất nhiều nguy cơ xảy ra.

Sáng ngày 17/7, tại khu vực TP Hoà Bình, mưa lớn đã làm ngập nhiều tuyến phố trung tâm.

Bến xe trung tâm thành phố cũng bị ngập sâu gần 1m, các phương tiện không thể ra vào bến, lực lượng chức năng đã phải điều động các phương tiện vận tải hành khách đón trả khách ngay trên tuyến đường Trần Hưng Đạo.

Các con suối đổ dồn về cầu Mát Phường làm ngập úng cục bộ ngập đường ngã ba Chăm gây cản chở giao thông, nhiều xe bị chết máy.

Đàm Quang

Nguyễn Dương

Tin liên quan

9 người chết và mất tích sau bão số 2

Nguồn tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h sáng nay [18/7], bão số 2 làm 4 người chết, 5 người mất tích và 19 người bị thương. Ngoài ra, bão số 2 còn làm hơn 4.000 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều tàu thuyền bị nhấn chìm...

Đường sắt "tê liệt", 4.000 hành khách mắc kẹt vì bão số 2

Từ 23h đêm 16/7, trên đoạn đường sắt từ Thanh Hóa đến Nghệ An có nhiều cột điện hạ thế và cao thế bị đổ vào đường sắt. Tính đến sáng 17/7, có 4.000 hành khách trên 10 chuyến tàu không thể di chuyển được vì mưa bão. Trong khi đó, hàng loạt tàu biển cũng báo nạn trong mưa bão.

Chủ Đề