Ô nhiễm môi trường từ các nhà máy

702 Lượt xem - 10-03-2020 09:52

Vì sao xử lý nước thải sản ngành giấy đã được xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách hoàn chỉnh và bài bản thế nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn và hiện tượng tái ô nhiễm môi trường lại một lần nữa được lặp lại. Sống chung với ô nhiễm từ nhà máy giấy, hàng trăm hộ dân tại xã Đắk Ha [Đắk Nông] liên tục chứng kiến tình trạng ô nhiễm môi trường trong suốt nhiều năm liền.

Đó là điểm nóng ô nhiễm phát sinh từ Công ty TNHH MTV Long Huy Hùng khiến các con suối gần đó trở nên đen kịt, bốc mùi hôi thối. Qua thực tế, nước của con suối đọng nước đen ngòm, hôi thối, nhiều bọt trắng nổi trên mặt nước kéo theo xác cá chết hàng loạt.

Công ty này chuyên sản xuất giấy làm vàng mã và nguyên liệu chính được sử dụng là tre, lồ ô và giấy phế phẩm. Theo đó, bên trong khu vực sản xuất có khá nhiều công đoạn sản xuất, trong đó có dung dịch tẩy rửa NaOH 99,5% [Xút vảy]. Và chúng ta dễ dàng bắt gặp NaOH được dử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, xử lý nước thải [chất trợ lắng PAC hiệu quả],…

Bằng kinh nghiệm trong ngành xử lý môi trường, công ty Hợp Nhất xin chia sẻ tới bạn đọc và Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường từ ngành giấy!

Tác hại từ nguồn nước sản xuất giấy không được xử lý

Trong khi nguồn nước tại suối là những nguồn nước được sử dụng thường xuyên để làm nguồn nước tưới tiêu quanh khu vực trồng tiêu của bà con nông dân. Thế nhưng chỉ qua một thời gian sử dụng, vườn tiêu rụng lá hoặc rụng đốt hàng loạt. Theo phản ánh của người dân khu vực, công ty này thương xuyên lén xả thải nhiều lần ra môi trường làm con suối dần bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hiện nay, diện tích trồng cà phê và hồ tiêu ở xã Đắt Ha khá lớn. Trước đây, nước ở suối này dùng để tưới cây nhưng nay bà con không dám sử dụng vì sợ cây trồng chết hoặc kém phát triển từ những chất độc hại trong nguồn nước. Thế nhưng sử dụng nước bên ngoài thì khá khó khăn vì nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt.

Không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp, nước thải sản xuất này có thể chứa nhiều kim loại nặng, lignin, phẩm màu, chất đa vòng thơm, hàm lượng BOD, COD cao và chúng thường rất khó phân hủy trong môi trường hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư cho con người nếu tiếp xúc lâu dài.

UBND Đắk Nông cho biết, nhà máy sản xuất giấy không thực hiện đầy đủ nội dung trách nhiệm kế hoạch bảo vệ môi trường từ giai đoạn dự án đi vào vận hành chính thức. Đặc biệt, nguồn nước xuất phát từ quá trình sản xuất này thường chứa chất thải nguy hại với các quy chuẩn kỹ thuật vượt quá 10 lần so với quy chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất giấy này hầu như vẫn còn sử dụng công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, dây chuyền sản xuất thô sơ, thủ công nên làm thất thoát hóa chất, chất thải độc hại ra nguồn nước. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu nhà máy xây dựng công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải phù hợp để nguồn nước sau xử lý đạt chuẩn kỹ thuật theo đúng với nội dung đã cam kết. Cần đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, bồi thường và hỗ trợ hành vi vi phạm đối với môi trường.

Làm gì để hạn chế ô nhiễm từ nhà máy giấy?

Rút kinh nghiệm từ bài học nhà máy giấy tỉnh Đắk Nông, biện pháp nào cần được đề xuất triển khai?

  • Các doanh nghiệp sản xuất giấy cần ứng công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện và sạch với môi trường vừa có thể nâng cao hiệu quả tái chế vừa tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và năng lượng sử dụng.
  • Cần áp dụng 3 phương pháp cơ bản sau đây vì những hiệu quả mà chúng mang lại gồm thu hồi kiềm bằng công nghệ hiện đại, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hoặc thay đổi tính chất của lignin đen.
  • Đối với doanh nghiệp nằm trong lưu vực đầu nguồn nước gây ô nhiễm nặng cần ngừng sản xuất hoặc áp dụng biện pháp xử lý nước thải giấy phù hợp nếu các chỉ tiêu không đạt quy định.
  • Các doanh nghiệp sản xuất giấy cần thực hiện các phương pháp sản xuất sạch hơn bằng cách thay đổi hệ thống máy móc – thiết bị hoặc công nghệ sản xuất hiện đại hơn.
  • Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn.

Tin Thời Sự 11 Tháng 8 2020 Lượt xem: 12357 Rating: [ 2 Ratings ]

Nhà mày Nhiệt điện than có rất nhiều mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, quá trình đốt than để sản xuất điện sẽ sản sinh ra nhiều tác động gây ô nhiễm, bao gồm:

  • Tác động do phát sinh khí thải;
  • Tác động do phát sinh nước thải [nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước làm mát];
  • Tác động do phát sinh chất thải rắn [chất thải rắn sinh hoạt, tro xỉ từ nhà máy];
  • Tác động của nhiệt dư lên môi trường nước.
    Trong quá trình vận hành, các nhà máy nhiệt điện than phải đảm bảo không phát tán khói bụi ra không khí.
Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện than [Ảnh copy]

Chất thải từ NMNĐ than bao gồm:

- Khí thải từ NMNĐ than:

Theo Quy chuẩn QCVN 22: 2009/BTNMT, các thành phần ô nhiễm trong khí thải các nhà máy nhiệt điện than gồm: Bụi phát sinh từ tro trong than; NOx phát sinh từ Nitrogen trong không khí và trong nhiên liệu khi cháy ở nhiệt độ cao; SO2 phát sinh từ hàm lượng lưu huỳnh trong than. Các thành phần ô nhiễm này đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây tổn hại đến môi trường sinh thái trong khu vực.
Để bảo vệ môi trường sinh thái, hàm lượng các chất gây ô nhiễm này phải bảo đảm dưới mức quy định theo Quy chuẩn QCVN 22: 2009/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giới hạn phát thải cho phép của các chất ô nhiễm nói trên đối với các nhà máy nhiệt điện đốt than, đốt dầu và đốt khí. Ngoài ra, khí thải các nhà máy nhiệt điện còn phải tuân theo Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT về bảo đảm chất lượng không khí xung quanh.
Trong quá trình đốt than cũng tạo ra khí CO nên phải tuân thủ theo QCVN 19-2009/BTNMT và khí CO thoát ra ngoài không khí lại tạo CO2. Khí CO2 tuy không phải là thành phần ô nhiễm trực tiếp tác động lên sức khỏe con người và hệ sinh thái, nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu, nên cần được kiểm soát theo các thỏa thuận quốc tế.

Đối với nhà máy nhiệt điện than hiện nay, nếu không có các giải pháp công nghệ kiểm soát khí thải thì hàm lượng các chất ô nhiễm như bụi, khí SO2 và NOx [gây mưa acid] sẽ vượt mức giới hạn cho phép.
Cụ thể, tại nhà máy nhiệt điện than, nếu không áp dụng các giải pháp kiểm soát tác động của khí thải lên môi trường thì hàm lượng các chất ô nhiễm thải ra môi trường sẽ như sau: Bụi, cao gấp 10 đến 100 lần so với quy chuẩn tùy loại than sử dụng; Sox, cao gấp 5 đến 10 lần so với quy chuẩn tùy loại than sử dụng; NOx, cao gấp 4 đến 10 lần so với quy chuẩn tùy loại than sử dụng.


- Nước thải từ NMNĐ than:
Nước thải từ nhà máy nhiệt điện than bao gồm: Nước mưa chảy tràn; Nước thải sinh hoạt; Nước thải sản xuất.
Tất cả các loại nước thải thường được xử lý qua các trạm xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nhìn chung, nước thải của nhà máy nhiệt điện than ít mang tính độc hại, chủ yếu là các hóa chất có hàm lượng rất thấp như NH3, Hydrazine, Sodium phosphate…
Tro xỉ phải được lu lèn chặt, đảm bảo không phát tán bụi ra bên ngoài.


- Chất thải rắn của NMNĐ than

Chất thải rắn của nhà máy nhiệt điện than chủ yếu là tro bay, xỉ đáy lò, thạch cao. Theo quy định, tro bay, xỉ than của các nhà máy nhiệt điện than thông thường không xếp vào loại chất thải nguy hại trừ khi tro bay và bụi hơi có dầu theo Quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Xả thải tại nhà máy nhiệt điện than [Ảnh Copy]

Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm và tác động từ chất thải của NMNĐ Than ra ngoài môi trường

- Đối với Khí thải:
Các ống khói của các tổ máy nhiệt điện than công suất 300 MW trở lên đều có chiều cao khoảng 210 m. Theo tính toán bằng mô hình, vùng ảnh hưởng khí thải chỉ vào khoảng 2-3 km, và tối đa là 5 km theo hướng gió. Các khu vực cách nhà máy từ 30 km trở lên dù theo hướng gió cũng ít bị ảnh hưởng.

- Đối với chất thải rắn ở NMNĐ than lên môi trường

Mặc dù tro bay, xỉ than thông thường của nhà máy nhiệt điện than không phải là chất thải nguy hại, nhưng vẫn có tác động gây ô nhiễm môi trường nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt.
Các tác động ô nhiễm này là: Bụi tro có thể gây các chứng bệnh về hô hấp; Cặn tro xỉ tại các bãi thải xỉ thường kết tụ kim loại nặng có thể gây ô nhiễm nguồn nước; Nước mưa tràn từ bãi thải xỉ có thể mang tính acid hoặc kiềm gây hại cho sinh thái khu vực.

- Tác động của nhiệt thải của NMNĐ than đến môi trường nước làm mát
Đa số các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam đều được làm mát trực tiếp bằng bộ ngưng hơi và thiết bị bằng nước sông hay nước biển. Nhiệt độ nước làm mát khi thải ra môi trường thường cao hơn nhiệt độ nước vào khoảng 6-70C. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT nhiệt độ nước thải ra không được quá 40oC. Các thiết kế nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam đều tuân thủ quy chuẩn này.

Để tránh các nguy hại không đáng có từ nhà máy nhiệt điện than, các doanh nghiệp, nhà máy cần có các biện pháp ngăn ngừa chất thải nguy hại ra ngoài  môi trường tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến nền sinh thái. Công ty Phan Lê là một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp các giải pháp phù hợp trong ngành quan trắc môi trường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhằm mục đích khắc phục và bảo vệ môi trường. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn giải pháp phù hợp nhất! Bạn có thể tham khảo thêm chi tiết tại đây: //phanleco.com/vi/san-pham-dich-vu

—————————————————————

//phanleco.com/vi/ – Đại lý chuyên cung cấp và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động hàng đầu Việt Nam.
Điện thoại: +84 24 62811208

FAX: +84 24 62811208

Send Message: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Địa chỉ

PGDMB: Phòng 1501, nhà 17T4, đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

PGDMN: P. D902, Block D, KĐT Petrovietnam Landmark, 69 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, quận 2, TP.Hồ Chí Minh 

Nguồn tham khảo: Nguyễn như Trường, Chuyên gia cao cấp về Nhiệt Điện – PECC3

Video liên quan

Chủ Đề