Phân tích nói dùng Luyện tập sau khi có giới thiệu tên hình tròn 3 tuổi

Mục đích yêu cầu: Hình thành cho trẻ biểu tượng đầy đủ về các con vật sống trên trời (Chim én, chim yến, chim sâu, …)Qua tình huống trò chơi để trẻ nhận biết, phân biệt rừ các con vật.

Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với những con vật để nắm được đặc điểm của chúng, biết được tên gọi, ích lợi của chúng.

Luật chơi: Trẻ biết tên gọi, nêu đặc điểm, lợi ích của các con vật (chim én, chim sâu, chim hải yến, con cò,…) dựng các kỹ năng đó học trẻ vẽ các con vật sống trờn trời và núi (giới thiệu sản phẩm của mình).

Cách tiến hành:

Chuẩn bị: Cô chuẩn bị 3 bức tranh các con vật sống trên trời gắn liền với cảnh khác nhau (như cảnh biển, đảo vẽ chim Hải yến…)... Mỗi trẻ có 2 tờ giấy vẽ khổ A4, bỳt chì, hộp màu sáp, bàn ghế đủ để trẻ ngồi, 2 cái giá để trưng bày sản phẩm, mỗi rổ trưng bày một số tranh lô tô vẽ các con vật.

Tiến hành: Cô cho trẻ đứng xung quanh, cô hát bài “ Chim én mùa xuân” cùng trò chuyện về một số con vật sống trên trời. Cho trẻ về vị trí thành 3 hàng, cô lần lượt đua ra các bức tranh, cho trẻ quan sát từng con vật và giới thiệu tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chúng bằng cách cô đặt câu hái, gợi ý để trẻ tri giác và trả lời ( hái cá nhân, tập thể) sau khi trẻ đó nhận biết được sự giống và khác nhau giữa các con vật.

Cô nói luật chơi:

Khi nghe câu đố, tiếng kêu của con vật nào trẻ chọn đúng con vật đó giơ lên (chon tranh lô tô), nói tên, đăc điểm của các con vật đó.Sau đó cô cho trẻ vào bàn, trẻ thi đua “vẽ các con vật sống trên trời” Ai khéo tay vẽ được nhiều con vật và phân tích theo nhóm các động vật sống trên không ở cá vùng khác nhau hoặc về cấu tạo màu sắc thì người đó sẽ thắng (thời gian của trò chơi là một bản nhạc).

Lần 1: Cô cho trẻ lựa chọn con vật gọi theo yêu cầu của cô.

Lần 2: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật theo đặc điểm, hình dáng, màu sắc, nơi sống.

Lần 3: Cho trẻ chọn các con vật sống trên trời. Sau đó cho trẻ về bàn, trẻ tự chọn giấy vẽ, bút chì, sáp màu cho mình và cho bạn rồi vẽ.

Trong quá trình thực hiện cô nhắc nhở động viên trẻ để trẻ thực hiện ( nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi, chọn màu, bố cục bức tranh, phân nhóm các con vật cho chính xác). Cuối buổi chơi trẻ lên treo các bức tranh của mình, trẻ nhận xét bài của mình, của bạn vẽ như thế nào, bạn vẽ con vật gì, sống ở đâu, đặc điểm của con vật đó. Cô nhận xét chung, chọn bài đẹp, vẽ sắc nét, phân nhóm đúng để tuyên dương trẻ.

Phân tích nói dùng Luyện tập sau khi có giới thiệu tên hình tròn 3 tuổi
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)

LQVT: Phân Biệt Hình Tròn, Hình Vuông, Hình Tam Giác

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:

- Cháu phân biệt và gọi đúng tên hình tròn , hình vuông & hình tam giác.

- Biết đặc điểm đặc trưng của hình: Hình tròn không có cạnh , không có góc và lăn được; hình vuông và hình tam giác đều có cạnh , có góc và không lăn được.

2. Kỷ năng:

- Luyện kỹ năng phân biệt , so sánh hình tròn , hình vuông và hình tam giác

3. Giáo dục:

- Giáo dục cháu tính tích cực trong hoạt động và biết làm việc theo nhóm

- Không  gian tổ chức : Trong lớp

Đồ dùng phương tiện :

              + Đĩa các dạng về hình tròn , hình vuông và hình tam giác..

             +  Rổ đựng hình , các loại hình , dây thun.

             + Đồ dùng và đồ chơi có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác .

III. CÁCH TIẾN HÀNH :          

    * Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

- Cho cháu cùng hát bài: “ Vòng tròn tâm ”

- Các con vừa mới hát bài gì?

- Bài hát nói về một dạng hình gì vậy các con ?

- À ! đúng rồi đấy, thế bây giờ các con cùng  xem từ những hình tròn , hình vuông và hình tam giác sẽ cho ta những điều kỳ diệu gì nhé! (cháu xem các dạng hình từ Đĩa).

- Các con đã xem xong và bây giờ cho cô biết các con đã thấy những gì nào?

-  Bây giờ cô muốn mỗi bạn hãy lấy cho mình một rổ đồ chơi và cùng về chổ ngồi nhé!


* Hoạt động 2 :

+ Ôn nhận biết hình tròn , hình vuông và hình tam giác :

- Trong rổ của các con có gì nào?( hình tròn , hình vuông và hình tam giác).

- Các con hãy chọn hình lăn được cho cô xem nào?               

- Hình gì vậy các con?

- Các con sờ đường bao quanh xem thấy như thế nào?

- Hình tròn có lăn được không? Tại sao hình tròn lại lăn được? ( vì hình tròn không có cạnh và không có góc).

 - Các con ơi , hình gì có 4 cạnh bằng nhau , các con lấy ra cho cô xem nào?

 - Hình này gọi là hình gì? ( hình vuông), Hình vuông có lăn được hay không ?

- Vậy bạn nào cho cô biết tại sao hình vuông không lăn được ? ( vì hình vuông có cạnh có góc )

- Các con cùng đếm xem hình vuông có mấy cạnh ?

- Để biết bốn cạnh có bằng nhau hay không  các còn cùng nhìn lên xem cô đo.

+ Cô đọc câu đố:                         3 que tính nhỏ.

                                                         Xếp thành một hình .

                                                         3 cạnh xinh xinh

                                                         3 góc xinh xinh

                                                         Là hình gì nhỉ ?

- Các con đếm xem hình tam giác có mấy cạnh?(cho trẻ đếm các cạnh của hình tam giác)

- Vậy hình tam giác có lăn được không? Tại sao?

+ Phân biệt hình tròn , hình vuông và hình tam giác:

- Cô gắn hình vuông và hình tam giác lên bảng:

+ Bạn nào có thể cho cô biết hình vuông và hình tam giác có điểm gì giống nhau? ( Đều có cạnh , có góc và không lăn được)

- Cô gắn hình tròn lên bảng và hỏi trẻ:

+ Vậy giữa hình tròn với hình vuông (hình tam giác) khác nhau ở điểm nào? ( Hình vuông ( hình tam giác)  có cạnh, có góc và không lăn được , còn hình tròn không có cạnh , không có góc , lăn được).

- Cho cháu lấy dây ở trong rổ và cất rổ đi rồi về tổ của mình đứng thành hình chữ U .

+ Luyện tập:

- Với sợi dây này, các con xem cô sẽ tạo được những hình gì ? ( Cô tạo thành hình vuông rồi hỏi cháu xem cô có hình gì đây )

- Các con có muốn tạo được các hình giống như cô không nà

- Thế các con hãy dùng sợi dây của mình tạo thành các hình theo yêu cầu của cô            

+ Các con hãy tạo hình vuông cho cô xem nào?

+ Để xem hình tam giác thì như thế nào? Thì chúng ta cùng tạo hình tam giác nhé

 + Vậy để có được hình tròn thì các con sẽ làm như thế nào?

- Cô cho cháu thực hiện 2 lần.( trong khi cháu luyện tập cô quan sát và giúp cháu biết cách tạo thành các hình mà cô yêu cầu )

* Hoạt động 3: Trò chơi : “ Ai nhanh nhất”

+ Cách chơi:

- Cô chia trẻ thành 3 hàng , 3 bạn đứng đầu hàng sẽ lên chọn cho tổ của mình một bức thư rồi về cho cả tổ mình cùng xem trong đó có hình gì?. Sau đó các tổ lần lượt đi tìm đồ dùng , đồ chơi trong lớp có dạng hình tròn , hình vuông và hình tam giác. Tổ nào tìm đúng hình giống như với nội dung có trong bức  thư và tìm được nhiều hình là tổ đó sẽ thắng.

- Cô bao quát, nhận xét, sửa sai, động viên trẻ

- Trẻ vui hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” và ra sân chơi

Phân tích nói dùng Luyện tập sau khi có giới thiệu tên hình tròn 3 tuổi


C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Đọc đông dao bài : “ Nu na nu nống”

* TIẾN HÀNH

- Cô tập trung trẻ lại, xếp thành 2 hàng, dặn dò trẻ trước lúc ra sân

- Cho trẻ ra sân chơi với trò chơi “ Nu na nu nống”

- Cô nêu luật chơi, cách chơi

- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần

- Cô bao quát, nhận xét, khen trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Làm quen với bài thơ: “Bé tới trường”

I. TIẾN HÀNH

- Cô giới thiệu tên và tác giả bài thơ “ Bé tới trương”

- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần

- Cô cho trẻ đọc theo cô 2 – 3 lần

- Luyện cho trẻ đọc thuộc bài thơ

- Cô bao quát, sửa sai, khen trẻ

Đánh giá cuối ngày


...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................