Phận tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp trong xã hội

Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai câp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?

Câu 2: Trang 58 sgk Lịch sử 9

Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai câp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh?

Bài làm:

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

  • Cấu kết chặt chẽ với đế quốc
  • Bộ phận địa chủ nhỏ, vừa có tinh thần yêu nước

- Giai cấp tư sản:

  • Tư sản dân tộc: yêu nước, không kiên định
  • Tư sản mại bản: cấu kết với Pháp

- Giai cấp tiểu tư sản: Số lượng tăng, đời sống bấp bênh, bộ phận tri thức có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Giai cấp nông dân: đời sống tối tăm, cơ cực, là lực lượng cách mạng hùng hậu.

- Giai cấp công nhân: số lượng tăng nhanh, bị ba tầng áp bức … nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1: Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Các câu hỏi tương tự

Những câu hỏi liên quan

1. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới nào? Trình bày những nét chính về một  giai cấp, tầng lớp trong số các giai cấp, tầng lớp mới đó ?

GỢI Ý: Mục II. 2 SGK trang 141, 142

* Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự phân hóa, xuất hiện giai cấp tầng lớp mới là:

- Tầng lớp tư sản.

- Tầng lớp tiểu tư sản.

- Giai cấp công nhân.

* Trình bày những nét chính về một giai cấp, tầng lớp. Có thể chọn:

+ Tầng lớp tư sản: Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn… => bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do => đời sống bấp bênh, có ý thức dân tộc. Tích cực tham gia các hoạt động cứu nước.

+ Giai cấp công nhân: phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

A. công nhân, nông dân và tư sản dân tộc 

B. công nhân, nông dân và tiểu tư sản

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản 

D. Địa chủ, nông dân và công nhân

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội, đó là:

A. công nhân, tiểu tư sản, địa chủ nhỏ

B. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc

C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản

D. công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

Địa chủ nhỏ và công nhân

Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản

Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc

Công nhân, nông dân và tiểu tư sản

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

A. công nhân, nông dân và tư sản dân tộc

B. công nhân, nông dân và tiểu tư sản

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản

D. Địa chủ, nông dân và công nhân

Skip to content

Thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam [tháng 2/1930] như thế nào ?

1. đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :

– Giai cấp địa chủ:

+ Là chỗ dựa chủ yếu của thực dân Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân…
+ Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện…

– Giai cấp nông dân :

+ Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. + Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, so họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng. – Giai cấp tư sản : Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và là “con đẻ” của chế độ thuộc địa. Do quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận: + Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc.

+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yếu kém dễ thỏa hiệp.

– Giai cấp tiểu tư sản thành thị :

+ Phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
+ Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

– Giai cấp công nhân :

+ Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai [trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn] + Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để…, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng : Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân. Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.

Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và trào lưu cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.

Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

2. Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam :

Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng thì phải đánh đổ.  Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phe vô sản. đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập. Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông. đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. đảng phải có trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được quần chúng.

Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng lớp trên, đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến, phản động.

Video liên quan

Chủ Đề