Phòng cháy chữa cháy là gì vai tro vi tri

Trong công tác phòng cháy chữa cháy, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho phát triển bền vững của cơ sở, sự bình yên cuộc sống cho mọi người, giữ vững an ninh trật tự [ANTT] chung. Chính vì vậy, mỗi người chủ cơ sở phải thực sự thấy được trách nhiệm của mình, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Pháp luật, chắc chắn cháy nổ không xảy ra. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, người đứng đầu cơ sở phải chú trọng công tác huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; thường xuyên kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Người đứng đầu cơ sở cần quan tâm thật sự đến công tác phòng cháy chữa cháy [PCCC]; tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC đến toàn thể người lao động nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức trong công tác PCCC. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện tốt các qui định sau:

1. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;

2. Người đứng đầu cơ sở có tính đặc thù về PCCC như: Đặc khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở là các công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và các công trình khai thác khoáng sản khác; cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho tàng; cơ sở là cảng, nhà ga, bến xe; cơ sở lả trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ thì phải thực hiện các biện pháp đặc thù về PCCC phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy nổ của từng loại cơ sở.

3. Tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.

4. Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất.

5. Không được lưu trữ quá nhiều hàng hoá trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.

6. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.

7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn

8. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

9. Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực canh gác

10. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

11. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.

12. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 hoặc báo cho Chính quyền, Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.

Hệ thống chữa cháy là hệ thống gồm các thiết bị có tác dụng phòng cháy chữa cháy. Khi có đám cháy xảy ra, người ta sử dụng thiết bị này để chữa cháy.

Đó là một hệ thống bao gồm cáctrang thiết bị có tác dụng phòng cháy và chữa cháy. Khi có hỏa hoạn xảy ra, người ta sử dụng những thiết bị này để dập tắt đám cháy, hoặc ngăn chặn cho đám cháy không được lan rộng và chờ cảnh sát PCCC đến ứng phó. Vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ sau đây!

Hệ thống chữa cháy là gì? Ý Nghĩa của hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống chữa cháy là gì? Hầu hết ai cũng biết được đó chính là hệ thống gồm các trang thiết bị cần thiết được trang bị đề phòng trường hợp hỏa hoạn xảy ra. Khi có hỏa hoạn người ta sử dụng những thiết bị này để dập tắt đám cháy. Tất cả nhằm hạn chế tối đa tác hại của hỏa hoạn gây ra.

Hiện nay, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy được trang bị ở hầu hết những tòa nhà chung cư giống như một hệ thống an ninh để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người khi có hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế phù hợp với tất cả các công trình, từ công trình nhà ở dân cư, đến khu chung cư, đến nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng, các nhà hàng quán bar….

Các thiết bị phòng cháy bao gồm các bộ phận riêng biệt được lắp đặt với nhau tạo thành một hệ thống có ích trong hệ thống phòng cháy chữa cháy được hoàn thiện. Có thể nói thiết bị phòng cháy chữa cháy chính là giá trị cốt lõi của hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.

Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm có: hệ thống báo cháy; hệ thống chữa cháy và hệ thống máy bơm dùng để chữa cháy. Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy được phân chia thành những hình thức báo cháy, chữa cháy khác nhau và việc sử dụng cũng khác nhau. Các thiết bị này được sản xuất từ nhiều hãng khác nhau.

Các thiết bị trong hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống chữa cháy là gì thì hầu hết mọi người ai cũng biết. Khái niệm này được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hệ thống phòng cháy, chữa cháy sẽ bao gồm những thiết bị gì? Vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?

  • Hệ thống thiết bị báo cháy

Thiết bị báo cháy là những sản phẩm hàng đầu được xem là mỗi đơn vị đều cần phải sử dụng, lắp đặt. Hệ thống bao gồm các chi tiết sau đây:

– Trung tâm báo cháy tự động gồm có: 01 mainboard điều khiển, 01 biến thế, 01 battery, các module.

– Hệ thống các thiết bị đầu vào gồm có: đầu báo cháy [ báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…]; công tác khẩn.

– Hệ thống thiết bị đầu ra gồm có: Bảng hiển thị phụ; còi báo động; đèn báo động, đèn exit; bộ quay số điện thoại tự động.

  • Thiết bị hệ thống chữa cháy

Hệ thống thiết bị chữa cháy được phân ra làm hai loại là hệ thống chữa cháy bán tự động và hệ thống chữa cháy tự động. Thiết bị bao gồm:

* Hệ thống chữa cháy bán tự động là hệ thống chữa cháy bán cổ điển, đơn giản chỉ bao gồm hộp chữa cháy và cuộn vòi chữa cháy.

* Hệ thống thiết bị chữa cháy tự động gồm có:

– Hệ thống chữa cháy tự động FM-200: sử dụng khí FM200 để chữa cháy. Hệ thống được thiết kế để bảo vệ cho không gian hẹp dưới 1500m3.

– Hệ thống chữa cháy tự động khí CO2: sử dụng khí CO2 để dập tắt đám cháy. – Hệ thống này được ứng dụng ở những nơi cần bảo vệ các loại máy móc thiết bị. – Hệ thống chữa cháy tự động bọt Foam: hệ thống chữa cháy này sử dụng bọt foam để chữa cháy. Hệ thống này được sử dụng khá rộng rãi trong cuộc sống giúp giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng khi dập lửa không làm hư hỏng các thiết bị, đồ dùng.

– Hệ thống chữa cháy tự động Stat-X: là hệ thống chữa cháy sử dụng chất Stat – X một loại hóa chất rắn sạch để dập tắt đám cháy.

– Hệ thống chữa cháy tự động Novec 1230: Hệ thống chữa cháy này được sử dụng để chữa cháy cho những khu vực chứa các thiết bị, đồ vật giá trị cao.

– Hệ thống chữa cháy tự động Nito: Hệ thống chữa cháy này sử dụng khí nito để chữa cháy. Đây là một chất khí không màu, không mùi chiếm 78% trong không khí xung quanh ta.

Nói chung, ít ai nắm bắt hết được các thiết bị trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Những hầu hết mọi người đều biết được hệ thống chữa cháy là gì. Trên đây bảo hộ lao động Thiên Bằng đã giới thiệu tới các bạn một cách đầy đủ về những trang thiết bị cần thiết trong hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn.

Chủ Đề