Review phỏng vấn vib

1. Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi phỏng vấn ngân hàng

Có thể bạn nghĩ rằng phỏng vấn chỉ đơn thuần là một cuộc trao đổi nhỏ, hay cũng có nhiều người cho rằng phỏng vấn chỉ là một sự lừa dối của nhà tuyển dụng, chỉ “làm cảnh” chứ người ta đã sắp xếp xong xuôi hết rồi.

Tuy nhiên, tôi lại không nghĩ như vậy vì buổi phỏng vấn chính là cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng tại sao họ nên tuyển bạn chứ không phải là các ứng viên khác. Không những thế, buổi phỏng vấn cũng là một buổi chia sẻ, giải đáp thắc mắc giúp các ứng viên tìm hiểu sâu hơn về công ty, ngành nghề mà mình quan tâm. Sẽ có 2 mảng các câu hỏi tổng quan và câu hỏi chuyên môn khi phỏng vấn ngân hàng như sau.

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

1.1. Câu hỏi tổng quan về ứng viên tham gia phỏng vấn ngân hàng

Review phỏng vấn vib

Chắc hẳn ai trước khi phỏng vấn cũng biết tới những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng và tự trả lời theo cách của riêng mình. Tôi mong bạn thật chú trọng vào những câu hỏi dưới đây

- “Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình”: Tôi tin rằng đây là câu hỏi mà 100% các công ty cũng như ngân hàng hỏi bạn đầu tiên. Bởi vậy, bạn nền tự chuẩn bị kỹ lưỡng câu hỏi này và tập nói trước ở nhà. Nếu yêu cầu tiếng Anh thì bạn càng phải chú ý. Khi trả lời câu hỏi này bạn cần đảm bảo đủ những nội dung sau: Tên, Trường (đã tốt nghiệp hoặc đang học), Công ty đang làm, vị trí chức vụ, thành tích, điểm mạnh, sở thích khi rảnh (nên tập trung vào những sở thích liên quan hoặc giúp ích cho tài chính ngân hàng như xem các chương trình truyền hình thực tế, đọc sách)

- “Bạn biết gì về công việc này”: Đây là một câu hỏi được các chuyên gia tuyển dụng đánh giá là khá khó. Vì vậy khi chuẩn bị viết CV, bạn nên nhờ người quen xin được bản mô tả chức năng nhiệm vụ của phòng ban tại ngân hàng mà bạn ứng tuyển. Hoặc chí ít, bạn cũng nên hỏi họ về nhiệm vụ, công việc thường ngày của phòng, mối liên quan, tương tác của phòng ban đó với các phòng ban khác trong công ty. Khi phỏng vấn nếu bạn có “đồ nghề” trong tay rồi thì hãy nêu tóm tắt chức năng nhiệm vụ của phòng ban bạn ứng tuyển.

Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng Vietinbank của một số ứng viên là sau khi giới thiệu bản thân bạn cần trả lời khéo léo câu hỏi “Em hiểu gì về công việc mình sẽ làm”. Những ứng viên này đã thông minh lấy trong tập tài liẹu mô hình cơ cấu tổ chức của Vietinbank và nói rằng “Em đã tìm hiểu qua báo cáo thường niên và qua đề thi tuyển dụng đầu tư, bên cạnh đó nhìn vào cơ cấu của phòng Thanh toán quyết toán vốn kinh doanh thì phỏng mình thuộc bộ phận back office”.  Chính vì vậy công việc chính của vị trí ứng tuyển đó là kinh doanh vốn và điều hoà vốn. Khi nghe xong câu trả lời, cả phó phòng đầu tư, phó phòng kinh doanh ngoại tệ và trưởng phòng thanh toán quyết toán đều mỉm cười và gật đầu, đây có thể nói là thành công đầu tiên của ứng viên

- “Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng chúng tôi để làm việc”: Đây cũng là một câu hỏi thường gặp, rất nhiều bạn băn khoăn không biét nên trả lời câu hỏi này như thế nào. Hãy đơn giản hoá mọi việc và nghĩ rằng đây chỉ là một câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn hiểu về ngân hàng của họ như thế nào.

Khi phỏng vấn hãy mang theo báo cáo tài chính của ngân hàng bạn ứng tuyển. Nhớ rằng trước đó bạn phải tính toán được những chỉ số phân tích và đọc được báo cáo thường niên. Các thành tích của ngân hàng cũng cần được chú ý. Một số khía cạnh bạn nên can nhắc là ROA, ROE, tổng huy dộng, vốn sở hữu,.. Bạn cũng có thể nói về trách nhiệm xã hội với cộng đồng thông qua các hoạt động mà ngân hàng đã tổ chức và kết luận rằng đó chính là những lý do để tôi lựa chọn ngân hàng của mình.

- “Ngoài ngân hàng chúng tôi bạn có nộp thêm hồ sơ xin việc vào các ngân hàng khác không?”: Đây cũng là 1 trong những câu hỏi khiến nhiều người phân vân. Chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ nếu giả sử mình nói có thì nhà tuyển dụng nghĩ mình không phải là người không trung thành với ngân hàng, còn nếu nói không thì họ sẽ nghĩ mình là người giả dối.

Ví dụ, khi bạn ứng tuyển vào vị trí việc làm chuyên viên ngân hàng Techcombank thì kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng Techcombank là hãy nói bạn có nộp hồ sơ vào các ngân hàng khác. Tuy nhiên ngân hàng mình luôn là lựa chọn ưu tiên số 1.

Khi liệt kê vị trí ứng tuyển thì bạn hãy chú ý rằng nó phải có liên quan đến vị trí bạn đang được phỏng vấn tại ngân hàng hiện tại. Điều nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên là phải biết tự định hướng cho bản thân.

- “Nếu bạn nhận được lời mời gọi từ ngân hàng khác với mức lương cao hơn khi đang làm việc ở ngân hàng chúng tôi thì bạn sẽ xử lý thế nào?”: Với các bạn sinh viên mới ra trường thì đây là câu hỏi khó xử. Tuy nhiên, tôi có 1 gợi ý cho các bạn rằng: Đâu tiên hãy nói với nhà tuyển dụng bạn cảm thấy vui vì năng lực của mình được nhiều ngân hàng đánh gia cao nhưng để đưa ra quyết định đi hay ở lại thì bạn sẽ cần dựa trên 3 yếu tố là môi trường làm việc, chế độ lương thưởng và cơ hội thăng tiến. Nếu ngân hàng hiện tại chỉ cho bạn một mức lương cao hơn còn 2 yếu tố kia thì không thì chắc chắn bạn phải rời đi.

Xem thêm: Bí quyết xây dựng CV ngân hàng MB chuyên nghiệp, ăn điểm

1.2. Câu hỏi chuyên môn, kiến thức về ngân hàng

Câu hỏi chuyên môn sẽ yêu cầu mảng kiến thức sâu rộng. Bạn phải tự dựa vào tư duy của mình để đối phó những câu hỏi ấy. Khi biết được chức năng nhiệm vụ của phòng ban cần phải tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến vị trí ấy.

Review phỏng vấn vib

Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ của một ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng VP Bank, mà cụ thể là vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng. VP Bank sẽ gọi ứng viên đi phỏng vấn mà không cần làm bài test đầu vào đối với vị trí này.Trong bản mô tả công việc trên trang chủ VP Bank yêu cầu những công việc chính là: Phối hợp với Gíam đốc quan hệ khách hàng để hoàn thành chỉ tiêu, tạo mối quan hệ với khách hàng để lấy thông tin, soạn thảo những tờ trình tín dụng, kết hợp cùng các chi nhánh khác trong việc phát triển và chăm sóc khách hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Như vậy, điều mà các nhà tuyển dụng muốn nghe là ứng viên phải biết cách sắp xếp công việc, lên lịch trình làm việc cho Gíam đốc quan hệ khách hàng. Tờ trình tín dụng là gì, cách soạn thảo một tờ trình tín dụng ngắn gọn đầy đủ là những gì bạn nên chuẩn bị trước. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên để có thể hoàn thành tốt công việc trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng. Công việc sẽ yêu cầu bạn là một người biết ăn nói khéo léo Nếu VP Bank yêu cầu IETLS từ 6.0 hoặc TOE 550 thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm câu trả lười bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Bên cạnh đó trong CV xin việc của bạn cần có kinh nghiệm cho các tổ chức tài chính khác nhau, có thể bạn chỉ là cộng tác viên đi chăng nữa thì điều này sẽ rất giúp ích cho công việc. Bạn sẽ ghi được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụn nếu biết chuẩn bị một tình huống phỏng vấn ngược (ứng viên hỏi nhà tuyển dụng).

Xem thêm: Đơn xin việc ngân hàng Sacombank

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Trong quá trình phỏng vấn ngân hàng

2.1. Tác phong khi phỏng vấn ngân hàng

Hẳn sau khi chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn vào ngân hàng thì khi phỏng vấn, để ghi điêm trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn phải có một tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp. Một kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng Sacombank với vị trí giao dịch viên là nếu bạn gặp phải một câu hỏi khó thì hãy xin phép nhà tuyển dụng một vài phút để suy nghĩ thay vì cứ ấp úng trả lời một cách lòng vòng không dứt khoát. Bạn nghĩ rằng trả lời mà không cần suy nghĩ thì sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao ư? Không đâu, nếu bạn làm vạy thì bạn càng dễ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng mà thôi vì cử chỉ và lời nói là 2 điều ảnh hưởng trực tiếp đánh giá kỹ năng giao tiếp của bạn.

Bạn cũng cần lưu ý khi phỏng vấn thì bắt buộc bạn phải đến đúng giờ mà đẹp nhất thì tôi khuyên bạn nên đến sớm trước khoảng 15 phút.

2.2. Trang phục khi phỏng vấn ngân hàng

Đây cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện bạn rất quan tâm đến hình ảnh của mình với người dối diện. Nếu bạn là nam, bạn nên mặc một bộ vest đeo cà vạt và mang giày đen là một sự lựa chọn hoàn hảo. Những cũng đừng lo lắng rằng điều này sẽ khiến bạn… đẹp trai hơn sếp vì nó chỉ thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp trong công việc mà thôi. Trong kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng ACB thì các bạn nam chỉ nên đeo 2 loại trang sức là đồng hồ và nhẫn cưới. Một sinh viên mới ra trường thì không có nhẫn cưới rồi nên đồ vật bạn đeo trên tay chỉ nên là đồng hồ thôi. Đừng dại mà đeo các loại trang sức khác như khuyên tai, vòng tay và đừng để lộ hình xăm bạn nhé.

Nếu bạn là nữ thì hãy mặc trang phục váy công sở mix với áo sơ mi trên nền trắng, áo vest bên ngoài và mang theo 1 chiếc túi xách tay. Bạn không nên trang điểm và xức nước hoà quá mạnh. Một ứng viên kể lại kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng VIB là một bạn gái đi phỏng vấn cùng đã ăn mặc một phong cách khá nhã nhặn, toát lên vẻ đẹp và sắc sảo mang lại sự ấn tượng cho người tiếp xúc. Có một câu nói vui là “Anh hùng không qua được ải mỹ nhân”, thật vậy nếu bạn đã có một ngoại hình ưa nhìn thì chỉ cần tập trung vào phong cách ăn mặc một chút khi phỏng vấn thì ngoại hình sẽ biến thành điểm cộng lớn cho bạn.

Review phỏng vấn vib

Trên đây là toàn bộ các kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng khác nhau của những Bankers kỳ cựu. Hy vọng qua bài viết bạn có thể tự tin và học hỏi được những mẹo hay khi ứng tuyển tại các ngân hàng. Chúc bạn thành công!