Sách hướng dẫn thêu tranh Mã đáo thành công

Tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công (Bát tuấn du xuân) là sản phẩm tranh chữ thập thêu kín của hãng tranh Monalisa. Đây là mẫu tranh thêu chữ thập Mã đáo thành công kích thước rộng trung bình. Phù hợp với những người yêu thích loại tranh khổ rộng trung bình.
✅ Kích thước tranh: 149×64 cm.
✅ Số ô thêu: 600×231✅ Chủ đề tranh: Tranh ngựa, Động vật. ✅ Mô tả: Ngựa chạy sang phải

✅ Hán tự (chữ trên tranh theo tiếng Trung Quốc): 馬到成功


✅ Phiên âm: Mǎdàochénggōng
✅ Dịch nghĩa sang tiếng Việt: Mã đáo thành công✅ Tranh phù hợp để treo ở phòng khách, phòng làm việc

❤️ Tranh mang thông điệp: Chúc năm mới mã đáo thành công, an nhiên tự tại, phú quý cát tường, bách niên giai lão


✅ Các đối tượng nội dung xuất hiện trong tranh: 8 con ngựa, Ngọn núi, Dòng sông, Hoa Đào, Hoa Mẫu Đơn, Cây Tùng, Hoa Sen
✅ Bộ sản phẩm gồm: Vải in màu sẵn, kim thêu, chỉ thêu.
#tranhtheuchuthap #tranhchuthap #DW0568

Ý nghĩa tranh Mã đáo thành công (DW0568) là gì?

Để hiểu ý nghĩa của bức tranh Mã đáo thành công, ta cùng tìm hiểu ý nghĩa các thành phần góp mặt trong bức tranh sau đây:

8 con ngựa

Tranh 8 con ngựa (bát mã) được gọi chung là Bát Tuấn đồ. Tức 8 con ngựa quý của vua Chu Mục Vương. Trong đó chữ đồ có nghĩa là tranh. Phần lớn tranh Bát Mã được gọi là Mã Đáo Thành Công dựa theo điển tích thắng trận trở về. Tranh Bát Mã còn có nhiều tên gọi khác tùy theo cách bố cục. Chẳng hạn như: Bát Tuấn Phi Đằng, Bát Tuấn Hùng Phong, Bát Mã Truy Phong, Mão Đáo Du Xuân... Hoặc các tên gọi như Ngựa Phi Nước Đai, Ngựa Phi Đồng Cỏ.

Những ngọn núi có ý nghĩa gì trong hội họa?

Núi và nghệ thuật:

Ý tưởng đơn sơ nhất của núi là dùng để tả cảnh. Những ngọn núi là sản phẩm được kiến tạo bởi bàn tay của mẹ thiên nhiên. Mỗi ngọn núi đều không giống nhau. Nó là những vật thể tạo hình thú vị, đồng thời phối hợp với nhau thành những bức tranh hùng vĩ, gây rung động lòng người.

Núi và giá trị trong Ngũ Hành:

Núi mặc dù được tạo lên từ "Thổ" trong Ngũ Hành. Nhưng những ngọn núi thường kèm với cây cỏ và nước. Những bức tranh có núi non thường không đơn thuần là khối đất đá, mà bao gồm cây cỏ, nước,.... Nên nó đem lại sự hài hòa giữa nhiều mệnh: Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Núi cũng như hồ, nó chứa đựng cả một hệ sinh thái bên trong nó. Cổ nhân cũng chưa có trường hợp nào "kén" tranh vì có hình ảnh núi bao giờ. Và nếu ai cho rằng tranh có núi non là ý nghĩa lớn về ngũ hành thì có lẽ đó là một sự sai lầm. Không giống những bức tranh rừng cây, vốn hoàn toàn là hệ Mộc.

Ý nghĩa phong thủy của núi:

Những ngọn núi còn mang ý nghĩa điểm tựa vữa chắc. Những ngôi nhà đắc địa trong phong thủy được cho là phải có địa thế "Tọa sơn hướng thủy". Lưng tựa núi, mặt hướng biển được coi là tiêu chuẩn vàng trong phong thủy. Rất nhiều công trình chùa chiền hiện đại xây dựng để thu hút khách du lịch đã vận dụng địa thế siêu đắc địa này. Có lẽ, vì thế mà chúng có khả năng thu hút tài lộc rất mạnh.

Nghệ thuật tranh núi non, sơn thủy:

Tranh về chủ đề núi thường là chủ đề "Sơn thủy". Chúng có 3 dạng bố cục chính là: Cao Viễn đồ, Bình Viễn đồ, Thâm Viễn đồ. Trong đó:

    • Cao Viễn đồ (tranh cao lớn, hùng vĩ và xa xôi): Tranh phong thủy theo bố cục cao viễn đặt núi làm nội dung chủ đạo. Tranh hiện ra là phong cảnh cao lớn và hùng vĩ.
    • Bình Viễn đồ (tranh bằng phẳng và xa xăm): Tranh bố cục theo dạng Bình Viễn là tranh có phong cảnh mênh mông và xa xăm. Không chỉ có ý nghĩa về sự ít gồ ghề, bằng phẳng. Chữ Bình còn có ý nghĩa là cảm giác bình yên. Trong tranh Sơn Thủy theo bố cục Bình Viễn, nước thường được xem là chủ đạo và chiếm nhiều diện tích trên hình. Phía xa xa sẽ có nhấp nhô những ngọn núi chập chùng. Hoặc có thể chỉ là một góc núi ở bên cạnh tranh (không có trong trọng tâm). Tranh bố cục Bình viễn cũng thường có cảnh con thuyền và người (ông già) đánh cá, hoặc các ông tiên đánh cờ, luận thi ca trên mỏm đá.
    • Thâm Viễn đồ (tranh xa xăm và có chiều sâu): Với bố cục Thâm Viễn đồ, phong cảnh thường có góc nhìn từ trên cao xuống, thể hiện không gian sâu rộng. Tranh thường có thung lũng, hoặc hang động, hay mây mờ để tạo lên sự huyền bí, vắng vẻ và tĩnh mịch. Những nơi "vùng sâu vùng xa" lại là nơi núi non hiểm trở chính là nơi yên tĩnh cho các ẩn sĩ lánh đời.

Như vậy, mỗi bố cục tranh Sơn Thủy đem lại những ý đồ và ý nghĩa rất khác nhau. Nhưng tựu chung, ngọn núi là biểu tượng của sự hỗ trợ.

Hình ảnh sông nước trong tranh

Sông nước trong tranh nhẹ nhàng hơn thác nước về tính động, nhưng lại lớn hơn rất nhiều về trữ lượng. Hình ảnh sông nước mang đầy đủ những ý nghĩa của nước với sự sống. Tuy nhiên lại chứa đựng chất thơ nhiều hơn. Bởi những con sông có tính uốn lượn, kết hợp với sự sống của loài người và muông thú ngay trên nó.

Hình ảnh con sông thường xuất hiện trong những tác phẩm tranh "Sơn thủy hữu tình" khi kết hợp với núi non. Hoặc trong "Lưu thủy sinh tài" khi ghép với thác nước. Thậm chí còn được phối với những bức tranh "Ngựa phi nước đại", "Mã đáo thành công". Hoặc tham gia vào những bức tranh làng quê đầy phong vị truyền thống, những bức tranh vừa tĩnh tại, lại mang hơi thở rộn ràng.

Hoa Đào

Hoa đào là biểu tượng của mùa xuân. Những tranh có hoa đào cũng thường mang theo ý nghĩa một lời chúc nào đó. Hoa Đào màu đỏ là sự may mắn, màu hồng phai là cuộc sống tốt đẹp nhẹ nhàng, màu trắng là sự tinh khôi thanh khiết. Hoa Đào xuất hiện có ý nghĩa chào đón một khởi đầu may mắn.

Hoa mẫu đơn

Tranh hoa Mẫu đơn luôn mang ý nghĩa về sự giàu có thịnh vượng. Ngoài vẻ đẹp đến mê mẩn, sức hút đối với loài ong và bướm. Thì loài hoa này còn được nhiều nơi trọng vọng như một loài hoa đứng đầu của các loài hoa.

Tại Hoa Kỳ, Mẫu Đơn là loài hoa biểu trưng của bang Indiana. Năm Đinh Dậu 1957, Quốc hội bang Indiana đã thông qua một đạo luật chính thức tuyên bố hoa Mẫu Đơn là hoa biểu trưng của bang, thay thế cho cúc zinnia vốn là biểu trưng của bang này từ 1931.

Tại Nhật Bản, cây Mẫu Đơn còn được coi là một phương thuốc. Rễ của các loài mẫu đơn được dùng để điều trị chứng co giật. Tất nhiên, chủ yếu nó được trồng làm cây cảnh. Và người ta cũng cho rằng Mẫu Đơn là "vua của các loài hoa".

Tại Trung Quốc, loài hoa này được coi là biểu tượng lâu đời hơn các nước khác. Đến thời nhà Tống, hoa Mẫu Đơn được phong là "hoa vương", hay còn gọi là vua của các loài hoa. Tới nhà Thanh, năm 1903 thì Mẫu Đơn đã được tuyên bố là quốc hoa của nhà Thanh. Vào năm 2010, Trung Quốc cũng quyết định chọn Mẫu Đơn là quốc hoa. Và tại Trung Hoa, thì Mẫu Đơn đẹp nhất, nổi tiếng nhất là ở thành Lạc Dương. Cũng giống như Đà Lạt của Việt Nam, vùng đất nổi tiếng với các loài hoa đẹp vậy. Và hàng năm, tại Lạc Dương đều có hàng loạt triển lãm hoa Mẫu Đơn lớn nhỏ.

Có một điểm đặc biệt là các loài Mẫu Đơn tạo ra mật hoa ở bên ngoài các nụ hoa, khiến cho kiến rất yêu thích.

Cây Tùng

Cây tùng có vẻ đẹp thanh cao, chịu được phong ba bão táp. Tuổi thọ của cây Tùng rất dài, đến vài nghìn năm trở lên. Với tuổi thọ "thiên thu vạn đại" như thế, nên cây Tùng tượng trưng cho sự trường thọ. Nó cũng là biểu tượng của phúc đức, lòng hiếu khách. Những bức tranh có tán cây Tùng chĩa vào bên trong bức tranh có ý nghĩa là Tùng Nghênh Khách.

Hoa Sen

Hoa Sen là loài hoa gần gũi với người châu Á, tượng trưng cho sự thanh sạch, tinh khiết dù sống giữa nơi bùn lầy rất bẩn. Những cánh hoa Sen có một vẻ đẹp gây hớp hồn bất cứ ai ngắm nhìn nó vào mỗi sáng sớm, những ngày thời tiết mưa,...

Hoa Sen được gắn liền với Phật Giáo, là biểu tượng của sự giác ngộ tâm tính. Do đó thường mang lại điềm lành. Các cánh hoa được hình dung như các luân xa (charka) đang quay quanh trục. Theo khoa học tâm linh, thì các luân xa là trung tâm năng lượng của các cá thể sống. Và con người có tới 7 luân xa khác nhau, mang lại những loại năng lượng và năng lực khác nhau.

Năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam từng chủ trì cuộc bầu chọn quốc hoa của Việt Nam. Kết quả là hoa Sen được nhiều người bầu nhất. Tuy nhiên, cũng chưa có văn bản chính thức nào quy định quốc hoa của Việt Nam.

Cây hoa Sen được xem là một loài mà con người có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó. Do vậy, tính hữu dụng trong đời sống của sen với con người rất cao.

Tranh hoa Sen không chỉ thể hiện phong thái sống thanh khiết, giản dị. Còn là vật hấp thu tinh túy trời đất, mang lại sức khỏe tốt bất kể môi trường sống ra sao. Tranh hoa Sen cũng mang lại sự an nhiên cho tâm hồn, mang lại điềm lành cho gia chủ.

Tranh thêu chữ thập Mã Đáo Thành Công LV3107 Kích thước 97x46cm

Sách hướng dẫn thêu tranh Mã đáo thành công

Tranh thêu chữ thập Mã Đáo Thành Công LV3107 Kích thước 97x46cm

Yêu cầu gọi lại tư vấn

Vui lòng nhập thông tin để chúng tôi liên hệ lại với bạn.

  • Màu sắc tươi tắn nổi bật giúp ngôi nhà thêm sang trọng.
  • Chất liệu Chỉ DMC cao cấp đạt chứng nhận an toàn về chất lượng.
  • Phụ kiện đầy đủ, in màu chính xác 100%.
  • Đây Là Bộ phụ Kiện, Không Phải tranh thành phẩm

Để có được 1 bức tranh Thêu Chữ Thập Đẹp . Hôm Nay Tranhdinhda.com sẽ giới thiệu đến các bạn những chi tiết như sau:

1. Cách thêu tranh chữ thập.

Bạn mở hộp kit thêu va chuẩn bị dụng cụ thêu.
Thường thì 1 bộ kit tranh thêu sẽ bao gồm có: Kim thêu, chỉ thêu, vải thêu, Sách hướng dẫn thêu tranh chữ thập...

Sách hướng dẫn thêu tranh Mã đáo thành công

2. Sách hướng dẫn

Trên tấm Chart thêu hoặc vải thêu in sẵn, bạn quan sát thấy các màu in, Mỗi màu, mỗi ký tự in trên chart đều quy định cho 1 mã chỉ tương ứng. Bạn nhìn vào chart và xác định màu nào thêu trước màu nào thêu sau.

Sách hướng dẫn thêu tranh Mã đáo thành công

Sau khi chọn dược mã chỉ. Bạn tiến hành lấy chỉ theo đúng mã bạn chọn và bắt đầu tách chỉ. Thường thì loại vải áp dụng cho thêu chữ thập đa phần là vải aida 11ct nên khi tách chỉ các bạn lưu ý tách lấy 3 sợi trong 1 lọn 6 sợi để thêu. Như thế mũi thêu sẽ đảm bảo đẹp mà không bị chồng đè.Cứ như thế trong suốt quá trình thêu bạn luôn đảm bảo thêu chỉ đủ 3 sợi.

Tiếp đến các bạn xỏ chỉ vào kim để thêu.Khi thêu tranh , các bạn lưu ý thêu theo hướng dẫn ở hình sau:

Sách hướng dẫn thêu tranh Mã đáo thành công

Ngay ở cái tên Tranh Thêu Chữ Thập đã thể hiện cách thức thêu. Nghĩa là bạn phải thêu sao cho các đường chỉ tạo thành hình chữ "+" .

Đầu tiên bạn đâm kim từ dưới lên từ vị trí số 1. sau đó bạn tiếp tục đậm kim xuống ở vị trí số 2, Đâm lên ở số 3 và đẫmuống ở số 4. Cứ như vậy các bạn thêu cho đến khi nào hết màu chỉ đó. Có nghĩa thêu màu nào xong màu đó để tránh sau này phát sinh nhiều chỉ vụn lại dễ sinh buồn chán.

Cứ như thế cho đến khi bức tranh của bạn được hoàn thiện.

Đây mới chỉ là 2/3 công đoạn thành phẩm bức tranh. Còn lại các bạn phải đóng khung cho tranh. Có như thế bức tranh sau bao ngày kỳ công sẽ có vẻ đẹp hoản hảo nhất.

Trước khi đóng khung tranh thì các bạn phải lưu ý giặt tranh thật trắng sạch. Nói thì đơn giản nhưng đây lại là công đoạn không kém phần quan trọng bởi nó chính là công đoạn tạo sự phẳng đẹp trắng sáng cho bức tranh.

2. Cách giặt tranh thêu chữ thập.

Có nhiều bạn thường hay nghĩ đơn giản là giặt giống như giặt quàn áo. Nhưng chưa hẳn là vậy.

Các bạn dùng nước ấm pha với 1/2 gói dầu gội hoặc 1 chút xà bông . Hòa tan tất cả sau đó bạn ngâm tranh. Bạn ngâm trong khoảng thời gian 3h sau đó mang ra phơi khô. Trong quá trình giặt bạn lưu ý không vắt hay vò tranh. Càng không thể sử dụng bàn chải bởi như thế sẽ làm cho sợi chỉ bị xù , mất đi vẻ sóng mượt nguyên thủy vốn có. Phơi tranh phải lưu ý thật khô nhằm tránh ẩm mốc sau này bạn nhé.

Sau khi tranh đã khô. Bạn có thể mang qua các cơ sở đóng khung tranh và chọn cho mình những mẫu khung đẹp nhất. Nếu cần thiết bạn có thể sử dụng bàn ủi để ủi tranh cho phẳng, lưu ý ủi vào mặt sau của tranh để tránh hư hại đáng tiếc.

3. Tuyệt Chiêu Thêu tranh chữ thập Nhanh và đẹp.

Thường thì thời gian để thêu 1 bức tranh thêu chữ thập loại vừa thì mất khoảng 2 -6 tháng. Nhưng nếu bức tranh khổ lớn thì làm sao để có thể thêu nhanh và vẫn đẹp?. Đó cũng chính là câu hỏi mà rất nhiều chị em thường quan tâm.

a. Cách thêu xuyên táo.

Đây là phương pháp rất hay, phù hợp với thêu tranh chữ thập mà không cần phải sử dụng khung thêu. Thường thì các bạn đâm kim xuống rồi rút cho hết chỉ, sau đó lại đâm kim lên. Như thế thời gian để hoàn thiện rất lâu vì các bạn phải tráo tay lên xuống liên tục. Nếu Quan sát các bạn sẽ thấy vải aida tuy cứng nhưng lại chắc chắn không bị xô nếp, mặt khác lỗ thêu trên vải cũng khá lớn để xuyên kim được linh hoạt hơn. Tận Dụng đặc tính ấy, khi đâm kim xuống bạn sẽ tiếp tục luồn kim lên luôn sau đó mới rút hết chỉ. Như thế bạn có thể tiết kiệm được 1/2 công đoạn mà tay các bạn không phải tráo lên xuống nhiều lần.

b. Cách thêu không bị xoắn chỉ.

Bạn sẽ rất bực mình nếu trong quá trình thêu hăng say lại phải dùng lại để chỉnh trang tút lại chỉ vì bị xoắn. Mặt khác khi chỉ bị xoắn, vô hình chung sẽ làm cho đường kim mũi chỉ trên tranh không còn đẹp mượt mà. Thay vào đó là những đường chỉ xoắn rối tung, luộm thuộm. Vậy bạn phải làm sao?

Thế này nhé, khi các bạn tách 3 sợi chỉ ra khỏi 6 sợi chỉ. phần đa thì các bạn tách cả 3 sợi cùng 1 lúc. Như thế sẽ rất lâu mà tự nhiên sẽ làm cho chỉ bị xoắn ngược. Vậy để thêu được đẹp, các bạn rút từng sợi 1. sau đó mới luồn chỉ vào kim. 3 sợi còn lại kia các bạn cũng làm tương tự. Mới nghe qua bạn sẽ cho là phức tạp nhưng đây thực sự là những thao tác cực kỳ đơn giản để có 1 bức tranh đẹp. Chúc các bạn chọn được bức tranh ưng ý.

Nhằm mang đến sản phẩm tranh đính đá, tranh thêu "Ngon, Bổ, rẻ". Tranhdinhda.com.vn luôn cố gắng mang đến cho quý khách những sản phẩm tốt nhất - giá thành rẻ nhất.

* HÌNH THỨC MUA HÀNG

Cách 1: Bạn kích vào nút nút " ĐẶT HÀNG", và điền đầy đủ thông tin, nhân viên CSKH sẽ gọi điện lại cho bạn xác nhận đơn hàng.

Cách 2: Gọi điện trực tiếp đến số Hotline: 0981.003.291 hoặc Zalo : 0981.003.291 (Đây là phương thức đặt hàng hiệu quả nhất ) để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng.

Kính chúc quý khách hàng vạn sự thành công !