Sốt virus bội nhiễm là gì năm 2024

Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, virus đường hô hấp là tác nhân gây bệnh thường xuyên ở người, có tác động đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trên toàn thế giới, trong đó có trẻ em. Một trong những virus đường hô hấp phổ thường được nhắc đến trong thời điểm này có thể kể đến virus cúm, adenovirus,... Mặc dù nhiễm virus có thể tự khỏi, tuy nhiên tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra ở những người bị suy giảm khả năng miễn dịch.

Sốt virus bội nhiễm là gì năm 2024
Đường hô hấp trên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Phân biệt cảm cúm thông thường và Adenovirus

Nguyên nhân gây cảm cúm thông thường là do virus Influenza, lây nhiễm trực tiếp hoặc từ người bệnh lây sang. Virus cúm Influenza ở người được chia làm 3 chủng là A, B, C, trong đó, virus cúm A và B là 2 loại thường gặp.

Trong khi đó, Adenovirus bản chất vẫn là một loại virus. Thế nên các triệu chứng khởi phát ban đầu tương đối giống nhau. Trẻ có thể biểu hiện như là sốt, viêm long đường hô hấp trên, đau họng, ho, có biểu hiện viêm thanh quản, khàn giọng, khản tiếng,…

Điểm khác biệt là Adenovirus ngoài gây ra những tổn thương trên đường hô hấp còn có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt, các bệnh lý ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm não màng não, viêm bàng quang...

Tuy nhiên, cho dù là nhiễm loại virus nào: virus cúm hay adenovirus,…trẻ đều có nguy cơ cao gặp phải tình trạng bội nhiễm vi khuẩn. Nguyên nhân là do virus có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp. Vì vậy bên cạnh điều trị nhiễm virus thì việc phòng tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn trong trường hợp này cũng nên được quan tâm đúng mức.

Tại sao trẻ nhiễm virus đường hô hấp lại dễ bội nhiễm vi khuẩn

Bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm vi khuẩn khi đang bị bệnh do virus như Adenovirus hay virus cúm... Khi nhiễm virus, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu, cùng với đó là sự tổn thương niêm mạc đường hô hấp do virus gây ra, rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, nhất là vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, làm nặng thêm tình trạng bệnh ở trẻ.

Tình trạng viêm đường hô hấp là một trong những bệnh lý thường gặp trong đời sống nhưng cũng có thể tiến triển nặng do bội nhiễm vi khuẩn sau khi trẻ bị bệnh do virus. Vì vậy, trẻ cần được nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn có thể gây bệnh đường hô hấp như: tụ cầu vàng, phế trực khuẩn, liên cầu. Sức đề kháng hô hấp của trẻ có thể được tăng cường bằng cách tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng quốc gia hoặc hỏi ý kiến bác sĩ dùng thức uống chứa thành phần ly giải vi khuẩn.

Ly giải vi khuẩn - giải pháp cho trẻ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường hô hấp

Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, ly giải vi khuẩn đã được giới thiệu vào những năm 1970 và được công nhận trên thế giới như là "vaccine đường uống", giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi hỗn hợp chiết xuất có nguồn gốc từ các mầm bệnh được bất hoạt là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng ly giải vi khuẩn giúp kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể và ghi nhớ vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khi lần nữa tiếp xúc với các vi khuẩn này, cơ thể có thể nhận biết và ức chế mầm bệnh.

Hiện nay, ly giải vi khuẩn được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh và cúm thông thường. Giải pháp này có thể có công dụng trên viêm phế quản, viêm amidan, viêm họng,…

Ly giải vi khuẩn hỗ trợ tạo hệ miễn dịch tại chỗ. Điều này cũng góp phần phòng ngừa bội nhiễm do vi khuẩn gây ra.

Hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp cho trẻ bằng sản phẩm có chứa thành phần ly giải vi khuẩn

Hiện nay, trên thị trường, một số sản phẩm đã cập nhật xu hướng sử dụng thành phần ly giải vi khuẩn hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp, trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) GS Imunostim Junior. Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả thông qua nghiên cứu lâm sàng do Đại học Charles ở Praha, Viện Y tế Công cộng Quốc gia (Cộng hòa Séc) và trung tâm y tế Canada, phối hợp tiến hành nghiên cứu, được báo cáo vào năm 2006 và đăng tải công bố trên thư viện y tế toàn cầu Pubmed.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chế phẩm TPBVSK GS Imunostim với thành phần gồm ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C cho thấy tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 93% người tham gia nghiên cứu thấy hiệu quả sau một liệu trình sử dụng sản phẩm.

TPBVSK GS Imunostim Junior có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 449/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 22/2/2021.

Biểu hiện của bệnh đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng biểu hiện ban đầu thường là ho. Sau đó bệnh nhân sẽ bị hắt hơi, sổ mũi, triệu chứng ngày càng nặng lên. Bệnh nhân sốt từ 39ºC tới ngoài 40ºC. Khi hạ sốt thì lại nhanh chóng sốt trở lại chỉ trong vài giờ. Trong một số trường hợp, khi hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường cũng không có tác dụng, kèm theo các dấu hiệu đau đầu dữ dội, đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề... Biểu hiện này rõ nhất là ở người lớn.

Ở trẻ em, có thể bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo (trẻ nhỏ hơn chưa biết kêu đau có thể sẽ quấy khóc). Ở đường hô hấp, bệnh nhân có thể bị viêm họng, họng đỏ, có thể sưng tấy, ho, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Bệnh nhân có thể thấy buồn nôn, nôn sau ăn hoặc nôn khan, luôn cảm thấy khát nước, muốn uống nước liên tục kèm theo miệng đắng, chán ăn và rối loạn tiêu hóa.

Một trong những biểu hiện khác của sốt virus nữa là viêm hạch (xuất hiện khi bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được). Ngoài ra, triệu chứng phát ban có thể xuất hiện từ 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt. Lúc này, trên bề mặt da, đặc biệt là những chỗ da mỏng nổi những nốt ban đỏ nhỏ li ti. Một số bệnh nhân còn bị viêm kết mạc mắt, làm mắt đỏ, chảy nước, người mệt mỏi, uể oải...

Những biến chứng thường gặp khi bị sốt virus

Khi bị sốt virus, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Viêm tiểu phế quản: Biến chứng này hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng, nguy hiểm đối với trẻ nếu không được xử trí kịp thời.

Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể dẫn tới bị khó thở, thở rít, cơ thể thiếu ô-xy.

Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà bệnh nhân vẫn mệt mỏi, lịm đi. Ở trẻ nhỏ không chơi nghịch, không ăn được thì cha mẹ cần cẩn thận đưa con đi khám bệnh ngay.

Một biến chứng đáng ngại nhất của sốt virus là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.

Cần làm gì khi bị sốt virus?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt virus. Phần lớn bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên cần nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng của sốt siêu vi, tránh để bệnh chuyển biến phức tạp và gây ra những biến chứng nguy hiểm như vừa nêu trên.

Điều đầu tiên cần làm khi bị sốt đó là uống nhiều nước. Ở trẻ còn bú mẹ thì phải cho trẻ bú đầy đủ. Dung dịch bù nước thường dùng là oresol hoặc có thể thay thế oresol bằng viên hydrit. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ được hướng dẫn vì nếu pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải. Tùy theo tình trạng mất nước mà bổ sung lượng nước điện giải đầy đủ.

Sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5ºC. Thuốc thường dùng là paracetamol, cách mỗi 4 - 6 giờ dùng một lần. Liều lượng dùng theo khuyến cáo trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Nên ở trong phòng ấm, mặc đồ thoáng mát, không để gió lùa, không để nhiệt độ phòng quá thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể. Khi sốt cao và đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không đạt được mức hạ sốt cần thiết (hoặc cơn sốt nhanh chóng trở lại), có thể lau người bằng nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 3 - 4ºC). Chú ý không được dùng đá lạnh để chườm.

Khi bị sốt virus, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên rất dễ bị bội nhiễm các bệnh khác. Vì vậy việc vệ sinh là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh tránh được hiện tượng bội nhiễm do nhiễm các loại virus hoặc vi khuẩn khác. Bệnh nhân không nhất thiết phải kiêng nước mà có thể tắm bằng nước ấm, lau khô người sau khi tắm và thay quần áo thật sạch sẽ. Nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý (natriclorid 0,9%), tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Khi bị sốt chưa rõ nguyên nhân, tuyệt đối không tự dùng kháng sinh hay tự đi truyền dịch, cũng như lạm dụng dụng cụ xông họng. Đặc biệt không nên uống liên tục thuốc hạ sốt. Nếu sốt trên 5 ngày không đỡ hoặc sốt cao trên 39ºC mà dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ hoặc xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám, bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Nếu có triệu chứng sốt do virus, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.

Sau khi hạ sốt cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Nên cho người bệnh ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe. Uống thêm sữa, nước cam, hoa quả, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Thông thường, sốt virus là bệnh dễ lây, virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa. Vì thế, nếu có triệu chứng sốt do virus, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Đặc biệt, không dùng chung chén, thìa, đĩa với một người khỏe mạnh. Cần cách ly và không nên đến nơi công cộng hoặc nơi làm việc.

Người lớn bị sốt virus thường kéo dài và nặng nề hơn ở trẻ em. Vì khi ốm, người lớn thường chủ quan hơn trong điều trị và chăm sóc, nghĩ rằng đó chỉ là cảm sốt bình thường nên nhiều người vẫn đi làm. Chế độ ăn uống lại thất thường sẽ làm cơ thể dễ bị suy sụp nhanh.

Bị sốt virus bao lâu thì khỏi?

Thực tế cho thấy sốt virus đa số là lành tính và có thể khỏi sau 5 - 7 ngày.

Sốt do bội nhiễm là gì?

Sốt trong bệnh sốt siêu vi có thể biểu hiện nhẹ hoặc rất cao (từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C), tần suất liên tục hay ngắt quãng. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo do sốt siêu vi bội nhiễm có thể là: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, nhức đầu, đỏ mắt, đau khớp và có thể nổi cả ban ở da.

Sốt virus ở người lớn nên uống thuốc gì?

Đối với những triệu chứng sốt virus (sốt vi rút) nhẹ, bạn có thể sử dụng các thuốc hạ sốt không kê đơn tại nhà. Hai hoạt chất phổ biến nhất có trong các loại thuốc giảm đau hạ sốt là paracetamol (Hapacol) và ibuprofen.

Sốt virus có biểu hiện gì?

Người bệnh bị sốt virus có những triệu chứng đặc trưng như:.

1.1. Sốt cao. ... .

1.2. Cơ thể mệt mỏi. ... .

1.3. Nhức đầu. ... .

1.4. Ngạt mũi, khó thở ... .

1.5. Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da. ... .

1.6. Đau nhức mắt. ... .

1.7. Xuất hiện hạch..