Tại sao bị chóng mặt liên tục

Các các nguyên nhân gây chóng mặt nhất với chóng mặt liên quan đến một số thành phần của hệ thống tiền đình ngoại biên:

Ít thường xuyên, nguyên nhân là rối loạn tiền đình trung ương [thường là chứng đau nửa đầu], rối loạn có ảnh hưởng toàn cầu hơn đến chức năng não, rối loạn tâm thần, hoặc rối loạn ảnh hưởng đến đầu vào trực quan hoặc nhận cảm. Đôi khi, không có nguyên nhân nào có thể được tìm thấy.

Các các nguyên nhân gây chóng mặt nhất không rõ ràng, nhưng thường không phải là tại tai và có thể là

Buổi tư vấn trực tuyến điều trị chóng mặt lúc 14h-16h trên VnExpress ngày 29/10 nhận rất nhiều câu hỏi của độc giả nhờ bác sĩ giải đáp nguyên nhân, cách phắc phục chứng chóng mặt cho bản thân và gia đình.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất [TP HCM] cho biết ngày càng nhiều người bị chóng mặt, với các nguyên nhân khác nhau. Để điều trị hiệu quả cần chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả. Các thuốc điều trị triệu chứng là cần thiết cho hầu hết trường hợp chóng mặt, đặc biệt là những trường hợp chóng mặt do nguyên nhân mãn tính.

Dưới đây là phần tư vấn của bác sĩ cho các độc giả.

- Xin bác sĩ cho biết đối tượng nào dễ mắc các bệnh rối loạn tiền đình, chóng mặt? [Hồng Nhung, 47 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chóng mặt là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân liên quan đến hệ thống tiền đình. Các nguyên nhân khác có thể gây ra chóng mặt liên quan đến tiểu não, thị giác, rối loạn cảm giác, các bệnh lý nội khoa, thuốc, tâm lý.

Chóng mặt có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là ở người trưởng thành và người lớn tuổi. Các nguyên nhân gây chóng mặt liên quan đến hệ thống tiền đình bao gồm những nguyên nhân tổn thương tiền đình ngoại biên hoặc tổn thương tiền đình trung ương.

Tổn thương tiền đình ngoại biên có thể do chóng mặt tư thế kịch phát, viêm thần kinh tiền đình, xơ cứng tai, trong đó thường gặp nhất là chóng mặt tư thế kịch phát, chiếm khoảng 50% các trường hợp chóng mặt. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi. Tổn thương tiền đình trung ương có thể do bệnh lý mạch máu não, viêm, u, xơ rải rác từng đám...

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất [TP HCM] tại tòa soạn VnExpress. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Chóng mặt và thiếu máu não có mối liên hệ nào không thưa bác sĩ? [Huyền Trang, 32 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm tổn thương hệ thống tiền đình ngoại biên hoặc trung ương, tổn thương tiểu não, rối loạn cảm giác, rối loạn thị giác hoặc những nguyên nhân tim mạch, nội khoa, chuyển hóa, thuốc...

Thiếu máu não có thể ảnh hưởng đến các cơ quan thuộc hệ thần kinh trung ương như: hệ thống tiền đình trung ương, tiểu não, đường dẫn truyền thị giác. Thiếu máu não trong trường hợp đó có thể biểu hiện dưới các hình thức: cơn thoáng thiếu máu não hoặc đột quỵ thiếu máu não. Khi đó, bệnh nhân có thể có triệu chứng chóng mặt thật sự hoặc chỉ có cảm giác lâng lâng, không vững hoặc ngất.

Các triệu chứng đó có thể tạm thời hoặc không thoái lui. Nếu triệu chứng chỉ tạm thời, đó là biểu hiện của cơn thoáng thiếu máu não. Nếu triệu chứng kéo dài không thoái lui trên 24 tiếng, có thể là đột quỵ thiếu máu não. Khi đó, ngoài triệu chứng chóng mặt, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như nhìn đôi, tê yếu nửa thân, méo miệng, nói đớ...

- Chóng mặt không rõ nguyên nhân cần điều trị như thế nào thưa bác sĩ? [Quỳnh Thư, 29 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chào bạn,

Chóng mặt là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau thuộc hệ thần kinh trung ương, ngoại biên, những bệnh lý không thuộc hệ thần kinh bao gồm cả nguyên nhân tâm lý, tác động của thuốc và yếu tố môi trường. Do đó, chóng mặt có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và đôi khi việc xác định nguyên nhân thực sự khá khó khăn.

Chóng mặt không rõ nguyên nhân có thể ám chỉ trường hợp người bệnh đã được thăm khám, làm nhiều xét nghiệm cận lâm sáng khác nhau, cho kết quả âm tính. Điều đó không có nghĩa chóng mặt ở bệnh nhân đó không có nguyên nhân. Vấn đề là người bệnh cần được thăm khám toàn diện bao gồm cả hệ thần kinh, được chẩn đoán sơ bộ và đề nghị các cận lâm sàng phù hợp thì mới giúp chẩn đoàn xác định bệnh và từ đó có hướng điều trị hiệu quả.

Để điều trị hiệu quả những trường hợp chóng mặt kéo dài cần có chẩn đoán phù hợp, người bệnh tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống phù hợp.

- Bố tôi tuổi cao, gần đây hay bị chóng mặt. Tôi muốn biết các dấu hiệu để người nhà có thể hỗ trợ ông kịp thời? [Minh Anh, 25 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chào bạn,

Người lớn tuổi bị chóng mặt cần phân biệt người đó bị chóng mặt thật sự hay choáng váng, xay xẩm, lâng lâng, ngất vì mỗi triệu chứng có thể do những nguyên nhân khác nhau. Chóng mặt thật sự khi người đó nhận thấy xung quanh xoay tròn hoặc ảo giác đồ vật xung quanh di chuyển theo chiều dọc, ngang, hoặc nghiêng ngả.

Triệu chứng choáng váng tức là khi người đó chỉ có cảm giác lâng lâng, xay xẩm, tối mắt, chao đảo, đứng không vững hoặc cảm giác nhẹ đầu, trống rỗng nhưng không thấy ảo giác chuyển động nào, tức không thấy người hoặc vật xung quanh di chuyển, xoay tròn hoặc nghiêng ngả.

Chóng mặt thật sự có thể do nguyên nhân tổn thương tiền đình trung ương hoặc tổn thương tiền đình ngoại biên. Ở người cao tuổi, các nguyên nhân thường gặp gây tổn thương tiền đình ngoại biên bao gồm: xơ hóa tai trong, chóng mặt tư thế kịch phát, thiểu năng tuần hoàn động mạch tai trong.

Nguyên nhân tổn thương tiền đình trung ương ở người cao tuổi thường gặp là bệnh lý mạch máu não và u não. Vậy những dấu hiệu gợi ý những nguyên nhân có thể nguy hiểm bao gồm: bệnh nhân ngoài chóng mặt còn có các triệu chứng khác như không thể đi lại được, tê yếu tay chân, nói đớ, nhìn đôi, mờ mắt hoặc có cơn ngất kèm theo...

Vậy khi có những dấu hiệu chóng mặt kèm nhưng triệu chứng trên ở người cao tuổi, chúng ta cần đưa người đó đến khám sớm để được chẩn đoán loại trừ những nguyên nhân có thể nguy hiểm.

- Tại sao khi đang nằm vẫn xuất hiện chóng mặt? Làm thế nào để giải quyết hiện tượng này? [Cúc, 51 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chóng mặt có thể xảy ra khi có yếu tố khởi phát hoặc thúc đẩy hoặc hoàn toàn không có yếu tố thúc đẩy, khởi phát nào.

- Các yếu tố có thể khởi phát hoặc thúc đẩy chóng mặt bao gồm: thay đổi tư thế [chóng mặt tư thế kịch phát], khi ngồi dậy [hạ huyết áp tư thế...], thuốc, chấn thương đầu.

- Các trường hợp chóng mặt không có yếu tố khởi phát hoặc thúc đẩy nào bao gồm: viêm thần kinh tiền đình, xơ cứng tai, những bệnh lý tai trong, bệnh lý mạch máu não... Nếu có một trong các nguyên nhân đó thì người bệnh có thể bị chóng mặt ngay cả khi đang nằm.

Để giải quyết triệu chứng này, chúng ta cần chuẩn đoán xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga chăm chú giải đáp các câu hỏi độc giả. Ảnh: Đạt Trần.

- Chào bác sĩ. Tôi hay bị chóng mặt theo đợt, một năm khoảng 2-3 đợt. Tôi đã khám nhưng không tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ tư vấn giúp. [Quốc Anh, 39 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chào bạn,

Chóng mặt trong trường hợp của bạn nếu là chóng mặt thật sự [thấy ảo giác đồ vật xung quanh hoặc bản thân xoay tròn, nghiêng ngã hoặc chuyển động thẳng...] xảy ra từng đợt, từng lúc, khi thay đổi tư thế, cơn chóng mặt kéo dài khoảng một phút, ngoài cơn chóng mặt, bạn đi lại bình thường, có thể chỉ có có cảm giác lâng lâng không vững thì khả năng nhiều nhất là bạn bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, gây chóng mặt thật sự, bệnh này có thể tái phát như bạn mô tả, hoàn toàn lành tính [tức không ảnh hưởng, không nguy hiểm đến sức khỏe]. Tuy nhiên, do bệnh tái phát nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc nghề nghiệp.

Khi làm xét nghiệm cận lâm sàng trong trường hợp này thì tất cả đều bình thường. Việc chẩn đoán, xác định bệnh này, hoàn toàn dựa vào thăm khám của thầy thuốc chuyên khoa.

Để điều trị trong giai đoạn cấp, thầy thuốc thường áp dụng thủ thuật chuyên biệt [nghiệm phát Epley...] có thể cắt đứt nhanh chóng cơn chóng mặt, kê đơn điều trị triệu chứng chóng mặt, các thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng nôn ói, đau đầu. Ngoài ra, người bệnh còn được hướng dẫn chế độ luyện tập tiền đình để giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng chóng mặt.

- Hiện tượng chóng mặt xảy ra liên tục thì có cần làm xét nghiệm chiếu chụp không? Làm như vậy có phát hiện ra bất thường không? [Mỹ Hạnh, 46 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chóng mặt là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ hệ thần kinh trung ương đến hệ thần kinh ngoại biên và các nguyên nhân ngoài hệ thần kinh. Do đó không phải bất kỳ trường hợp chóng mặt nào chúng ta cũng cần phải khảo sát hình ảnh học hệ thần kinh trung ương.

Việc đề nghị khảo sát hình ảnh học chỉ cần thiết khi thầy thuốc nghĩ đến nguyên nhân của chóng mặt là do tổn thương hệ thần kinh trung ương như tổn thương tiền đình trung ương, tiểu não. Một số trường hợp do tổn thương tiền đình ngoại biên, cụ thể là ở tai giữa hoặc tai trong thì có thể cần khảo sát hình ảnh học của tai và xương chũm. Nếu thầy thuốc không nghĩ đến nguyên nhân chóng mặt thuộc hệ thần kinh thì việc khảo sát hình ảnh học không giúp chẩn đoán xác định bệnh.

- Có cần làm thêm các xét nghiệm y khoa khi thường xuyên gặp các triệu chứng đau đầu, chóng mặt không thưa bác sĩ? [Bích Ngọc, 39 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Việc đề nghị các xét nghiệm cận lâm sàng hay không và xét nghiệm nào là phù hợp để giúp chẩn đoán bệnh khi người bệnh gặp các triệu chứng đau đầu, chóng mặt hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả thăm khám và hướng chẩn đoán sơ bộ các nguyên nhân có thể gây ra chóng mặt, đau đầu ở từng bệnh nhân cụ thể.

Đôi khi người bệnh đừng quá lo lắng khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định mà không đề nghị xét nghiệm cận lâm sàng nào, vì một số nguyên nhân gây ra chóng mặt, đau đầu được chẩn đoán xác định hoàn toàn dựa vào kết quả thăm khám mà không dựa vào kết quả cận lâm sàng. Xét nghiệm cận lâm sàng trong trường hợp đó nếu được đề nghị sẽ nhằm loại trừ các nguyên nhân ít nghĩ đến hơn.

- Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây tôi bị cảm và uống thuốc [amocxilin, và các thuốc triệu chứng khác] 5 ngày. Tuy nhiên sau khi hết cảm, tầm 10 ngày nay, tôi vẫn cảm thấy khá mệt mỏi và thường xuyên chóng mặt [hầu như cả ngày]. Cảm giác chóng mặt nhẹ, lâng lâng người. Bác sĩ cho tôi hỏi: Tôi bị như vậy nên thăm khám chuyên khoa nào? Hay là do tôi chỉ bị suy nhược do cảm. Tôi có bổ sung viên thuốc bổ máu tầm 3 ngày nay nhưng chưa thấy giảm triệu chứng. Cám ơn bác sĩ. [Anh Lam, 35 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chào bạn,

Triệu chứng chóng mặt trong trường hợp của bạn không phải là chóng mặt thật sự [không thấy ảo giác đồ vật hoặc bản thân xoay tròn] mà là cảm giác choáng váng, lâng lâng, xây xẩm. Triệu chứng này thường không phải do tổn thương hệ thống tiền đình. Các nguyên nhân có thể trong trường hợp của bạn khá đa dạng, bao gồm: tác dụng phụ của một thuốc bạn đang sử dụng [bạn không nêu hết các thuốc đang dùng], tình trạng mệt mỏi, suy nhược sau nhiễm siêu vi, ăn uống kém... Do đó, bạn nên đến khám bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa Thần kinh để giúp xác định nguyên nhân thật sự và có hướng điều trị thích hợp.

Việc sử dụng thuốc bổ máu trong trường hợp của bạn có thể không giúp cải thiện triệu chứng chóng mặt nếu bạn không có tình trạng thiếu máu thật sự được đánh giá qua xét nghiệm công thức máu.

- Chào bác sĩ, khoảng một năm trở lại đây em hay gặp tình trạng chóng mặt, đặc biệt là thời điểm trước và sau kỳ kinh nguyệt. Đỉnh điểm là có một lần sau khi em thức dậy thì toàn bộ nhà cửa đều quay cuồng và cảm giác như em đang sụp vào hố sâu vậy. Em có đi khám ở bệnh viện nhưng bác sĩ chỉ nghe em diễn tả bệnh tình mà không có thăm khám gì đặc biệt và kết luận em bị rối loạn tiền đình. Em không biết như vậy có đúng với tình trạng em đang gặp phải không ạ. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em chân thành cảm ơn. [Hà, 28 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Triệu chứng chóng mặt mà bạn mô tả là chóng mặt thật sự. Bạn chưa mô tả các triệu chứng khác kèm theo triệu chứng chóng mặt mà bạn có thể có. Do đó, có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra triệu chứng của bạn.

Nếu chóng mặt đi trước triệu chứng đau đầu hoặc cùng với cơn đau đầu, buồn nôn, cơn kéo dài khoảng vài tiếng đến 2-3 ngày, liên quan đến kinh nguyệt thì nhiều khả năng bạn bị Migrain tiền đình. Đây là một bệnh lý đau đầu có thể kèm chóng mặt hoặc các triệu chứng thần kinh khác, có thể liên quan đến kinh nguyệt, do rối loạn vận mạch - thần kinh và hầu như lành tính.

Để chẩn đoán, bạn có thể đến phòng khám thần kinh để được chẩn đoán xác định và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng chóng mặt của bạn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga giải thích triệu chứng chóng mặt thật sự. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Tôi có bệnh dạ dày mãn tính, thường ăn khó tiêu, hôm chiều tối tôi thấy khó tiêu ứ hơi, ngồi dậy định uống thuốc thì tự nhiên chóng mặt quây cuồng, nằm xuống chỉ cần xê đầu cũng chóng mặt thấy cái giường cũng quay. Khám bệnh, bác sĩ cho uống một số thuốc, thấy bớt nhưng mỗi lần cúi xuống vẫn bị chóng mặt. Sau đó đổi thuốc uống gần 2 tháng kết hợp tập thể dục tích cực mới hết. Xin bác sĩ cho biết vậy tôi có bệnh gì về thần kinh? Tôi cũng bị đau cổ thường xuyên, không biết có thiếu máu lên não không? Rất cám ơn bác sĩ. [Hồ Thị Xuân Thu, 66 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Triệu chứng chóng mặt của bạn là chóng mặt thật sự. Chóng mặt xuất hiện khi thay đổi tư thế đầu kéo dài khoảng một phút thì đỡ. Chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất đó là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Đây là một bệnh lý của hệ tiền đình ngoại biên xảy ra từng đợt, có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, lành tính [không nguy hiểm đến sức khỏe].

Việc chẩn đoán hoàn toàn dựa vào các thủ thuật thăm khám lâm sàng. Điều trị khá đơn giản và hiệu quả nếu người bệnh đến sớm trong vài ngày đầu của bệnh. Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh sẽ thực hiện một vài nghiệm phát giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng chóng mặt. Sau đó, người bệnh sẽ được kê một số thuốc điều trị triệu chứng [như Acetyl leucine], thuốc điều trị hỗ trợ để điều trị dứt điểm cơn chóng mặt.

- Chào bác sĩ,
Không biết em bị gì mà lâu lâu bị choáng, chỉ trong vòng vài giây thôi. Không biết bị gì và cách chữa như thế nào? Cảm ơn bác sĩ. [Hoàng Nhung, 36 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Bạn chưa mô tả rõ triệu chứng choáng có phải là bạn thấy đồ vật xung quanh hoặc bản thân xoay tròn, chao đảo, di chuyển hay cảm thấy lâng lâng, xây xẩm, tối sầm, hoa mắt. Do đó, việc xác định nguyên nhân có thể gặp khó khăn.

Triệu chứng choáng bạn mô tả xảy ra trong vòng vài giây có thể là triệu chứng xây xẩm, tối sầm hoặc chao đảo thoáng qua trong vòng vài giây; thường xuất hiện khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ nằm sang đứng, hoặc khi đứng lâu đặc biệt trong môi trường nóng. Khi đó nguyên nhân được nghĩ đến nhiều nhất là hạ huyết áp tư thế.

Tuy nhiên để chẩn đoán, xác định và loại trừ các nguyên nhân khác có thể, bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nội khoa hoặc tim mạch để được thăm khám và đề nghị cận lâm sàng phù hợp.

- Khi chóng mặt đột ngột diễn ra, theo bác sĩ tôi nên làm gì để giảm hẳn tình trạng này? [Trần Quốc Tuấn, 60 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chào bạn,

Chóng mặt xảy ra đột ngột có thể có yếu tố khởi phát hoặc không có yếu tố khởi phát. Các yếu tố khởi phát có thể gồm thay đổi tư thế đầu, thay đổi tư thế từ nằm sang đứng, đứng lâu, thuốc, hạ đường huyết, ngay sau khi đi vệ sinh... Mỗi tình huống có thể do một nguyên nhân khác nhau. Trước mắt để giảm nhanh chóng triệu chứng chóng mặt, bạn cần cắt đứt các yếu tố khởi phát. Ví dụ nếu chóng mặt xuất hiện khi thay đổi tư thế đầu theo một hướng nào đó, bạn cần nằm yên theo hướng ngược lại. Nếu chóng mặt xảy ra khi thay đổi từ nằm sang đứng hay khi đứng lâu, hay ngay sau khi vệ sinh thì ngay khi xuất hiện triệu chứng, bạn cần nằm trở lại giường hoặc ngồi hẳn xuống sàn nhà triệu chứng sẽ cải thiện nhanh chóng.

Nếu do hạ đường huyết, bạn có thể uống một ly trà đường hoặc một ly nước đường. Tuy nhiên sau đó bạn cần đến khám bác sĩ đa khoa hoặc thần kinh, tim mạch để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp. Để điều trị triệu chứng chóng mặt, sau đó, bạn cũng có thể dùng các thuốc có thành phần Acetyl leucine...

- Chóng mặt xảy ra thường xuyên sẽ có nguy cơ gì thưa bác sĩ? Ba của em thường xuyên than chóng mặt. Nhưng mỗi lần như thế chỉ cần nằm nghỉ một chút sau đó khỏe lại. Xin được bác sĩ tư vấn. [Công Khanh, 45 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chóng mặt có thể do những nguyên nhân hoàn toàn lành tính mặc dù có thể thường xuyên hoặc tái phát. Ngược lại, chóng mặt cũng có thể do những nguyên nhân nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng [ví dụ đột quỵ, u não...]. Do đó, tiên lượng một trường hợp chóng mặt có nguy hiểm hay không đến sức khỏe tùy thuộc nguyên nhân của chóng mặt là gì.

Tuy nhiên, chóng mặt do một số nguyên nhân lành tính nếu xảy ra thường xuyên hoặc tái phát vẫn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh hoặc ảnh hưởng nghề nghiệp. Do đó vẫn cần được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Trường hợp của ba em thường xuyên bị chóng mặt từng lúc, nếu xuất hiện khi thay đổi tư thế và triệu chứng tự biến mất khi nằm nghỉ thì nguyên nhân được nghĩ đến nhiều nhất là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, chúng ta cần loại trừ nguyên nhân cơn thiếu máu não thoáng qua, đây là một trường hợp chóng mặt nguy hiểm vì có thể dẫn đến đột quỵ sau đó. Do đó, bác cần được thăm khám chuyên khoa để chẩn đoán, xác định và điều trị thích hợp.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga cho biết, chóng mặt có thể do những nguyên nhân hoàn toàn lành tính mặc dù có thể thường xuyên hoặc tái phát, nên mọi người cần được thăm khám chuyên khoa để chẩn đoán, xác định và điều trị thích hợp. Ảnh: Đạt Trần.

- Tôi được kê một đơn thuốc điều trị mỗi ngày nhưng chỉ giảm đau đầu chóng mặt, khi ngừng thuốc lại mắc lại. Bác sĩ cho biết có phải bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn không? Việc sử dụng thuốc lâu dài có ảnh hưởng gì không? [Anh Minh, 50 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Chào bạn,

Bạn chưa mô tả triệu chứng chóng mặt của bạn như thế nào, có triệu chứng kèm theo hay không, ví dụ như đau đầu đã được chẩn đoán là gì. Do đó, việc sử dụng thuốc như bạn nêu không thể xác định phù hợp hay không. Chúng ta điều biết chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số hoàn toàn có thể điều trị khỏi, một số có thể tái phát hoặc có thể mãn tính. Việc điều trị bao gồm điều trị theo nguyên nhân gây chóng mặt và điều trị triệu chứng gây chóng mặt. Để điều trị nguyên nhân, chúng ta cần xác địn nguyên nhân.

Trong các trường hợp thì việc điều trị triệu chứng là cần thiết [thuốc điều trị triệu chứng như Acetyl leucine...] bất kể nguyên nhân là gì. Việc sử dụng một số thuốc hỗ trợ có thể chỉ phù hợp ở một số nguyên nhân nhất định. Do đó, thuốc mà bạn đang sử dụng, nếu không phù hợp về chỉ định hoặc thời gian sử dụng thì không cần thiết và có thể gây tác dụng phụ, bất lợi. Do đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, đưa ra chẩn đoán xác định hướng và thời gian điều trị, theo dõi thích hợp.

- Đối với những người bị chóng mặt, ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, bác sĩ có lời khuyên nào về việc dùng thuốc hay thực phẩm chức năng nào để hỗ trợ sức khỏe cho lứa tuổi trung niên không? Xin cảm ơn. [kimthucto, 47 tuổi]

- Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga:

Để điều trị hiệu quả một trường hợp chóng mặt, chúng ta cần chẩn đoán xác định nguyên nhân, điều trị theo nguyên nhân. Các thuốc điều trị triệu chứng là cần thiết cho hầu hết trường hợp chóng mặt, đặc biệt là những trường hợp chóng mặt do nguyên nhân mãn tính.

Thuốc điều trị triệu chứng giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng chóng mặt, phục hồi thăng bằng. Các thuốc lý tưởng để điều trị triệu chứng là các thuốc vừa có hiệu quả, ít tác dụng phụ [sản phẩm có hoạt chất acetyl leucine].

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như chế độ ăn ít muối, tránh ăn uống nhiều, ngưng hút thuốc lá, tập luyện nhẹ nhàng, đi cùng với nghỉ ngơi và thư giãn đầy đủ. Bệnh nhân nên được hướng dẫn tránh những chuyển động đầu đột ngột gây ra cơn chóng mặt. Bệnh nhân chóng mặt kéo dài nên được tham gia các chương trình tập luyện phục hồi chức năng tiền đình ở những cơ sở y tế.

VnExpress

Video liên quan

Chủ Đề