Tại sao có ráy tai

(Dân trí) - Đối với hầu hết mọi người, ráy tai là là một thứ hết sức khó chịu. Sản phẩm tự sinh không mong muốn này, khiến chúng ta phải mất thêm một khoản thời gian để vệ sinh tai. Tuy nhiên, đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng “Tại sao cơ thể lại liên tục sản sinh ra một thứ phiền toái và vô dụng đến vậy?”.

Trên thực tế, thứ chất sệt màu vàng này không hề vô dụng như chúng ta vẫn nghĩ. Bản chất của ráy tai chính là một hỗn hợp của các acid béo, alcohols, cholesterol và một vài thành phần khác. Nó được tiết ra bởi một tuyến chuyên biệt, nằm ở ống tai ngoài. Ráy tai đóng vai trò như “vệ sĩ”, chắn giữ cánh cổng dẫn đến khu vực hết sức nhạy cảm là tai trong. Cụ thể, ráy tai chính là một cơ chế tự bảo vệ của con người khỏi sự xâm nhập của bụi, côn trùng và một vài tác nhân gây hại khác.

Tại sao có ráy tai

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tuyệt vời mà mình sở hữu, ráy tai cũng mang đến vài điều phiền toái cho con người. Việc cơ thể sản xuất liên tục ráy tai sẽ dẫn đến hiện tượng sản phẩm này bị “quá tải”, nếu không được chủ động dọn dẹp. Quá nhiều ráy tai khiến đường đi của các sóng âm đến màng nhĩ bị tắc nghẽn, làm giảm đáng kể khả năng nghe của con người.

Dẫu vậy, cách vệ sinh tai bằng tăm bông hiện nay của đại đa số người Việt, lại ẩn chứa rất nhiều hệ lụy. Cụ thể, theo các chuyên gia, khi chọc tăm bông vào lỗ tai, ta cũng vô tình đẩy một lượng ráy vào sâu bên trong, và có thể chạm đến màng nhĩ, gây tổn thương bộ phận rất “mỏng manh” này. Hậu quả lúc đó thậm chí còn tồi tệ hơn việc không lấy ráy tai.

Do đó, theo khuyến cáo, chúng ta hoàn toàn không nên lấy ráy tai. Bởi vì, cơ thể con người có khả năng tự giải quyết được tình trạng nó được sinh ra quá nhiều. Lúc chúng ta ăn, sự cử động của cơ hàm sẽ giúp đẩy lượng ráy thừa ra bên ngoài lỗ tai, cân bằng lại số lượng ráy cần thiết. Trong trường hợp gặp vấn đề thực sự với ráy tai, tốt nhất, bạn nên đến các phòng khám hoặc những nơi có dụng cụ lấy ráy tai chuyên dụng, để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân mình.

Tại sao có ráy tai

Tại sao không nên lấy ráy tai.

Thảo Vy

Theo Britanica

Khi bị ngứa tai, chúng ta thường có thói quen ngoáy tai, nhưng cũng phải thấy rằng càng ngoay lại càng ngứa. Các bác sĩ khuyến cáo không nên ngoáy tai, trừ khi thấy ráy đã chất đầy trong tai. Bởi vì nếu quá trình di chuyển tự nhiên của ráy tai bị rối loạn, hoặc khi bạn dùng tăm bông chọc vào trong tai, ráy tai có thể tích lại và chẹn một phần lỗ tai. Như vậy sẽ khó khăn hơn nếu phải lấy ráy tai. Hơn nữa thói quen này cũng hết sức nguy hiểm, vì có thể gây viêm tai, thủng màng nhĩ…

Ráy tai sinh ra từ đâu?

Ống tai ngoài được lót bởi da tương tự như da bên ngoài cơ thể. Ráy tai được hình thành do tế bào da chết. Các tuyến nhỏ xíu trong các kênh ở tai ngoài liên tục tiết ra chất nước vì vậy ráy tai thường là một chất lỏng dính có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ tai. Ráy tai tạo tính acid trong ống tai giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn.Ráy tai và những sợi lông nơi lỗ tai là cái bẫy để bụi và các hạt nước bên ngoài không vào được bên trong của tai. Vì vậy, ráy tai là cách để giữ tai sạch sẽ và ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tai. Bên cạnh đó chúng còn có thể ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng.

Vì sao tai ngứa?

Vì ráy tai có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, do đó nếu ngoáy tai thường xuyên, giữ tai quá sạch thì chúng ta đã vô tình làm mất ưu thế mà tạo hóa ban tặng. Khi đó, ống tai dễ bị viêm, nhiễm nấm, từ đó làm ngứa tai nhiều hơn. Trừ một số trường hợp ngứa tai là do bệnh lý, còn phần lớn là do chúng ta ngoáy tai tạo thói quen, thậm chí chỉ cần thấy người khác ngoáy là chúng ta đã cảm thấy ngứa và cần được ngoáy.

Cơ chế tự làm sạch của ống tai

Do cấu trúc tai chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài tiếp giáp với khớp cắn và được phủ bằng một lớp lông tơ, nên khi nhai các khớp xương hàm tác động vào ống tai giúp đẩy ráy tai ra ngoài mang theo bụi và các chất bẩn. Sau đó nó khô thành cục và rơi ra khỏi vành tai trong khi tắm.Ngoáy tai dù ít hay nhiều cũng làm tổn thương ống tai và hệ thống lông tơ làm mất khả năng tự làm sạch của tai. Từ đó ráy đọng trong ống tai nhiều hơn làm cho chúng ta ngứa ngáy khó chịu hơn. Vì thế nếu bạn càng ngoáy thì lại càng có nhiều ráy tai hơn, càng ngoáy lại càng ngứa tai nhiều hơn.

Chỉ lên ngoáy tai vài tháng một lần?

Để tai khỏe và sạch, chúng ta chỉ lên làm sạch bên ngoài vánh tai, không nên ngoáy tai thường xuyên, tốt nhất vài ba tháng thì ngoáy một lần. Nếu ráy tai nhiều, nên đến các cơ sở y tế để được làm sạch một cách an toàn. Trường hợp tai bị ngứa nhiều kèm chảy dịch mủ, bạn cần đến bác sĩ Tai Mũi Họng để được khám và điều trị thích hợp.

Cùng Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào tìm hiểu để quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này !

Tại sao có ráy tai
Chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn.

     Ráy tai được sản xuất từ 1/3 ngoài (phần có lông) của ống tai ngoài, phần sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh chất này. Đây là hỗn hợp của: tế bào biểu mô bong tróc (da chết), chất tiết từ tuyến bã nhờn, tuyến tiết ráy, tuyến mồ hôi, lông tóc và các hạt dị vật, bụi bẩn.

Tại sao có ráy tai

* Thành phần chính của ráy tai: 

  • 60% keratin
  • 12-20% các acid béo chuỗi dài(bão hòa và không bão hòa), rượu, lanosterol, squalene
  • 6-9% cholesterol

*Tùy thuộc vào nồng độ của các acid béo (lipid), ráy chia 2 loại:

  • Ráy ướt: 50% lipid: chiếm ưu thế: màu cam, nâu mật ong, nâu sẫm; có tính dính.
  • Ráy khô: 20% lipid, màu xám, giòn, dễ bong tróc.

(*)Ráy tai liên quan đến chủng tộc, có tính di truyền.

Tại sao có ráy tai
            Ráy tai ướt

Tại sao có ráy tai
           Ráy tai khô

  • Bôi trơn: Chống thấm nước, bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước, tránh khô da gây các bệnh về da, bảo vệ màng nhĩ.
  • Diệt vi khuẩn và nấm: pH của ống tai khoảng 6.1, có tính acid nhẹ.

     Quá trình này diễn ra bằng hiện tượng đẩy dần những lớp tế bào biểu bì bong tróc của da từ vị trí bên trong sát với màng nhĩ ra lỗ tai ngoài (tốc độ tương đương sự phát triển của móng tay) dưới sự hỗ trợ chuyển động của hàm khi nhai hoặc nói...ráy tai sẽ dần dần khô đi, bong và rơi ra ngoài.

     Do cơ chế tự làm sạch của tai, nên chúng ta không cần thiết phải lấy ráy tai. Chỉ dùng khăn bông mềm thấm nước hoặc tăm bông lau nhẹ phía ngoài vành tai để vệ sinh.

Tại sao có ráy tai

Tại sao có ráy tai

Bất kì sự tác động không đúng kĩ thuật nào cũng có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, làm tích tụ ráy tai, chấn thương, nhiễm trùng ống tai thậm chí thủng màng nhĩ!!! 

Tại sao có ráy tai

Tại sao có ráy tai

*Quá trình tự làm sạch của tai bị cản trở trong 1 số trường hợp:

  1. Ống tai ngoài quá hẹp hoặc hình dáng cong khác thường, do bẩm sinh, chấn thương hoặc nhiễm trùng...
  2. Lấy ráy tai không đúng cách: ngoáy bằng tăm bông đẩy ráy vào sâu bên trong.
  3. Sử dụng earphone hoặc đeo máy trợ thính thường xuyên.
  4. Bệnh lí của da ống tai: nấm, viêm da, chàm,...
  5. Thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn mạnh kéo dài vài giờ mối ngày gây tăng tiết ráy.
  6. Sự lão hóa: ở người già, ráy tai có xu hướng cứng và dày hơn.
  7. Cơ thể thiếu kẽm, magne, omega-3.
  8. Cơ địa tăng tiết ráy quá mức không rõ nguyên nhân.

Sự cản trở này làm tích tụ ráy tai quá mức gây các triệu chứng: đau, ù tai, ngứa, nghe kém, giảm hoặc mất thính lực, gây mất tập trung, chậm nói ở trẻ em.
Khi gặp phải các triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để được chăm sóc và điều trị đúng cách !

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

*Có thể bạn quan tâm:

▶ Viêm Amidan - Những Chia Sẻ Hữu Ích Của Bác Sĩ Chuyên Khoa

▶ LPR (Laryngopharyngeal Reflux) - Bệnh trào ngược họng thanh quản

▶ Quy trình chẩn đoán "Viêm Họng - Thanh Quản" do trào ngược ngoài thực quản (LPR)

Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn