Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Mụn trứng cá hay gọi đơn giản là mụn, là một tình trạng da phổ biến xuất hiện trên nhiều người. Ở Bắc Mỹ, có tới 50% thanh thiếu niên và khoảng 15% đến 30% người trưởng thành gặp phải các triệu chứng của tình trạng da nói trên. Nhiều người sử dụng kem bôi, thuốc, thực phẩm và các chất bổ sung để giúp giảm mụn trứng cá. Trên thực tế, vitamin C thường xuyên được thêm vào nhiều sản phẩm chăm sóc da do tác dụng điều trị nó.

Được gọi là axit ascorbic, vitamin C là một loại vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trên nhiều phương diện khác nhau của sức khỏe, bao gồm cả làn da. Cơ thể con người không có khả năng tự sản xuất loại Vitamin này, vì vậy cần cung cấp Vitamin C cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống.

Loại Vitamin này cũng là một chất chống oxy hóa mạnh giúp trung hòa các gốc tự do, là những hợp chất không ổn định có thể gây ảnh hưởng xấu lên các tế bào trong cơ thể. Làn da bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do trong quá trình tiếp xúc với cả môi trường bên ngoài lên rối loạn môi trường bên trong cơ thể.

Một số các yếu tố khác như chế độ ăn uống, căng thẳng, cường độ hút thuốc, tia cực tím (UV) và môi trường ô nhiễm đều ảnh hưởng đến sức khỏe của da.

Lớp biểu bì của da chính là lớp trên cùng mà mắt thường có thể nhìn thấy được, có chứa hàm lượng Vitamin C lớn. Chất dinh dưỡng này có mục đích bảo vệ, chữa lành và tạo ra làn da mới. Mụn trứng cá chính là biểu hiện của việc viêm nhiễm da, tình trạng này có thể trầm trọng hơn bởi các tác nhân môi trường. Chính vì vậy, vitamin C có thể đóng một vai trò trong việc điều trị chúng.

Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Người thường xuyên hút thuốc có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của làn da

Mụn trứng cá là tình trạng da bị viêm do lỗ chân lông bị tắc, dẫn đến sưng đỏ, mụn mủ, là những mụn bị viêm. Mụn trứng cá còn khiến nhiều người bị sẹo sau viêm và tổn thương da. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể điều trị những triệu chứng này.

2.1 Giảm viêm

Tuổi tác, di truyền và hormone là những yếu tố nguy cơ gây ra mụn trứng cá. Hơn nữa, một số chủng vi khuẩn ở da phổ biến như Cuti Bacterium acnes (C. acnes) đều có thể gây ra tình trạng này. Vitamin C được cho là một chất chống viêm hiệu quả, từ đo có thể giảm sưng đỏ liên quan đến mụn trứng cá.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 gồm 50 người, 61% người tham gia đã sử dụng kem dưỡng da có chứa 5% natri ascorbyl phosphate (SAP) - đã có những cải thiện đáng kể trong các tổn thương do mụn gây ra.

Trong một nghiên cứu nhỏ hơn, kéo dài 8 tuần ở 30 người, những người sử dụng 5% SAP đã giảm 48,8% các tổn thương do mụn. Hơn nữa, những người sử dụng kết hợp SAP và 2% retinol - một chiết xuất Vitamin A - đã giảm 63,1%.

2.2 Trị thâm mụn

Sau khi hết mụn, làn da cần thời gian để chữa lành. Nếu không được chữa lành đúng cách, sẹo thâm do mụn có thể phát triển gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ lâu dài. Sẹo mụn thường liên quan đến những trường hợp có mụn trứng cá mức độ nặng, viêm nang, nhưng chúng cũng có thể là kết quả của các trường hợp mụn thông thường.

Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Vitamin C có khả năng trị thâm mụn

Hơn nữa, tình trạng mụn trứng cá kéo dài, di truyền và những thao tác vật lý như nặn hoặc bóp mụn có thể làm tăng khả năng để lại sẹo. Có 3 dạng sẹo mụn phổ biến gồm, sẹo lõm, sẹo thâmsẹo lồi.

Sẹo lõm xảy ra do thiếu hụt mô da và collagen, xuất hiện dưới dạng vết lõm nhỏ trên da. Sẹo thâm và sẹo lồi xuất hiện khi cơ thể sản xuất quá mức của collagen, sẹo xuất hiện dưới dạng mô sẹo dày, nổi lên trên bề mặt da.

Vitamin C điều trị sẹo mụn bằng cách tăng tổng hợp collagen, một loại đạm có khả năng cải thiện cấu trúc và tái tạo làn da khỏe mạnh. Do đó, loại vitamin này có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương do mụn.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 30 người đã ghi nhận những cải thiện đối với sẹo mụn sau khi sử dụng phương pháp phi kim. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lăn đầu kim nhỏ trên da để thúc đẩy quá trình làm lành và tăng cường sản xuất collagen, kết hợp với việc dùng kem bôi có chứa 15% vitamin C mỗi tuần một lần. Mặc dù vậy, vẫn chưa có kết quả nào rõ ràng để biết rằng liệu phương pháp phi kem, Vitamin C hay sự kết hợp của cả hai yếu tố này góp phần làm nên hiệu quả đối với làn da.

Hơn thế nữa, việc sử dụng phương pháp lăn kim là không phù hợp để điều trị sẹo thâm và sẹo lồi vì hai loại sẹo này là kết quả của việc giải phóng dư thừa lượng collagen.

2.3 Giảm sắc tố da

Việc tăng sắc tố trên da là sự hình thành các đốm sậm màu do mụn trứng cá, tia UV hoặc các tổn thương khác - mặc tình trạng này là vô hại nhưng nó có ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ đối với nhiều người.

Sử dụng Vitamin C cho làn da có thể làm giảm sắc tố da bằng cách can thiệp vào loại enzyme tyrosinase, có tác dụng sản xuất melanin, một sắc tố da tự nhiên. Hơn nữa, vitamin C hoạt động như một chất làm sáng màu da và có thể làm giảm sự xuất hiện của các đốm sậm màu mà không làm thay đổi màu sắc tự nhiên của da.

Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu có sử dụng Vitamin C để cải thiện tình trạng da đều có kết hợp với các thành phần chống tăng sắc tố khác như axit alpha-hydroxy, khiến cho việc xác định tác dụng của Vitamin C trở nên không rõ ràng. Chính vì vậy, cần nhiều hơn những nghiên cứu y khoa để xác nhận tác dụng thực sự của loại Vitamin này.

Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Bên cạnh đó, có thể sử dụng Vitamin C trong điều trị giảm sắc tố da

Mặc dù nhiều loại thực phẩm và viên bổ sung có chứa vitamin C, người dùng cần lưu ý rằng các sản phẩm chăm sóc da có công thức chứa vitamin C có nhiều khả năng hỗ trợ các tình trạng liên quan đến mụn trứng cá hơn. Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh một chế độ ăn bổ sung Vitamin C có tác dụng giảm mụn và làm lành sẹo.

3.1 Thực phẩm và viên chức năng

Nguồn Vitamin C đầu tiên phải kể đến là một số trái cây và rau quả như ớt chuông, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, rau xanh và trái cây họ cam quýt. Trên thị trường cũng có bán rộng rãi các loại thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin C.

Tuy Vitamin C là loại Vitamin tan trong nước, cơ thể có khả năng tự loại bỏ mọi dư lượng qua nước tiểu. Thế nhưng, trước khi bổ sung Vitamin C bằng những viên uống bổ sung, người dùng vẫn nên tham khảo ý kiến ​​một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

3.2 Sản phẩm dưỡng da

Vitamin C được sử dụng kết hợp trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, như huyết thanh, kem dưỡng ẩm và các loại kem bôi khác. Mặc dù axit L-ascorbic là dạng mạnh nhất của loại vitamin này, thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng nó cũng là loại kém ổn định nhất và có tốc độ Oxy hóa rất nhanh. Serum tăng cường huyết thanh vitamin C là sản phẩm rất phổ biến, nhưng chúng cũng có thời hạn sử dụng ngắn.

Vì vậy, các sản phẩm bôi da thường thấy đều được sử dụng những hợp chất Vitamin C có mức độ ổn định cao hơn. Tuy nhiên, tác dụng của những hợp chất này chưa được chứng minh có hiệu quả như axit L-ascorbic.

Các sản phẩm sử dụng Vitamin C thường được bổ sung chất chống Oxy hóa Vitamin E để tăng tuổi thọ cho sản phẩm cũng như cung cấp thêm dưỡng chất cho da.

Để tối ưu hóa tác dụng của những sản phẩm này, người dùng nên tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm cũng như khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Bài viết tham khảo healthline.com

XEM THÊM:

Bác sĩ Hiếu sẽ chia sẻ với các bạn cái lý do tại sao mà dùng Serum C lại lên mụn. Cách để chọn vitamin C phù hợp với tuýp da dầu mụn

Dùng serum vitamin C lên mụn do bôi quá sát vùng chân tóc

Mụn trứng cá thì có rất là nhiều thể, một trong các thể mắc phải do ta thoa sản phẩm sai cách. Thì đây gọi là mình có thể phòng tránh được thì nên ta nên phòng tránh. Khi mà bôi sát vùng chân tóc thì sao? Cái vùng chân tóc, cái dầu trên đầu nó sẽ chạy xuống. Vùng giáp ranh giữa vùng da trán và vùng da đầu thì vùng đấy là chất dầu rất là kết dính. Mọi người thử sờ thử xem vùng trán sẽ có rất là nhiều cái mụn ẩn li ti do dùng serum vitamin C lên mụn.

Thói quen một ngày không gội đầu 1 lần

Những bạn mà 2-3 ngày mới gội đầu một lần. Trường hợp này sẽ xảy ra tình trạng dùng serum vitamin C lên mụn ở vùng chân tóc. Thế nên là không nên bôi quá sát vùng chân tóc. Đặc biệt lưu ý vitamin C nó sẽ hoạt động tốt ở vùng da, gò má, còn vùng da trán, vùng da mũi. Vùng da có nhiều dầu thì hoạt động khả năng sẽ hoạt động kém hiệu quả có một chút.

Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Chọn phải serum C có nhiều dầu. 

Các bạn biết bôi né được những chỗ cần thiết rồi. Nhưng mà chọn sai loại thì những cái vùng da khó bị mụn như vùng gò má, vùng chữ U nó vẫn có thể bị mụn. Tại sao mình không nên chọn loại có dầu? Vì có dầu dùng serum vitamin C lên mụn. Khi có dầu, trong da mình có hai con demodex và pacnes nó sẽ ăn cái dầu làm cho mình tăng mụn hơn. Khi bạn dùng thì dung môi oil nó làm cho da bạn rất là bóng dầu. Có thể cái dầu đó gây bít tắc của nang lông.

Một điều nữa là khi bạn dùng với dung môi có dầu thì các bước layer sau nó không còn hiệu quả nữa. Nhưng mà chọn cái vitamin C mà không có dầu rồi như là C gốc nước dạng L-ascorbic 10%, 15% 20% nhưng có thực sự an toàn chưa?

Bảng những thành phần dễ gây bít tắc của nang lông, gây mụn. 

Đây là những cái thành phần mà nó sẽ lên mụn. Cái hay gặp nhất đó chính là axit myristic. Tiếp theo là isopropyl isosteric, hay là myristyl myristate. Hầu như các cái dạng este của axit myristic thì nó đều có nguy cơ nên mụn nhưng không phải cái nào cũng thế.

Một cái hay gặp nữa là isopropyl myristate hoặc là dextrin palmitate. Cái nữa hay gặp đó chính là cái đó chính là octyl stearate. Đây là một phần được chụp trong tài liệu PubMed.

Khi mua Serum C thì các bạn thường không có thói quen check bảng thành phần. Nên hay đọc thành phần đi. Đặc biệt là nếu như các thành phần ở 10 vị trí đầu tiên trong bảng thành phần. Khi đó nguy cơ rất là cao các bạn dùng serum vitamin C lên mụn

Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Có những bạn hỏi là trường hợp nào lên mụn. Với các bạn là cơ địa dễ lên mụn hoặc

cả đang bị mụn dùng dù serum c thì cần phải tránh tuyệt đối. Những bạn nào mà chưa từng

bị mụn hoặc cơ địa ít khi lên mụn thì có thể cân nhắc dùng được. Còn những bạn nào tuýp

da khô thì dùng mấy cái này càng sướng da càng ẩm hơn.

Nên là sản phẩm nó không có lỗi mà còn này nó phù hợp với tuýp da khô, da hỗn hợp hoặc da ít bị mụn. Chứ còn các bạn đang da dầu mụn thì là các bạn chọn sai chứ không phải do sản phẩm. Những sản phẩm nào các bạn check ra những sản phẩm có thành phần như trên. Sản phẩm này không phù hợp với bạn, cần xem xét và thay đổi. 

Chọn nồng độ quá cao.

Một trong những yếu tố gây mụn là da mình bị nhạy cảm và kích ứng. Những sản phẩm có độ cao ví dụ như là Vitamin C 15% trở lên đó. Hay là những sản phẩm như là Aha 30%, Retinol 2%, Tretinoin 0.1%,.. Những loại top của đầu bảng và nồng độ maximum của một thành phần nào đó luôn có nguy cơ kích ứng cao. 

Tại sao da mụn không nên dùng vitamin c

Khi kích ứng ấy có những trường hợp là bị đỏ này mẩn đỏ, chảy nước. Hoặc có những dạng dị ứng là những cái sẩn ngứa lớn. Các bạn cậy gãi hoặc là bị phù nề làm cho tăng mụn mình cạy làm nó nhiễm thành mụn viêm. Mà mụn viêm do dị ứng rất là to. Mà to để thâm và sẹo, giống như một vòng luẩn quẩn. 

Dùng serum vitamin C lên mụn sẽ rất dễ xảy ra nếu dùng sai cách. Nên nồng độ ban đầu bác sĩ khuyến cáo vitamin C chỉ nên khoảng 10% là đã có hiệu quả rồi không nhất thiết là phải 15% – 20%. Vì da mình có đặc tính đó là sự biến đổi và có tính chu kỳ. Tức là da mình có bôi đều đến mấy nó vẫn bong ra nó vẫn thay đổi. Các bạn bôi sản phẩm đắt  chẳng có ý nghĩa đâu. Đã dùng cái gì thì dùng lâu dài có chiến lược dài hạn.

Dùng dưỡng ẩm và các sản phẩm đi kèm có thành gây bít tắc 

Lời khuyên bác sĩ Hiếu khuyên là nên chọn dạng lotion hoặc dạng gel. Nhưng dạng gel kết hợp với serum vitamin C hơi khó nên lotion ok hơn. Nếu như bạn chọn dạng cream thì bạn phải check thành phần và cái bảng bác sĩ đã gửi cũng có thể check. Nếu dưỡng ẩm mà có những thành phần trong bảng đó thì nó cũng không nên dùng cho da dầu mụn nhé. Hãy check thành phần! 

Thật ra cái bảng này trong khóa học trong trường mới có. Ở đây thì cũng  sẽ public để các bạn có thể lựa chọn thông minh hơn. Vì gần đây có quá nhiều bạn dùng sản phẩm sai cách, chọn nhầm loại nên bác sĩ sẽ public những kiến thức hay hơn lần nữa.

Chúc các bạn thành công và dùng vitamin c hiệu quả.