Tại sao đồ ăn dát vàng lại ăn được

Vàng có ăn được không? Tại sao nhiều món ăn lại được dát vàng? Thức ăn dát vàng liệu có gây hại gì cho sức khỏe không?... Sau đây Maydopro.com sẽ lý giải chi tiết cho bạn. 

Vàng có ăn được không?

Bạn có biết, vàng là một chất tạo màu trong danh sách phụ gia thực phẩm, được phép sử dụng tại EU. Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Vàng có ăn được không?” chính là có các bạn nhé. 

Vàng nguyên chất có thể ăn được

Vàng không có vị gì khi ăn và giá trị dinh dưỡng của nó gần như bằng không.  Là một kim quý loại quý, nó rất bền và không bị biến đổi bởi các hóa chất khác. Sau khi vàng đi vào cơ thể, nó không bị tiêu hóa và cứ thế được bài tiết ra bên ngoài. 

Sự khác nhau giữa vàng trang sức và vàng làm món ăn

Ở Nhật Bản, từ lâu người dân đã biết dùng vàng lá để trang trí cho món ăn, rượu uống. Luật pháp Nhật cũng đã xác nhận vàng là một chất phụ gia cho vào thực phẩm. Vai trò chính của nó là tạo màu cho vẻ ngoài món ăn trông hấp dẫn và sang chảnh hơn.

Vàng để làm trang sức và vàng để dát lên thực phẩm không hề giống nhau. Bởi vàng dùng để làm bánh là vàng nguyên chất 100%, chúng phải thực sự tinh khiết mới có thể đảm bảo an toàn cho người ăn. 

Dát vàng sẽ giúp tăng độ sang trọng cho món ăn

Xem thêm:

Các món ăn dát vàng cũng chỉ được dát một lớp tương đối mỏng, được rắc vụn để trang trí. Quá trình tạo hình cũng không dễ dàng. Để dát được vàng lên món ăn, đầu bếp phải có kỹ năng tay nghề thành thạo mới có thể làm thành công được. 

Như đã chia sẻ ở trên, vàng dát vào thức ăn không làm tăng độ thơm ngon cho món ăn, cũng không biến món ăn của bạn thêm đậm đà hơn về hương vị. Vai trò chính của chúng chỉ là làm tăng thêm phần “lấp lánh” và tăng giá trị hơn cho món ăn đó. 

Ăn vàng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Dẫu có thể ăn được nhưng bạn cũng không nên thường xuyên ăn món ăn dát vàng, bởi nó khá đắt đỏ. Ngoài ra, vàng có thể kết hợp với các protein có trong hệ miễn dịch của cơ thể và dẫn tới hai hiệu ứng đồng thời là tăng cường hệ miễn dịch và thay đổi cấu trúc protein. Khi cấu trúc protein bị thay đổi, hệ miễn dịch có thể hiểu nhầm nó là tác nhân ngoại xâm nhập nên sẽ phản ứng lại và gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa. 

Chưa kể, nếu bạn ăn phải vàng không nguyên chất với một lượng lớn thì có thể dẫn tới chết người, bởi một số muối của vàng vốn là chất cực kỳ độc. 

Dù ăn được bạn cũng không nên thường xuyên ăn món ăn dát vàng nhé

Thường thì thứ gì càng quý thì sẽ càng đắt, càng bổ. Thế nhưng vàng quý thì có quý thật đấy nhưng lại không hề bổ chút nào. Nó hoàn toàn không có giá trị về mặt dinh dưỡng và chỉ có vai trò kích thích thị giác người nhìn, đem đến cảm giác xa xỉ, đẳng cấp hơn mà thôi. 

Vậy là bài viết trên Maydopro.com đã cho bạn biết đáp án của câu hỏi vàng có ăn được không. Dù có thể ăn được nhưng bạn cũng không nên tự ý ăn vàng nhé, bởi món ăn dát vàng phải được thực hiện bởi các đầu bếp có kinh nghiệm. Đặc biệt, chúng phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng rất nghiêm ngặt nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Rượu mơ vảy vàng, kem dát vàng, donut dát vàng... là những sản phẩm luôn gây sốt ở Nhật Bản bởi vẻ ngoài “sang chảnh” khi được phủ lên lớp vàng lấp lánh. Nhưng vàng ăn vào có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Nó có tốt như nhiều nơi đang quảng bá?

Vàng lá có phải là vàng nguyên chất?

Vàng lá sử dụng trong thực phẩm chứa vàng và bạc. Ảnh: Yokokuni

Vàng lá là loại vàng được cán thành những lớp lá vàng mỏng. Trải qua nhiều công đoạn nấu chảy, cán dẹp tỉ mỉ, người ta có thể biến một khối vàng khoảng 4 gram thành những lá vàng mỏng 0.003mm, thậm chí là cực mỏng với kích thước 0.0001mm. 

Nói là vàng lá nhưng nó không phải là vàng nguyên chất 100% mà trong quá trình gia công, người ta đã pha thêm vào một lượng nhỏ bạc và đồng để điều chỉnh màu sắc của vàng và dễ tạo thành hình vàng lá. Vàng lá sử dụng trong thực phẩm chứa vàng và bạc, không bao gồm đồng. 

Vàng lá có hại cho sức khỏe khi ăn không?

Ảnh: Photo AC

Về cơ bản, vàng lá khi đi vào cơ thể sẽ không gây tác hại nào. Vì vàng là kim loại khó biến đổi, dù để bên ngoài trong thời gian dài cũng không bị han gỉ và không bị tan chảy dưới tác dụng của dược phẩm thông thường. Nên khi đi vào cơ thể, vàng sẽ không bị tiêu hóa, cả thành phần bạc trong vàng lá cũng không. Chúng sẽ đi qua dạ dày và cứ thế được bài tiết ra ngoài.

Ảnh: Bubu-jp

Ở Nhật Bản, từ xa xưa người dân đã biết dùng vàng lá để trang trí cho món ăn, rượu uống và chưa có trường hợp nào ghi nhận vàng lá gây tác dụng xấu đến cơ thể. Luật pháp Nhật cũng đã xác nhận vàng là một chất phụ gia cho vào thực phẩm. Nó không mùi, không vị, thường dùng với mục đích trang trí hoặc chất tạo màu cho vẻ ngoài món ăn trông hấp dẫn và sang chảnh hơn.

Nhưng nói “không gây hại” thì chỉ giới hạn trong phạm vi sử dụng vàng lá ở liều lượng thông thường từ trước đến giờ. Nghĩa là chúng ta chỉ tiêu thụ một ít vàng lá trong ngày. Và cũng chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng vàng nên dùng trong một ngày. Nhưng phàm là thứ gì ăn nhiều quá cũng không tốt, nên tốt nhất chỉ ăn ở mức độ vừa phải.

Lợi ích của việc ăn vàng lá

Ảnh: Hakuichi

Thông thường thứ gì càng đắt thì càng quý, càng ngon, càng bổ. Nhưng vàng lá thì không có hai cái “càng” sau. Nó quý nhưng không ngon cũng chẳng bổ. Vàng lá không mùi vị, không chứa chất bổ dưỡng nào mà chỉ có những nguyên tố không đến mức gọi là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Hơn nữa, vàng lá khi ăn vào cũng chẳng được tiêu hóa hay hấp thụ mà cứ vậy bài tiết ra ngoài. Cho nên nó không có giá trị về mặt dinh dưỡng mà chỉ là thành phần giúp kích thích thị giác người nhìn, đem đến cảm giác xa xỉ, đẳng cấp.

Như vậy, nếu có ai hỏi bạn “Uống rượu vảy vàng/Ăn kem dát vàng có ngon không?” thì, sau khi đọc bài này, bạn có thể tự tin trả lời rằng:

 “Vàng không mùi không vị, cũng chẳng có lợi gì, ăn vào chỉ để thải ra mà thôi!”.

kilala.vn

Tags:

  • #ẩm thực
  • #kem dát vàng
  • #rượu vảy vàng

Gần đây, những chiếckem dát vàng có giá 150k/chiếcđang khiến giới trẻ Sài Gòn đứng ngồi không yên.

Đó là những chiếc kem đúng chuẩn kem dát vàng của Nhật Bản, với một lá vàng 24k nguyên chất được nhân viên đắp lên trên. Và theo quảng cáo, vàng này có tác dụng làm đẹp, nhưng lại "tốt cho sức khỏe, đồng thời có tác dụng làm đẹp da".

Cận cảnh chiếc kem dát vàng tại một trung tâm thương mại

Chẳng rõ có tác dụng vậy không, nhưng quả là việc dát vàng lên đồ ăn đã phổ biến trong giới thượng lưu từ rất lâu rồi. Những lá vàng dát mỏng, phủ lên những món ăn đắt tiền như gan ngỗng vỗ béo foie gras, cá ngừ đại dương, trứng cá carvia... vốn luôn chiếm một vị thế đặc biệt đối với giới nhà giàu và siêu giàu trên thế giới.

Nhưng họ dát vàng lên làm gì? Có phải vì tốt cho sức khỏe không?

Vàng là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe?

Người ta vẫn bảo, cái gì đắt thì ngon, quý và bổ. Nhưng vàng thì khác! Ăn vàng chẳng có vị gì cả, giá trị dinh dưỡng cũng gần như bằng không. Mà thậm chí, ăn vàng đôi lúc còn khiến bạn gặp tai họa nữa cơ.

Về cơ bản, vàng được xem là một kim loại quý vì nó bền, gần như không bị biến chất bởi bất kỳ hóa chất nào khác. Vậy nên khi đi vào cơ thể, nó sẽ được đào thải khi bạn giải quyết nỗi buồn trong toilet.

Một chiếc bánh dát vàng có giá gần 2 triệu đồng

Tuy nhiên, tuỳ tiện ăn vàng sẽ gây ra 2 hiệu ứng: tinh thể vàng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch mạnh hơn một chút, nhưng đồng thời thay đổi cấu trúc protein. Khi đó, hệ miễn dịch hoàn toàn có thể coi nhóm protein khác lạ kia là tác nhân ngoại xâm, từ đó gây dị ứng, mẩn ngứa.

Ngoài ra nếu ăn phải vàng không nguyên chất thì thực sự tai hại, vì một số muối của vàng là chất cực độc, có thể gây chết người nếu tích tụ liều lượng đủ lớn.

Vàng là biểu tượng của sự xa xỉ, và đó là lí do duy nhất

Nhiều người cho rằng dát vàng lên thực phẩm có thể khiến món ăn ngon hơn nhờ vào tác động tâm lý. Điều này một phần cũng đúng sự thật, khi theo một nghiên cứu từ ĐH Oxford, việc bày biện và trang trí thực phẩm có tác động đến vị giác và trải nghiệm trong bữa ăn.

Tuy nhiên, hiệu ứng này cũng xảy ra ngay cả khi không cần dùng đến vàng, nên có thể nói vàng ở đây không đóng nhiều vai trò lắm. Và thực sự thì lý do duy nhất để con người thêm vàng vào thực đơn là vì đó là vàng, và vàng là biểu tượng của sự xa xỉ.

Có thể bạn chưa biết, ngay từ thời Trung Cổ, những bữa tiệc lớn của giới thượng lưu đã có sự góp mặt của vàng trong đó.

Kết

Có thể nói, dát vàng lên thức ăn chỉ nhằm mục đích tận hưởng cảm giác... có tiền, chứ chẳng vì lợi ích gì khác. Bạn muốn thử thì cũng được thôi, nhưng nên hạn chế vì chẳng được gì đâu, lại tốn tiền nữa.

Nguồn: Elite, Huffington Post

Video liên quan

Chủ Đề