Tại sao gấu Bắc cực gặp nguy hiểm

Có hơn 15.000 con gấu trắng Bắc cực đang sinh sống ở khu vực phía Bắc Canada, chiếm khoảng 60% số lượng gấu trắng toàn cầu. Số gấu này được phân chia thành 13 cộng đồng khác nhau, tùy thuộc vào khu vực địa lý mà chúng đang sinh sống.

Kết quả những nghiên cứu mới nhất cho thấy, 4/13 cộng đồng này đang gặp nguy hiểm hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ông Peter Ewins, quan chức cao cấp thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) có trụ sở tại Toronto nhấn mạnh, trên thực tế, nguy cơ lớn nhất đối với gấu trắng Bắc cực là khu vực và thời gian đóng băng cùng sụt giảm, và việc bảo vệ môi trường sống của gấu trắng Bắc cực đòi hỏi hành động trên một quy mô lớn.

Số lượng gấu trắng Bắc cực đang tiếp tục giảm do biến đổi khí hậu. Kết quả  nghiên cứu của Trường Đại học Alberta cho biết, nếu băng tại Vịnh Hudson tan sớm 1 tháng do Trái đất ấm lên, khoảng 40 - 73% số gấu cái sẽ không thể sinh con; nếu băng tan sớm 2 tháng, con số này sẽ là khoảng 55-100%. Nguyên nhân do gấu cái chỉ có thể mang thai và sinh con nếu đạt trọng lượng trên 200kg, điều không thể xảy ra nếu thời gian săn mồi trên băng của chúng đạt dưới 8 tháng 1 năm.

Số lượng gấu trắng trên toàn thế giới hiện còn khoảng 20.000 -  25.000 con./.

Bắc Cực và Nam Cực tuy là hai môi trường tương đồng ở một số mặt, nhưng lại là nơi sinh sống của những sinh vật khác nhau. Cả hai cực đều là nơi sống của nhiều loài hải cẩu và cá voi, nhưng chỉ có Bắc Cực là "ngôi nhà" của loài gấu lớn nhất Trái Đất, gấu Bắc Cực.

Gấu Bắc Cực (tên khoa học: Ursus maritimus) sinh sống xung quanh Vòng Bắc Cực ở Alaska, Canada, Greenland, Na Uy, Nga và đôi khi là Iceland. Bộ lông trắng của gấu Bắc Cực đặc biệt thích hợp với nhiệt độ có thể xuống dưới âm 30 độ C. Phần lớn cuộc đời, chúng sống trên băng, thức ăn ưa thích của gấu Bắc Cực là hải cẩu vì loài động vật này giàu chất béo, giúp chúng nạp năng lượng trong thời gian dài trước khi có thể săn được bữa ăn tiếp theo.

Tại sao gấu Bắc cực gặp nguy hiểm

Thức ăn ưa thích của gấu Bắc Cực là hải cẩu

Nam Cực cũng có biển băng, nhiệt độ lạnh và hải cẩu. Vậy tại sao không có bất kỳ loài gấu trắng nào trên lục địa cực nam?

Câu trả lời liên quan đến sự tiến hóa và lịch sử địa chất của Trái Đất.

Đôi khi, sự dịch chuyển của vùng đất tạo nên sự hỗn loạn giữa các loài khác nhau. Sự kiện giao thoa sinh học lớn của Mỹ là một ví dụ nổi bật về điều này. Các mảng kiến tạo đã đẩy Bắc Mỹ và Nam Mỹ lại gần nhau, và các loài từ mỗi lục địa gặp nhau tại Trung Mỹ. Nam Mỹ đã tiếp nhận nhiều loài động vật mới, bao gồm cả những loài săn mồi như gấu và mèo lớn, trong khi Bắc Mỹ tiếp nhận những loài như lười đất và họ hàng cổ đại của armadillo là glyptodont.

Tại sao gấu Bắc cực gặp nguy hiểm

Sự kiện giao thoa sinh học lớn của Mỹ

Tuy nhiên, Andrew Derocher, giáo sư sinh học tại Đại học Alberta ở Canada, người đã nghiên cứu về gấu Bắc Cực trong gần 40 năm, cho biết: “Gấu phần lớn là một loài ở Bắc bán cầu. Ngoài gấu mặt ngắn Andean (tên khoa học: Tremarctos ornatus) của Nam Mỹ, gấu chỉ xuất hiện ở Bắc bán cầu. Không có lý do cụ thể cho việc này, chỉ là một số loài tiến hóa ở một số nơi và số khác thì không”. Derocher nói: “Địa lý sinh học đầy những điều kỳ quặc. Có những loài đến được nơi mới, và những loài không thể”.

Đặc biệt, đối với loài gấu Bắc Cực, trong lịch sử tiến hóa của chúng chưa từng có lần nào hai cực Bắc và Nam được nối với nhau bằng băng hoặc đất.

Mọi người thường nói gấu Bắc Cực là "loài ăn thịt trên mặt đất lớn nhất thế giới, nhưng chúng gần như không sống trên đất liền", Derocher cho biết. Những con gấu này sống trên biển băng gần như cả đời, chỉ thỉnh thoảng lên bờ để sinh sản.

Tại sao gấu Bắc cực gặp nguy hiểm

Những con gấu Bắc Cực sống trên biển băng gần như cả đời, chỉ thỉnh thoảng lên bờ để sinh sản.

Về mặt tiến hóa, gấu Bắc cực là một loài tương đối trẻ. Chúng tiến hóa từ tổ tiên chung của loài gấu nâu (Ursus arctos) vào khoảng từ 5 triệu đến 500.000 năm trước, Derocher cho biết. Nhưng thậm chí từ 5 triệu năm trước, các lục địa đã ở vị trí tương tự như ngày nay, vì vậy gấu Bắc Cực không bao giờ có cơ hội đi từ cực này sang cực khác. 

Vùng đất gần nhất với Nam Cực là mũi phía nam của Nam Mỹ, bao gồm Chile và Argentina. Để đến Nam Cực, gấu Bắc Cực sẽ phải vượt qua eo biển Drake Passage đầy nguy hiểm. Khu vực này cũng được biết đến với những cơn bão mạnh và biển động vì nước lạnh từ phía nam gặp  nước ấm từ phía bắc.

Câu hỏi cuối cùng là nếu bằng cách nào đó, gấu Bắc Cực có cơ hội đến được Nam Cực, liệu chúng có sống sót không?

Theo Derocher, câu trả lời rất đơn giản: "Chúng sẽ sống vui vẻ ở Nam Cực."

Tại sao gấu Bắc cực gặp nguy hiểm

Nam Cực được cho là môi trường sống tuyệt vời đối với gấu Bắc Cực

Ở Bắc Cực, gấu trắng ăn hải cẩu và thỉnh thoảng là chim hoặc trứng. Nam Cực cũng có nhiều loài tương tự, với sáu loài hải cẩu và năm loài chim cánh cụt. Thêm vào đó, không có loài động vật nào ở Nam Cực tiến hóa để cảnh giác với những kẻ săn mồi lớn, linh động trên mặt băng như gấu. Nam Cực có thể trở thành bữa đại tiệc cho loài gấu trắng nếu chúng được đưa đến đây, đó là lý do tại sao không ai có kế hoạch đưa gấu Bắc Cực đến Nam Cực.

Sự háu ăn của chúng, kết hợp với sự thiếu hiểu biết của các loài động vật bản địa đối với những kẻ săn mồi lớn trên cạn, có thể dẫn đến sụp đổ sinh thái. Sau cùng, tốt nhất là loài gấu trắng to lớn này chỉ nên sống tại Bắc Cực, nơi hệ sinh thái động vật đã tiến hóa để thích nghi với sự có mặt của chúng.

Tham khảo: LiveScience

Việc 'nhẹ' lương cao ở Mỹ: Nhân viên 'quản lý xung đột' với gấu xám, thu nhập 100.000 USD/năm

https://genk.vn/tai-sao-co-gau-bac-cuc-ma-khong-co-gau-nam-cuc-2022032516303318.chn

Một trong những loài thú săn mồi trên cạn lớn nhất hành tinh - gấu trắng Bắc cực sống dọc theo toàn bộ bờ biển Bắc Băng Dương, ở Greenland, Svalbard và  trên nhiều hòn đảo Bắc Cực. Chúng thường săn mồi trên những tảng băng biển, vượt qua hàng ngàn ki lô mét để tìm kiếm con mồi chính – là loài hải cẩu.

Gấu trắng bắc cực đứng đầu “chuỗi thức ăn”, hoạt động như một loại “vệ sinh” của hệ sinh thái cực. Nó tiêu diệt những con hải cẩu yếu và ốm yếu, ăn xác cá voi bị ném lên bờ, những  xác chết mà những con khác không ăn. Nó không có đối thủ tự nhiên, nhưng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sống, nạn săn trộm khiến gấu trắng dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao loài  gấu trắng Bắc cực được liệt kê trong Sách đỏ quốc tế và sách đỏ của Nga.

Các nhà khoa học phân biệt 19 quần thể gấu Bắc cực với tổng số khoảng 20 nghìn cá thể. Chúng có trở nên ít hơn về số lượng hay không? Có cần thiết để cứu loài động vật này khỏi tuyệt chủng? Để trả lời những câu hỏi này, cần thống kê cụ thể lại số lượng động vật. Điều này rất khó vì nhiều lý do: không thể tiếp cận được hầu hết các vùng lãnh thổ Bắc Cực, chi phí hàng không cao để thực hiện việc quan sát và các phương pháp viễn thám phát triển chưa đầy đủ.

Từ năm 2009, các nhà khoa học của Viện sinh thái và tiến hóa mang tên A. N. Severtsov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đang thực hiện chương trình nghiên cứu gấu Bắc cực ở vùng Bắc Cực thuộc Nga trong cuộc thám hiểm thường trực của VHLNga để nghiên cứu động vật  nằm trong Sách đỏ của Liên bang Nga và các đại diện đặc biệt quan trọng khác của hệ động vật Nga. Nhóm chuyên gia thường xuyên đi đến các khu vực động vật ăn thịt sinh sống, bắt một số cá thể, đeo vòng cổ có máy phát vô tuyến cho chúng và lấy vật liệu sinh học để phân tích.

Tín hiệu từ những chiếc vòng cổ được truyền qua vệ tinh đến Trái đất và được xử lý bởi chương trình máy tính cho phép theo dõi đường di chuyển của động vật trong thời gian thực tế.

Thiên đường băng biến mất

Bằng cách phân tích chuyển động của gấu, các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu làm thế nào động vật bắc cực thích nghi với việc  ấm lên ở khu vực Bắc Cực. Thực tế là vòng đời của chúng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng băng biển, là nơi chúng săn mồi, thực hiện chuyển đổi theo mùa và tìm kiếm đối tác giao phối. Thậm chí người ta còn tạo ra  những cái hang - ví dụ, ở Biển Beaufort, nơi băng lâu năm chiếm ưu thế.

Theo các quan sát từ cuối những năm 1970, đã xác định được rằng băng biển ở Bắc Cực bây giờ tan chảy sớm hơn, hình thành muộn hơn, diện tích của nó giảm xuống. Mà không có băng – thì sẽ không có săn mồi. Những con thú săn mồi ở lại trên bờ và tìm kiếm thức ăn ở đó.

“Vào năm 2010, tất cả những con gấu cái mà chúng tôi quan sát đã đi ra ngoài trên những tảng băng. Năm 2011, chúng đợi rất lâu trên đảo để băng trôi đến. Vào mùa xuân năm 2012, khi biển Kara bắt đầu tan, con gấu cái di chuyển qua các tảng băng, nó nhận ra rằng nó sẽ không kịp  và quay trở về đất liền. Nó chạy đến địa điểm băng cách bờ 100 km, bơi đến đó. Năm 2016, trên đảo Vaygach, chúng tôi thấy rằng ngay cả khi có thể di chuyển trên băng, động vật vẫn chọn vào bờ. Và chúng bị cuốn hút bởi những đống rác trên miền Đất Mới. Mỗi con gấu Bắc cực hành xử khác nhau - rõ ràng, chúng thích nghi với điều kiện thay đổi", - Nikita Platonov, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Sinh thái và tiến hóa thuộc VHLKH Nga, chuyên gia về môi trường sống trên bang trao đổi với Sputnik.

Tình trạng mất băng biển ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng thể chất của động vật, các nhà khoa học từ Canada và Hoa Kỳ khẳng định. Cùng với các đồng nghiệp từ các quốc gia khác, họ đã tạo ra một mô hình để tính toán số lượng con của gấu Bắc cực trong ba thế hệ trên ví dụ về quần thể gấu của Biển Baffin, nằm giữa Greenland và quần đảo Canada.

Ở biển Baffin, băng tan trong những tháng ấm hơn. Gấu Bắc cực phải chờ đợi, và thời gian chúng sống trên bờ dài hơn 1 tháng so với 10 năm trước. Có lẽ vì điều này, trọng lượng của chúng bị giảm. Mô hình cho thấy rằng nếu xu hướng tiếp tục, gấu cái sẽ không thể mang hai con trong bụng, như trước đây, và khi đó,  quần thể gấu sẽ thu hẹp.

Vào tháng 12 năm 2017, những thước phim mô tả gấu Bắc cực chết vì kiệt sức đã lan tỏa toàn thế giới. Chúng được quay bởi các nhà làm phim tài liệu trên đảo Baffin. Cảnh tượng đau lòng khiến nhiều người không thể thờ ơ, rất có thể nhiều người quyết định rằng gấu bắc cực đang chết dần chết mòn và cần sự  giải cứu khẩn cấp.

“Một con gấu đói không thể phục vụ như một chỉ số cho toàn bộ quần thể gấu”,- Nikita Platonov nhấn mạnh.

Bản thân ông chỉ một lần nhìn thấy một con vật kiệt sức nghiêm trọng. Đó là vào năm 2016 trên đảo Trắng ở biển Kara.

“Năm ngoái, người ta đã gắn vòng cổ cho chúng, vì vậy chúng đều béo tốt”,- nhà khoa học nói thêm và nhắc lại rằng vào năm 2011,đã nhìn thấy một  con gấu đực ở Franz Josef Land đang cố gắng giành những con gấu con khỏi gấu mẹ. Hóa ra là răng của  nó bị gãy, rõ ràng  con gấu này không thể săn hải cẩu và đã chọn con mồi dễ dàng hơn.

Có lẽ, sau vài năm khó khăn liên tiếp, khi động vật không được ăn uống tốt, tỷ lệ sinh của chúng giảm, tỷ lệ tử vong của đàn con tăng lên và theo đó, số lượng giảm đi. Sau đó đến một thời kỳ thuận lợi, và quần thể được phục hồi về số lượng.

Để quan sát, các nhà khoa học thường sử dụng các phương pháp từ xa không yêu cầu tiếp xúc trực tiếp với động vật. Trên ảnh vệ tinh có độ phân giải cao pixel 30, có thể phân biệt từng cá thể. Sẽ là hợp lý khi áp dụng mạng lưới thần kinh, và những nỗ lực như vậy đang được thực hiện, các thuật toán được tạo ra. Tuy nhiên, cần phải có nhiều lựa chọn để đào tạo chương trình, mà  cơ sở dữ liệu vẫn còn quá nhỏ.

“Ngoài ra, còn có máy bay không người lái tầm xa có thiết bị  chụp ảnh phạm vi quang học, hồng ngoại và tử ngoại. Năm 2016, chúng tôi đã tham gia một chương trình như vậy để thống kê gấu bắc cực ở biển Chukchi. Vào mùa hè năm 2018, máy bay siêu nhỏ đã được sử dụng thành công để quan sát vùng gần rìa băng nhanh. Vì vậy, trong vấn đề này, chúng tôi tuân theo tất cả các xu hướng hiện đại", - nhà nghiên cứu kết luận.