Tại sao lại tiêm vào tĩnh mạch

  • Bởi : Dược sĩ Lưu Anh
  • 10/08/2017
  • - Chuyên mục : Tin Tức Sức Khỏe

Hiện tại y học sử dụng rất nhiều thủ thuật tiêm truyền khác nhau như : tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch [ hay còn gọi là tiêm vein ],…có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại không sử dụng đường tiêm động mạch??

Lý do thường sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch chứ không phải động mạch là:

  1. Tĩnh mạch có số lượng lớn và nằm gần với da hơn so với động mạch nên rất dễ tìm được, thành của tĩnh mạch cũng mỏng và mềm hơn.
  2. Thuốc sau khi vào tĩnh mạch sẽ quay trở lại tim, sau đó nhờ tim bơm đến các cơ quan khác trong cơ thể, khi tiêm động mạch thuốc sẽ chỉ đến một vị trí nhất định phụ thuộc vào vị trí động mạch.
  3. Áp lực dòng máu trong động mạch rất lớn nên khó bơm được thuốc, khi bơm vào rồi thì vị trí tiêm cũng khó cầm máu.
  4. Một số loại thuốc khi tiêm vào động mạch sẽ gây độc cho cơ thể, tắc mạch hoặc hoại tử một phần.
  5. Giữa động mạch và tĩnh mạch có hệ thống mạch nối gọi là mao mạch, thời gian thuốc vận chuyển từ động mạch qua tĩnh mạch rồi mới lại trở về tim là rất lớn nên thời gian để thuốc có tác dụng cũng sẽ kéo dài, chưa kể đến có một số loại thuốc có khối lượng lớn khó qua thành mao mạch và sẽ làm mất tác dụng của thuốc, hoặc thuốc dự trữ quá lâu ở cơ quan bị bệnh [ tuy nhiên tỷ lệ này chiếm khá ít ].
  6. Dựa vào thời gian bán thải của thuốc, nếu thuốc vận chuyển từ động mạch sau đó qua mao mạch rồi mới tới tĩnh mạch thì nồng độ thuốc ở trong huyết tương và trong cơ quan bị bệnh sẽ thấp hơn so với việc sử dụng luôn đường tiêm tĩnh mạch.
  7. Cũng dựa vào thời gian bán thải của thuốc thông qua sự chuyển hóa, giải độc ở gan và bài tiết qua thận cũng sẽ chậm hơn [ nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cũng sẽ cao hơn] nếu như chúng ta sử dụng đường tiêm động mạch.
  8. Theo giải phẫu thì động mạch và tĩnh mạch đều có hệ thống van một chiều  [ động mạch có van theo hướng từ trên xuống dưới còn tĩnh mạch thì ngược lại có hệ thống van từ phía dưới hướng lên phía trên ] vì vậy để việc sử dụng thuốc có tác dụng ngay trên người bệnh thì chúng ta cần phải sử dụng đường tiêm tĩnh mạch.

Động mạch và tĩnh mạch thường được ví như anh em sinh đôi, nơi nào có động mạch nơi ấy sẽ có tĩnh mạch, tuy nhiên tác dụng của động mạch và tĩnh mạch là ngược chiều nhau, động mạch giúp cung cấp máu từ tim đến các cơ quan, tĩnh mạch lại vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim.

Bởi tất cả các nguyên nhân trên việc tiêm truyền thuốc vào động mạch tuyệt đối không được dùng trong y khoa.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 6, 2021

Tiêm vào tĩnh mạch là gì? Tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch? Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch như thế nào? Những câu hỏi khó trên sẽ được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về tiêm vacxin vào tĩnh mạch

Trước khi giải đáp thắc mắc tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về việc tiêm vacxin vào tĩnh mạch nhé.

Tiêm vacxin vào tĩnh mạch là gì?

Tiêm vacxin vào tĩnh mạch là kỹ thuật dùng bơm tiêm đưa vacxin vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Nhằm mục đích giúp vacxin nhanh chóng phát huy công dụng. Đặc biệt là trường hợp tiêm các thuốc chỉnh định tiêm vào tĩnh mạch hoặc người bệnh không thể dùng thuốc bằng các đường khác.

Vùng tiêm tĩnh mạch

Có một số vùng tiêm tĩnh mạch thường được áp dụng gồm có:

  • Tĩnh mạch ở vùng đầu: 2 bên thái dương.
  • Tĩnh mạch ở chi: Mu bàn tay, khuỷu tay, cổ tay, mu bàn chân, cổ chân,…
  • Lưu ý cần chọn tĩnh mạch to, rõ và ít di động.
Có nhiều vị trí khác nhau khi tiêm tĩnh mạch

Chỉ định và chống chỉ định tiêm tĩnh mạch

Về lý thuyết sẽ có những chỉ định và chống chỉ định về việc tiêm tĩnh mạch như sau:

Trường hợp chỉ định tiêm tĩnh mạch

  • Bệnh nhân suy kiệt.
  • Bệnh nhân cấp cứu.
  • Người bệnh cần thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng như: Thuốc ngủ, thuốc gây mê, chống trụy mạch, chống xuất huyết,…
  • Thuốc mang đến tác dụng toàn thân.
  • Những loại thuốc có nguy cơ gây hoại tử da, các tổ chức dưới da, cơ, bị quá hủy hoặc hệ tiêu hóa không hấp thụ được.
  • Thuốc chỉ được tiêm tĩnh mạch, không được tiêm bắp hay dưới da.
  • Cần phải đưa một lượng thuốc lớn và cơ thể.
  • Những loại huyết thanh trị liệu.
  • Huyết tương, máu và các dung dịch keo như Subtosan, Dextran,…
  • Người bệnh không uống nước được do chuẩn bị phẫu thuật, nôn ói nhiều, tâm lý không hợp tác.

Trường hợp chống chỉ định tiêm tĩnh mạch

  • Thuốc có thể gây kích thích mạnh cho hệ tiêu mạch điển hình là Adrenalin [chỉ được phép tiêm tĩnh mạch trong trường hợp tụt huyết áp, cấp cứu, không bắt được mạch, đo được,…].
  • Thuốc tiêm nhanh, tan trong dầu gây rối loạn nhịp tim.
  • Chống chỉ định tương đối tiêm tĩnh mạch ở vị trí phù nề, đoạn cuối chi bị tê liệt và các khớp.
  • Không được tiêm tĩnh mạch vào những vị trí bị bỏng, nhiễm trùng.

Sau khi đã tìm hiểu tiêm vacxin vào tĩnh mạch là gì, vùng tiêm tĩnh mạch, các trường hợp chỉ định và chống chỉ định. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch?

Tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch?

Trên thực tế, vẫn có vài loại vacxin được phép tiêm vào đường tĩnh mạch, tùy theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Điển hình như Vacxin Calmette Guerin, nếu tiêm vào tĩnh mạch sẽ mang đến hiệu quả cao hơn.

Vậy tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch? Ở một số loại vacxin nhất định, tuyệt đối không được tiêm vào tĩnh mạch vì mang đến nhiều rủi ro cho sức khỏe. Ví dụ như, vacxin được chỉ định tiêm bắp tay thì đương nhiên việc tiêm vào tĩnh mạch sẽ gây ra những phản ứng, dị ứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng. Ngoài ra, có những loại vacxin chỉ dành cho đường uống, nếu tiêm vào tĩnh mạch sẽ dẫn đến tác hại vô cùng lớn.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất vacxin cũng hạn chế chỉ định tiêm tĩnh mạch vì cách này mang đến nhiều rủi ro khó lường, cụ thể như:

Tiêm tĩnh mạch khiến vacxin đi vào máu nhanh. Nhưng nếu xảy ra phản ứng phụ sẽ cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao hơn những đường tiêm khác.

Kỹ thuật tiêm vacxin vào tĩnh mạch cũng tương đối phức tạp hơn so với những cách khác. Do đó, nếu cán bộ y tế thiếu kinh nghiệm, sẽ dễ mắc sơ sót không đáng có.

Nếu chẳng may tiêm vacxin bằng đường tĩnh mạch cho người có cơ địa dễ dị ứng, chưa được khám sàng lọc kỹ càng là điều vô cùng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân bị sốc phản vệ sẽ dẫn đến tử vong rất nhanh.

Tiêm vacxin vào tĩnh mạch có nhiều rủi ro

Mọi người khi xem đến đây chắc hẳn đã tìm ra đáp án cho câu hỏi tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch? Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Tìm hiểu kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Thắc mắc tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch đã được giải đáp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật tiêm tĩnh mạch như thế nào nhé.

Chuẩn bị

  • Cán bộ y tế rửa tay và mặc trang phục đúng quy định.
  • Bệnh nhân và gia đình cần được giải thích kỹ lưỡng về cách tiêm tĩnh mạch, làm test kháng sinh theo đúng quy định, hỏi tiền sử dị ứng, đánh giá dấu hiệu sinh tồn.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Gồm dụng cụ sạch [cồn 70 độ, găng tay, hộp chống sốc, dây garo], dụng cụ vô khuẩn [bơm kim tiêm phù hợp, khay vô khuẩn, trụ cắm panh, panh, hộp đựng bông gạc và bông gạc]. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị xô đựng rác thải, hồ sơ bệnh án,…
  • Chuẩn bị thuốc: Thuốc tiêm, nước cất, dung môi, đường Glucose 5% khi có chỉ định pha tiêm.

Quy trình tiêm tĩnh mạch đúng cách

Quy trình tiêm tĩnh mạch cần tuân thủ theo nguyên tắc 5 đúng là đúng người, đúng liều dùng, đúng đường dùng, đúng thuốc và đúng thời gian. Cụ thể như sau:

  • Lấy thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tiến hành rửa tay, sát khuẩn tay và nắp lọ thuốc, dung môi.
  • Pha thuốc, lắc đều, quan sát tính chất, màu sắc,… để đảm bảo thuốc có chất lượng tốt trước khi tiêm.
  • Tìm vị trí thích hợp nhất, sau đó buộc dây garo [nếu cần], dùng bông thấm cồn 70 độ sát khuẩn nơi tiêm, để da khô.
  • Nhẹ nhàng luồn kim vào trong lòng tĩnh mạch.
  • Tháo dây garo, từ từ bơm thuốc vào, trong quá trình tiêm cần quan sát kỹ bệnh nhân.
  • Rút kim nhanh tay, căng da và đặt bông vào vị trí vừa tiêm xong khi hết thuốc.
  • Giúp người bệnh quay về tư thế thoải mái, cẩn thận hướng dẫn bệnh nhân và gia đình theo dõi các dấu hiệu bất thường về tri giác, sắc mặt, tình trạng hô hấp,…
  • Nhanh chóng thu dọn dụng cụ, rửa sạch tay và ghi vào hồ sơ bệnh án.

Tìm hiểu các phản ứng phụ khi tiêm tĩnh mạch

Khi tiêm vào tĩnh mạch, có thể bệnh nhân gặp một số triệu chứng như bị phồng chỗ tiêm, tắc kim, sốc hoặc ngất, tắc mạch, đâm nhầm vào động mạch, hoại tử, nhiễm khuẩn, vô tình mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Vì thế trong suốt quá trình tiêm chủng cần tuân thủ nghiêm ngặc, đầy đủ quy trình tiêm, đồng thời liên tục theo dõi và quan sát bệnh nhân.

Cán bộ y tế cần có kỹ thuật tiêm chủng tốt

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp giúp bạn thắc mắc tại sao không tiêm vacxin vào tĩnh mạch, cũng như cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu còn câu hỏi khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Video liên quan

Chủ Đề