Ví dụ về chế tài vi phạm hợp đồng

  • Luật sư Tư vấn
  • Luật sư tư vấn Hợp đồng

Công ty Luật CMA - Hotline: 0986.057.998 - 0944.296.698

Một trong những câu hỏi thường gặp về thành phần của một quy phạm pháp luật đó chính là chế tài. Nhiều người vẫn còn thắc mắc chế tài là gì, các hình thức chế tài ra sao? Thì rong nội sung của bài viết sau đây trithucluat.com sẽ giúp mọi người giải đáp.

1. Chế tài là gì?

Chế tài là một bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Đây là bộ phận giúp xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm được nêu ra tại phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Chế tài có thể có hoặc không xuất hiện trong một quy phạm pháp luật chứ không nhất thiết lúc nào cũng có. Ở một số quy phạm pháp luật đôi khi chỉ có phần quy định và giả định, hay gặp nhất là ở những quy phạm pháp luật dạng khái niệm.

Mặt khác, cũng có thể hiểu chế tài chính là những biện pháp mà nhà nước đặt ra để áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với các quy tắc xử sự chung. Những chế tài này chính là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm nội dung tại phần quy định.

Tuy nhiên, có 1 điểm cần lưu ý ở đây chính là việc làm trái với các quy tắc xử sự chung được quy định có thể là việc thực hiện hoặc KHÔNG thực hiện những hành vi mà pháp luật yêu cầu thực hiện hoặc KHÔNG thực hiện.

Chế tài xuất hiện nhiều nhất là trong các quy phạm pháp luật hình sự để có thể xử phạt các hành vi vi phạm.

Ví dụ: Tại Điều 115 BLHS 2015 về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm“. Trong quy định trên thì chế tài chính là “phạt tù từ 07 năm đến 15 năm” 

Để có thể xác định được đâu là chế tài trong một quy phạm pháp luật cụ thể, bạn cần xác định được nội dung nào trả lời cho câu hỏi: Chủ thể phải chịu những hậu quả gì nếu không thực hiện đúng nội dung của phần quy định? Đó chính là nội dung của chế tài trong quy phạm pháp luật đó.

2. Các loại chế tài

Có những loại chế tài nào?

Dựa vào các căn cứ khác nhau thì chế tài sẽ được phân loại theo các cách khác nhau. Và căn cứ vào tính chất vi phạm, có thể chia chế tài thành 4 loại sau đây:

  • Chế tài hình sự là chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và dùng để xử lý những hành vi trái với quy định, những cá nhân, tổ chức phạm tội.
  • Chế tài dân sự: là đưa những biện pháp áp dụng với những hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thường thấy trong những vụ việc liên quan đến tài sản [bồi thường thiệt hại, hoàn trả…].
  • Chế tài hành chính: là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm pháp luật hành chính, biện pháp xử lý của nhà nước đối với những hành vi sai phạm.
  • Chế tài kỷ luật

Ngoài ra, căn cứ vào khả năng biện pháp dự kiến áp dụng có thể chia làm 2 loại:

  • Chế tài cố định: là những chế tài chỉ có đưa ra một loại biện pháp trừng phạt nhất định chứ không đưa ra nhiều biện pháp dự kiến áp dụng khác nhau. Thông thường chế tài cố định chỉ nêu loại biện pháp dự kiến áp dụng chứ không đưa ra mức độ áp dụng.
  • Chế tài không cố định: là những chế tài đưa ra nhiều loại biện pháp dự kiến áp dụng và có nhiều mức độ khác nhau cho các loại biện pháp đó.

3. Hình thức chế tài

Hình thức của chế tài là gì?

Từ khái niệm và phân loại chế tại tại mục 1 và mục 2 có thể chia ra làm các hình thức chế tài như sau:

  • Chế tài trừng trị [trong hình sự].
  • Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu [trong hành chính hoặc dân sự].
  • Chế tài bảo đảm và bảo vệ [trong hành chính, dân sự, hình sự, thương mại].
  • Chế tài vô hiệu hóa.

Việc phân loại các hình thức này là dựa vào tính chất của từng lĩnh vực trong pháp luật, đặc điểm và lợi ích cần được bảo vệ áp dụng hình thức chế tài phù hợp.

4. Ví dụ về một số chế tài trong Bộ luật dân sự 2015

Trong luật dân sự sẽ áp dụng loại chế tài dân sự với hình thức thường là bảo đảm, bảo vệ hoặc khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu. Sau đây là một vài ví dụ giúp bạn phân biệt được chế tài trong Bộ luật dân sự 2015:

Điều 266. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

→ Chế tài là “hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng”

Chế tài trong dân sự không mang tính trừng trị như hình sự

Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

→ Chế tài là “tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Đó là một số chế tài nằm trong Bộ luật dân sự 2015, phần lớn các chế tài này đều liên quan đến tài sản như việc trả tài sản, bồi thường thiệt hại…

Qua bài viết, mong rằng trithucluat.com đã giải đáp được ít nhiều các thắc mắc về chế tài trong pháp luật. Đồng thời bổ sung một số kiến thức hữu ích về lĩnh vực pháp luật giúp mọi người có thể học hỏi thêm nhiều điều. Cảm ơn các bạn độc giả đã theo dõi bài viết. 

MỤC LỤCMỞ ĐẦUHiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi gianhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triểnđó, một nền kinh tế mới đã được mở ra dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lý quyền tựdo kinh doanh trong quan hệ thương mại. Cũng từ đó mà các quan hệ hợp đồng trongthương mại trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Mặt trái của nó là các vi phạm hợp đồngdiễn ra nhiều và phổ biến hơn. Để đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện hoặcđền bù những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng, phápluật về chế tài thương mại đã ra đời. Các chế tài thương mại đóng vai trò chủ yếu trongviệc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.Để duy trì tính ổn định, trật tự các bên quan hệ kinh tế, chế tài trong thương mại khôngchỉ bảo vệ quyền bình đẳng trong kinh doanh mà còn là biện pháp hữu hiệu để quản lýhoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế quốc gia. Xuất phát từ lý do trên nhóm em đãchọn đề tài: Phân tích các chế tài thương mại và các trường hợp bên vi phạm hợpđồng được miễn trách nhiệm hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.NỘI DUNGI Khái quát chung về chế tài thương mại1. Khái niệm và đặc điểm chế tài thương mạiKhi một quan hệ hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát sinhhiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận tronghợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên vi phạm phảichịu chế tài thương mại.Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Theo Điều 292 LTM 2005, chế tài thương mại được hiểu đó là các biện pháp tácđộng bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm với chủ thể có hành vi vi phạmcam kết hợp đồng trong thương mại. Với cách hiểu này, chế tài trong thương mại cónhững đặc điểm sau:+ Chế tài thương mại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có hành vi vi phạmpháp luật về hợp đồng trong thương mại.+ Chế tài thương mại là những chế tài mang tính chất tài sản.+ Chủ thể lựa chọn và áp dụng các hình thức chế tài là bên bị vi phạm trong quanhệ hơp đồng.+ Mục đích áp dụng chế tài trong thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi của các bêntrong quan hệ hợp đồng, qua đó nhằm giáo dục các bên tham gia hợp đồng tuân thủ phápluật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận.2. Căn cứ áp dụng chế tài thương mạiCăn cứ áp dụng chế tài thương mại là những dấu hiệu cần và đủ để áp dụng chếtài thương mại đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Chế tài thương mại chỉ được ápdụng khi có đủ những căn cứ nhất định. Cũng như nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác,căn cứ phát sinh chế tài thương mại bao gồm bốn yếu tố, đó là:+ Có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.+ Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế.+ Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất đã xảy ra trong thực tế.+ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.3. Vai trò của chế tài thương mại+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại.+ Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng thương mại, nâng cao ý thức tráchnhiệm của các chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng.+ Đảm bảo thực hiện quyền tự do hợp đồng.+ Nâng cao ý thức kỷ luật trong việc thực hiện hợp đồng thương mại.II Phân tích các chế tài thương mại1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng2Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Theo khoản 1 Điều 297 LTM 2005: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bênbị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khácđể hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Như vậy cóthể hiểu đây là hình thức chế tài mà bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong thương mạiphải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm.+ Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đứng hợp đồng chỉ gồm hai yếu tố: cóhành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Theo Điều 297 LTM 2005, bên cóquyền lợi bị vi phạm chỉ có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bênvi phạm có lỗi. Nếu bên vi phạm có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có lỗi thìhọ không bị áp dụng các hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.+ Các biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng: theo Điều 297 khi áp dụng chếtài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên bị viphạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng đượcthực hiện và bên bị vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợpđồng thường được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chất lượng hànghóa, yêu cầu kỹ thuật của công việc. Khoản 2 Điều 297: “Trường hợp bên vi phạm giaothiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặccung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giaohàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa,thiếu sót của dịch vụ giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng,Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác đểthay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm”.+ Tính chất của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: đây là biện pháp chế tàiđược áp dụng một cách rộng rãi đối với mọi vi phạm bởi vì nó mang tính chất mềm dẻo,linh hoạt, hiệu quả, thiện chí hơn so với các chế tài khác.+ Mục đích của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảmbảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã ký kết mà trong nhiều trường hợp, các loại chếtài khác như bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng không thể thay thế lợi ích từ việcthực hiện hợp đồng đã ký kết của các bên.2. Phạt hợp đồng3Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Phạt hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợpđồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định do pháp luật quyđịnh hoặc do các bên thỏa thuận. Điều 300 LTM 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việcbên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếutrong hợp đồng có thoả thuận”.+ Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng:Theo LTM 2005 chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về việc ápdụng chế tài này, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng theo quy định của phápluật. Nói cách khác chế tài này chỉ áp dụng khi xuất hiện hai căn cứ: có hành vi vi phạmhợp đồng và có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Mặc dù pháp luật thương mại không quyđịnh trực tiếp yếu tố lỗi là căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm nhưng yếu tố này đượcgián tiếp thông qua việc luật thương mại đưa ra các trường hợp miễn trách nhiệm là cáctrường hợp loại trừ áp dụng chế tài.Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng ngay cả khi thiệt hại chưa xảy ra. Yếu tốthiệt hại không có tính chất quyết định đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm. Tuynhiên, trong quan hệ hợp đồng, mức độ vi phạm cũng có thể ảnh hưởng tới việc áp dụngchế tài này. Đó là việc pháp luật cho phép áp dụng xác định khoản tiền phạt dựa trên giátrị phần hợp đồng bị vi phạm, mức phạt “do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưngkhông quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” [Điều 301 LTM 2005].+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm: là bên bị vi phạm hoặctrong trường hợp có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết [Tòa án, trọng tài]thì lúc này các cơ quan được yêu cầu sau khi xem xét tính hợp pháp của đơn kiện sẽ raquyết định thực hiện hay không thực hiện chế tài này.+ Mức phạt vi phạm: Điều 301 LTM 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạmnghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng hợp mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏathuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”.Có thể hiểu quy định này là mức phạt thực tế mà các bên có thể đưa ra là 8%nhưng phải là trên phần nghĩa vụ bị vi phạm. Vì vậy, cần phải xác định được phần nghĩavụ bị vi phạm là bao nhiêu để có thể tính toán ra số tiền phạt vi phạm thực tế. Việc hiểu4Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2và chứng minh thế nào là “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” hoàn toàn khôngđơn giản. Chưa kể việc đánh giá, kết luận trong trường hợp phải đưa ra Tòa án giảiquyết thì hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của Thẩm phán hoặc Hội đồngxét xử. Ví dụ: Công ty Hưng Thịnh ký hợp đồng bán 3.000 tấn khoai lang vụ hè năm2009 cho công ty TNHH chế biến nông sản Vạn An. Theo hợp đồng, Hưng Thịnh sẽ giaokhoai cho Vạn An thành ba đợt vào các ngày 15/04/2009, 01/05/2009 và 14/05/2009,mỗi đợt 1.000 tấn. Hưng Thịnh đã thực hiện nghĩa vụ trên vào đợt 1 và đợt 2 theo nhưhợp đồng. Tuy nhiên, đến lần giao hàng thứ 3 thì Hưng Thịnh đã không thực hiện hợpđồng. Nếu theo quy định tại Điều 301 thì Vạn An chỉ có thể phạt vi phạm Hưng Thịnhtrên phần hợp đồng bị vi phạm là 1.000 tấn chứ không phải là 3.000 tấn là cả hợp đồng.Đối với những hợp đồng mà phần vi phạm có thể được tính cụ thể như ví dụ trênthì quy định này không mấy khó khăn cho việc thực thi. Nhưng trên thực tế về quan hệhợp đồng hợp tác thì không phải hợp đồng nào cũng có thể tính toán rõ ràng phần hợpđồng bị vi phạm. Nếu như đó là một hợp đồng dịch vụ hay một công việc phải thực hiệnnhư vụ việc sau đây thì việc xác định sẽ khó khăn hơn nhiều. Ví dụ: Công ty cổ phầnThành Công ký hợp đồng với công ty TNHH Quảng cáo Sông Xanh để thực hiện mộtchương trình quảng cáo cho dòng sản phẩm mới của Thành Công với tổng giá trị hợpđồng là 1 tỷ VNĐ trong thời hạn 01 năm. Tuy nhiên, khi đang thực hiện hợp đồng, SôngXanh đã tự ý không thực hiện tiếp. Trong hợp đồng giữa Thành Công và Sông Xanh cóđiều khoản phạt vi phạm là 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Nhưng để có thể xác địnhgiá trị nghĩa vụ bị vi phạm trong trường hợp này thì không hề dễ dàng.Để không bị vướng mắc trong các quy định trên của pháp luật, không ít cáctrường hợp, các bên đã ký kết hợp đồng với điều khoản phạt vi phạm như sau: “Nếu bênnào vi phạm hợp đồng thì ngoài việc phải bồi thường thiệt hại theo qui định còn phảitrả cho bên kia một số tiền gọi là tiền phạt vi phạm hợp đồng tương đương 8% giá trịhợp đồng”. Vậy khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án có chấp nhận thỏa thuận phạt viphạm này hay không? Vì mặc dù đây là thỏa thuận tự nguyện của các bên, nhưng nó lạitrái quy định của pháp luật. Vậy liệu pháp luật có nên quy định một mức phạt vi phạmtrên tổng giá trị hợp đồng như trên để đơn giản hóa vấn đề không?5Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Biện pháp này trong BLDS 2005 không được xem là một chế tài hợp đồng mà làmột trong những biện pháp đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng [Điều 422 BLDS 2005cho phép các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm]. Như vậy việc quy định không thốngnhất, thiết chặt chẽ giữa LTM 2005 và BLDS 2005 dẫn tới việc áp dụng chế tài nàytrong từng quan hệ hợp đồng rất khó khăn và nhiều bất cập.+ Tính chất của chế tài phạt vi phạm hợp đồng: mặc dù mang tính chất tiền tệnhưng chế tài phạt vi phạm không chỉ mang mục đích trừng phạt bên vi phạm mà còn gópphần nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng của các bên, phòng ngừa vi phạm hợp đồng.3. Bồi thường thiệt hạiBồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vậtchất bị mất mát, hư tổn của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Điều 302 LTM2005 định nghĩa: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thấtdo hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.+ Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại: LTM 2005 dành hẳn một điều luậtquy định về căn cứ áp dụng đối với loại chế tài này, điều đó cho thấy đây là một loại chếtài nghiêm khắc bởi vì giá trị bồi thường tổn thất nhiều khi là rất lớn điều này tùy thuộcvào thiệt hại đã xảy ra do bên vi phạm hợp đồng mà không có giá trị giới hạn bồi thườngnhư phạt vi phạm. Theo Điều 303 LTM 2005: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phátsinh khi có đủ các yếu tố sau:1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;2. Có thiệt hại thực tế;3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.Như vậy bên có quyền muốn áp dụng chế tài này đối với bên vi phạm thì phảichứng minh đã có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện khôngđầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng của bên đối tác. Phải chứng minh được đã có thiệthại xảy ra trong thực tế, đó là các thiệt hại có thể tính được bằng tiền mà bên vi phạmhợp đồng phải gánh chịu bao gồm cả thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp. Đồng thời bênbị vi phạm phải chứng minh được hành vi vi phạm và thiệt hại đó có mối quan hệ nộitại, tất yếu với nhau, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.Việc chứng minh này phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp. Bên6Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2cạnh đó, bên bị vi phạm còn phải chứng minh bên có hành vi vi phạm hợp đồng khôngthuộc các trường hợp miễn trách nhiệm theo Điều 294 LTM 2005.+ Nguyên tắc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại: để bù đắp lại những tổn thấtcho bên bị vi phạm nhằm giúp họ có thể khôi phục các lợi ích vật chất như khi hợp đồngđược thực hiện thì nguyên tắc “bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất” được xem như lànguyên tắc có ý nghĩa quan trọng. Do đó một vấn đề đặt ra đó là phải xác định cụ thể tấtcả những thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Mặt khác, xuất phát từ việc ký kết hợp đồngvà thực hiện hợp đồng là tự do, thiện chí của các bên thì nguyên tắc tương trợ, hợp tác,cùng có lợi cũng là một nguyên tắc có ý nghĩa đối với việc áp dụng chế tài này. Điềunày thể hiện qua việc bên bị thiệt hại cũng có nghĩa vụ hạn chế tổn thất, quy định tạiĐiều 305 LTM 2005: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháphợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởngdo hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không ápdụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồithường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Tuy nhiên, LTM 2005lại không quy định các biện pháp hạn chế tổn thất là các biện pháp cụ thể gì.+ Chủ thể có quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại:Bên bị vi phạm phải chứng minh đã có hành vi vi phạm hợp đồng của bên đối tác;chứng minh được đã có thiệt hại xảy ra trong thực tế; chứng minh được hành vi vi phạmvà thiệt hại đó có mối quan hệ nội tại, tất yếu với nhau, hành vi vi phạm hợp đồng lànguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, từ đó mới phát sinh quyền áp dụng chế tài buộcbồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm. Khi hai bên không tự thương lượng, hòa giảiđược, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Sau khi xemxét tính hợp pháp của yêu cầu, các cơ quan này ra quyết định buộc bên vi phạm tuân thủcác cam kết trong hợp đồng và các quy định của pháp luật.+ Tính chất của chế tài bồi thường thiệt hại: đây là chế tài mang tính chất tiền tệdùng để bù đắp những thiệt hại vật chất thực tế cho bên bị vi phạm. Do đó, số tiền bồithường đó phải đảm bảo bồi hoàn, bù đắp và khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại dohành vi vi phạm gây ra cho bên bị thiệt hại mà thiệt hại này sẽ không xảy ra khi thựchiện đúng hợp đồng. Mục đích của nó hoàn toàn khác với phạt vi phạm là dùng để răn7Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2đe, trừng phạt, phòng ngừa và giáo dục các bên tham gia hợp đồng thì bồi thường thiệthại có chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại chobên bị vi phạm.4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng4.1 Tạm ngừng thực hiện hợp đồngTạm ngừng thực hiện hợp đồng không được quy định tại LTM 1997, đến LTM2005 chế tài này đã được quy định bổ sung. Theo đó, tạm ngừng thực hiện hợp đồng làviệc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng [trừ các trường hợpmiễn trách nhiệm quy định tại LTM 2005] thuộc một trong hai trường hợp sau đây:+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừngthực hiện hợp đồng;+ Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.Hậu quả pháp lí của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng đó là: theo quy định tạiđiều 309 LTM 2005 thì hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện không mất đi hiệu lực pháp lívà bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật.4.2 Đình chỉ thực hiện hợp đồngTheo Điều 310 LTM 2005 thì đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấmdứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.Hậu quả pháp lí của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đó là: Khác với chế tài tạmngừng thực hiện hợp đồng, theo quy định tại điều 311 LTM 2005, khi hợp đồng bị đìnhchỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đìnhchỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩavụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị viphạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại.4.3 Hủy bỏ hợp đồngHủy bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lí mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợpđồng hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏmột phần hợp đồng hoặc toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ8Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệulực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụhợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụđã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏhợp đồng và về giải quyết tranh chấp.Với chế tài hủy hợp đồng, các bên có quyền đòi lợi ích do việc đã thực hiện phầnnghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụcủa họ phải được thực hiện đồng thời và trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thểhoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyềnyêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại.LTM 2005 đã quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng chế tài hủy hợp đồng[trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Luật], bao gồm:+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy hợp đồng;+ Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.Ngoài ra, LTM 2005 còn quy định cụ thể việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợpgiao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần như sau:+ Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu mộtbên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việcnày cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bênkia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.+ Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cungứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lầngiao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợpđồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phảithực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.+ Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cungứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giaohàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữacác lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sửdụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.9Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Như vậy, khi nghiên cứu các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thựchiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong LTM 2005 chúng ta thấy đều có chung căn cứpháp lí áp dụng là “có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để ápdụng” hoặc “một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Điều đó có nghĩa là, trongtrường hợp không có thỏa thuận của các bên trong hợp đồng về việc áp dụng các hìnhthức nêu trên thì khi có căn cứ pháp lý trình bày ở trên thì bên bị vi phạm có thể lựachọn áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồnghoặc chế tài hủy bỏ hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của mình một cách tối đa.Khác với các hình thức chế tài khác, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thựchiện hợp đồng và chế tài hủy bỏ hợp đồng là các hình thức chế tài mà theo đó, bên viphạm hợp đồng áp dụng chế tài bằng cách không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.Việc áp dụng các chế tài này được xem là sự “tự vệ” của bên vi phạm trước hành vi viphạm hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.III Các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng đối với bên vi phạmMiễn trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng là việc không buộc bên có hành vi viphạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng trong những trường hợp pháp luật quy định. Vềbản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tốlỗi của bên vi phạm. Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ởchỗ họ không có lỗi khi vi phạm hợp đồng. Khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005 quy định:“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:a] Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;b] xảy ra sự kiện bất khả kháng;c] hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;d] Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước cóthảm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”1. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuậnTùy thuộc vào loại hợp đồng, hoàn cảnh thực tế khi ký kết hợp đồng, các bên cóthể lường trước sự vi phạm và thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm. Ví dụ:các bên có thể thỏa thuận miễn trách nhiệm khi bên bị vi phạm không thực hiện mộtphần hay toàn bộ hợp đồng là do sự vi phạm hợp đồng của bên kia như việc chủ hàng10Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2ghi ký mã hiệu, đóng gói không phù hợp, chỉ dẫn kỹ thuật sai, chủ hàng chậm giaonguyên liệu để bên nhận gia công hoàn thành bàn giao sản phẩm đồng bộ….[1]2. Xảy ra sự kiện bất khả khángSự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định trong Bộ luậtdân sự. Theo khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Sự kiện bất khả khánghoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thểkhởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mộtcách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đãáp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Từ quy định này cho thấy mộtsự kiện được coi là bất khả kháng [với tính chất là căn cứ để miễn trách nhiệm hợpđồng] phải thỏa mãn các dấu hiệu :+ Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng.+ Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thểkhắc phục được.+ Sự kiện đó là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng.Như vậy, những trường hợp bất khài kháng là những tình huống nằm ngoài dựđoán và khả năng ảnh hưởng của các bên. LTM 2005 không quy định chi tiết nhữngtrường hợp nào là bất khả kháng, nhưng theo thông lệ quốc tế và sự ghi nhận của nhiềungành luật khác thì sự kiện bất khả kháng có thể bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, tình trạngchiến tranh, đình công, sự thay đổi cơ bản pháp luật của nhà nước...3. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kiaTheo quy định tại Khoản 1 Điều 308Bộ Luật dân sự năm 2005 thì: “Người khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sựkhi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quyđịnh khác”. Như vậy, lỗi được xác định là điều kiện tiên quyết để áp dụng trách nhiệm,tuy nhiên, lại không đưa ra định nghĩa cụ thể về lỗi.Trong luật thương mại ta xác định lỗi của chủ thể có thể là do vi phạm hợp đồng.việc vi phạm hợp đồng có thể là do lỗi của bên này hay bên kia. Tuy nhiên, có trườnghợp việc vi phạm của bên này lại là do lỗi của bên kia.1Nguyễn Thị Dung, Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001, tr.107-108.11Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Trong mọi trường hợp khi người vi phạm muốn được miễn trách nhiệm do khôngthực hiện nghĩa vụ thì họ phải chứng minh rằng mình không có lỗi. Theo nguyên tắcngười vi phạm nghĩa vụ đạt được mục đích này chỉ trong trường hợp nếu họ chứng minhđược rằng nghĩa vụ không được thực hiện do những yếu tố khách quan không phụ thuộchọ gây ra. Điều này có nghĩa là các yếu tố nói trên làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trởthành không thể được. Các yếu tố miễn trừ trách nhiệm dân sự của người vi phạm nghĩavụ do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo pháp luật của các nướcChâu Âu lục địa được gọi là yếu tố bất khả kháng.4. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợpđồngTheo điểm d Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 thì có trường hợp miễn trách nhiệmđối với hành vi vi phạm đó là: khi hành vi vi phạm của một bên là do thực hiện quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được khi giao kếthợp đồng. Như vậy, việc một bên vi phạm là do thực hiện quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền mà khi giao kết hợp đồng mà họ không biết, trong trường hợp nàythì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện hợp đồng đốivới bên kia.Ví dụ: A giao kết hợp đồng mua bán trước với B vào tháng 7 / 2011, theo đó A sẽchuyển toàn bộ sản lượng cà phê có trong vườn của A khi đến lúc thu hoạch là vàotháng 11/2011, nhưng hiện tại vườn cà phê của A chưa chín nhưng các bên đã giao kếthợp đồng mua bán trước sản lượng cà phê đó. Nhưng sau 2 tháng khi giao kết hợp đồngthì A nhận được thông báo của cơ quan nhà nước là cần giải phóng mặt bằng toàn bộdiện tích vườn ca phê của A để xây dựng công trình quan trọng của nhà nước và nhànước sẽ bồi thường hợp lí cho việc giải phóng mặt bằng đó. Do vậy, khi đến mùa thuhoạch thì A đã vi phạm hợp đồng vì không có hàng giao cho B, nhưng A sẽ không phảichịu trách nhiệm.IV Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện về chế tài thương mại và cáctrường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm hợp đồng12Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2Những quy định về các chế tài trong thương mại và các trường hợp bên vi phạmđược miễn trách nhiệm hợp đồng mà nhà làm luật đưa ra trong LTM 2005 là tương đốirõ ràng, cụ thể và đầy đủ và đã có thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên,đảm bảo tính tự do trong thương mại.Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu đồng thời tham khảo các ý kiến bìnhluận của các chuyên gia pháp lý, nhóm chúng em nhận thấy LTM 2005 quy định về cácchế tài trong thương mại và các trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm hợpđồng còn tồn tại nhiều điểm bất cập gây khó khăn trong quá trình áp dung cũng như giảiquyết tranh chấp, nhiều trường hợp hạn chế hoặc làm tổn hại đến quyền và lợi ích củacác bên chủ thể. Do đó,sau đây chúng em xin đưa ra một số vấn đề còn bất cập, kèmtheo đó là giải pháp hoàn thiện.Thứ nhất, nên bổ sung quyền cầm giữ tài sản là một chế tài trong thương mại.Ví dụ: Nhà thầu A đã gần thực hiện xong một công trình, tuy nhiên phía chủ tư Blại dây dưa không chịu thanh toán cho nhà thầu A khi đến hạn. Vậy liệu nhà thầu A cóquyền làm rào chắn ngăn cho chủ đầu tư B không thể tiếp cận với công trình [thực hiệnquyền cầm sự tài sản] hay không?Quyền cầm giữ tài sản là một chế tài được quy định tại Điều 416 BLDS 2005, tuynhiên lại vắng bóng trong các chế tài trong thương mại được quy định tại Điều 292 LTM2005. Câu hỏi đặt ra là liệu có được áp dụng chế tài cầm giữ tài sản trong quan hệ hợp đồngthương mại hay không? Có ý kiến cho rằng, quy định của BLDS sẽ được áp dụng khi luậtchuyên ngành LTM không điều chỉnh. Có ý kiến khác lại cho rằng do là luật chuyên ngànhđiều chỉnh lĩnh vực quan hệ cụ thể lên không thể lấy luật chung là BLDS để điều chỉnh, tứcLTM không nói gì về quyền cầm giữ tài sản thì không được áp dụng là một chế chế tàitrong thương mại. Thiết nghĩ, quyền cầm giữ tài sản cần được ghi nhận trong LTM như mộtchế tài trong thương mại cùng với các chế tài đã quy định tại Điều 292 LTM để đảm bảo sựđồng bộ giữa BLDS và LTM, thống nhất trong quá trình áp dụng và đáp ứng như cầu củathực tiến thực hiện hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm.Thứ hai, Điều 300 LTM quy định chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng “nếutrong hợp đồng có thỏa thuận” liệu có hạn chế sự thỏa thuận của các bên trong quá trìnhthực hiện hợp đồng. Xét thấy, tuy ban đầu trong hợp đồng không thỏa thuận về phạt viphạm, như sau đó các bên có thỏa thuận mới hoặc một bên thừa nhận vi phạm và chất13Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2nhận mức phạt do bên bị vi phạm đưa ra thì không có lý do gì không chấp nhận sự thỏathuận của các bên.Thứ ba, Điều 301 LTM quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồnghoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưngkhông quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tạiĐiều 266 của Luật này” liệu có hợp lý. Có nhiều ý kiến từ các nhà khoa học và cácthương nhân cho rằng, mức phạt vi phạm tối đa chỉ là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồngbị vi phạm là quá thấp, không đủ tính rằng đe đối với bên có ý định vi phạm hợp đồng,đồng thời giới hạn này đã hạn chế quyền sự do thỏa thuận của các bên, tính tự do củaquan hệ thương mại. Đồng thời, rất nhiều ý kiến cho rằng quy định BLDS là phù hợp, bởilẽ BLDS không giới hạn mức phạt tối đâ mà hoàn toàn tôn trọng sự thỏa thuận của cácbên. Trên thực tế, nếu một bên thấy thiệt hại mà họ phải chịu nếu thực hiện đúng hợpđồng còn cao hơn mức phạt phải nộp nếu vi phạm thì họ sẵn sàng cố ý vi phạm hợp đồng,chỉ khi thỏa thuận tự do với mức phạt cao thì tính răn đe mới đảm bảo, các nghĩa vụ mớiđảm bảo được thực hiện như đúng với thỏa thuận. Nhóm chúng em cho rằng, khi sửa đổiLTM 2005 cần bãi bỏ giới hạn 8% như quy định hiện này, nên quy định Điều 301 LTMnhư sau: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiềuvi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 củaLuật này”. Sự điều chỉnh này góp phần tạo nên sự đồng bộ giữa BLDS và LTM.Thứ tư, đó là mức phạt vi phạm hợp đồng trên thực tế xét xử của Tòa án. Trênthực tế, các bên sử dụng biện pháp phạt vi phạm như là một chế định để “phòng ngừa”và “trừng phạt” bên vi phạm hợp đồng. Vì thế, các bên có thể thỏa thuận mức phạt viphạm rất cao, thậm chí lên đến 100% hay 200% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Tuy nhiên,theo những phân tích ở trên thì đây là thỏa thuận trái với quy định của pháp luật. Theoquy định chung thì những thỏa thuận trái với quy định của pháp luật sẽ được coi là vôhiệu. Vậy thỏa thuận phạt vi phạm lớn hơn 8% có bị vô hiệu hay không? Nếu nó bị vôhiệu thì đồng nghĩa với việc là không có điều khoản về phạt vi phạm và bên vi phạm sẽkhông phải chịu phạt vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế xét xử của Tòa án thì Tòa án lạiđưa mức phạt vi phạm về khung đã được quy định của pháp luật thương mại là khôngquá 8%. Quyết định trên của Tòa án có đúng hay không, có cơ sở pháp lý hay không thìvẫn đang còn bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, cần phải quy định rõ ràng hơn về vấn đề này để các14Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng sẽ biết được chính xác quyền và nghĩa vụ củamình, từ đó có thể đưa ra những thỏa thuận hợp lý và hợp pháp nhất.Thứ năm, cách hiểu và áp dụng trường hợp “Xảy ra sự kiện bất khả kháng” – mộttrong các trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm, còn chưa rõ ràng.Sự kiện bất khả kháng mới chỉ được giải thích một cách rất ngắn gọn tại khoản 1 Điều161 BLDS 2005 như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quankhông thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biệnpháp cần thiết và khả năng cho phép”. Đây là sự giải thích theo phương pháp trừu tượnghóa, bởi vậy nội dung giải thích rất chung chung, mơ hồ và gây khó khăn cho việc diễngiải. Đồng thời, sự kiện bất khả kháng lại mới được giải thích tại BLDS, trong khi đóluật chuyên ngành trực tiếp áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại là LTMlại không có một chỉ dẫn cụ thể nào. Vậy nên trong thực tiễn áp dụng, việc giải thích vàáp dụng sự kiện bất khả kháng mang nhiều tính chất chủ quan, quan điểm và còn nhiềukhi không được được sự chính xác. Việc giải thích sự kiện bất khả kháng cần áp dụngphương pháp tổng hợp [kết hợp phương pháp trừu tượng và phương pháp liệt kê] mớitạo nên sự rõ ràng và cụ thể dễ dàng cho việc áp dung. Theo đó, điểm b khoản 1 Điều294 LTM 2005 nên sửa đổi theo hướng sau: “Xảy ra các sự kiện như hỏa hoạn, giôngbão, lũ lụt, lốc xoáy, động đất, sụt lở đất, sét đánh, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn,cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu vàcác sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thểlường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cầnthiết và khả năng cho phép”.Thứ sáu, LTM 2005 chưa quy định hướng dẫn cách giải quyết vấn đề một bêncủa hợp đồng thương mại vi phạm hợp đồng là do quyết định trái pháp luật của cơ quannhà nước có thẩm quyền. Theo nhóm chúng em, LTM 2005 cần quy định về vấn đề nàytheo hướng như sau: bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm, sau đóbên vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bồi thường thiệt hại dohành vi trái pháp luật của mình gây ra.KẾT LUẬNChế tài trong thương mại là một trong những chế định hết sức quan trọng nhằmđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cá nhân và pháp nhân trong kinh15Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 2doanh. Việc quy định và sử dụng các chế tài trong thương mại cũng như các trường hợpbên vi phạm được miễn trách nhiệm hợp đồng là một nhu cầu thiết. Do đó việc xây dựngnghiên cứu, tìm hiểu đồng thời đưa ra những phương hướng hoàn thiện hơn nữa các quyđịnh của pháp luật về vấn đề này là hết sức cần thiết, nhằm tạo ra một môi trường pháplý hoàn chỉnh, vững chắc và an toàn cho các chủ thể khi tham gia hoạt động thương mạinói chung và hoạt động ký kết hợp đồng thương mại nói riêng.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại [tập 2], NXB. Côngan nhân dân, Hà Nội, 2007, tr. 48 – 62.2. Nguyễn Thị Dung, Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh. Thông tinxếp giá: DSVLKT 004466/004469.3. Đỗ Xuân Phú, Tìm hiểu các chế tài trong thương mại, Khóa Luận tốt nghiệp,Hà Nội, 2011. Thông tin xếp giá: DSVLA 004360.4. Đào Thị Ngọc Ánh, Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại,Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2009. Thông tin xếp giá: DSVLA 003092.5. Quách Thúy Quỳnh, Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồngtrong kinh doanh – thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội,2005. Thông tin xếp giá: DSVLA 001742.6. Luật thương mại năm 2005.7. Tạp chí ngân hàng số 21/2010.8. Wedside: thongtinphapluatdansu.com.9. Webside: //www.thesaigontimes.vn.10.Webside://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/che-tai-phat-vi-phamhop-111ong-theo-luat-thuong-mai-nam-200511. Webside: www.tuvanluat.com.vn.16Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4Bài tập nhóm số 2Môn Luật thương mại – Modul 217Lớp N01 – Nhóm 1 – TL 4

Video liên quan

Chủ Đề