Tại sao nước tiểu màu đỏ

Tiểu ra máu được định nghĩa là trong nước tiểu có một số hồng cầu bất thường. Tiểu ra máu đại thể khi thấy màu đỏ bằng mắt thường, hay tiểu ra máu vi thể khi làm cặn Addiss cho kết quả >500.000 hồng cầu/24 giờ.


Làm nghiệm pháp 3 cốc: lấy nước tiểu đầu dòng, giữa dòng và cuối dòng sẽ cho các kết quả là tiểu ra máu từ đâu. Tiểu ra máu đầu dòng nghĩ đến tổn thương ở niệu đạo. Tiểu ra máu cuối dòng có thể do ở bàng quang. Nghĩ đến tổn thương ở niệu quản - thận khi tiểu ra máu cả 3 dòng [lúc này cần phải soi bàng quang để xác định máu chảy từ đâu]. Riêng ở phụ nữ phải thông tiểu lấy mẫu mới có giá trị. Sau đây là các nguyên nhân gây tiểu ra máu:

Do từ niệu đạo - tuyến tiền liệt:

Ở nam giới: do phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay ung thư tiền liệt tuyến: bệnh nhân có biểu hiện: đi tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết nước tiểu, tiểu són. Siêu âm thấy tiền liệt tuyến lớn. Riêng ung thư tiền liệt tuyến sẽ có PSA tăng trong máu.
Ở phụ nữ: do polyp niệu đạo. Chẩn đoán bằng soi niệu đạo.


Do từ bàng quang:

Ở nam giới: hay gặp là các u nhú.
Ở phụ nữ trẻ: hay gặp là viêm bàng quang do virút: tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu máu. Diễn tiến trong 2 - 3 ngày. Không tái phát.
Cả 2 giới: sỏi bàng quang [dấu hiệu bàn tay khai], túi thừa [gây tiểu khó, nhiễm trùng tiết niệu mạn tính]: phát hiện nhờ siêu âm.


Do từ thận:
Sỏi thận: hay gặp nhất. Bệnh nhân có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Xuất hiện sau một gắng sức, lao tác nặng, hay uống nước suối khoáng… Khám thấy thận to [dấu hiệu chạm thận [+], bập bềnh thận [+]]. Chụp thận UIV hay chụp bụng không chuẩn bị hay siêu âm cho thấy sỏi.
Lao thận: thường gặp tiểu ra máu vi thể, hay có tổn thương viêm bàng quang kết hợp [“lao thận là bàng quang kêu”]. Tiểu ra máu cuối bãi. Tiểu lắt dắt, thường về ban đêm. Đau khi tiểu xong. Tiểu mủ. Chụp UIV có kết quả đài thận bị cắt cụt. Tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu.
Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ở người lớn, nhưng thường không có ở trẻ em. Tiểu ra máu nhiều, tự nhiên, cách hồi, không đau, không biến đổi lúc nghĩ ngơi hay lúc vận động [khác với tiểu ra máu do sỏi]. Sờ thấy u ở hố chậu phải [ở trẻ em là dấu hiệu độc nhất, ở người lớn là dấu hiệu muộn]. Đau. Chụp UIV cho thấy khuyết một hay nhiều đài thận, biến dạng đài - bể thận.


Thận đa nang: đau thắt lưng [50% trường hợp], tiểu ra máu [30% trường hợp], tiểu ra mủ, tăng urê máu, khối u vùng hố thận khi khám. Chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra, hẹp lại.
Viêm cầu thận cấp: có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng trước đó. Sốt. Đau vùng thắt lưng 2 bên. Phù mềm, trắng, ấn lõm lọ mực. Tiểu ít hoặc vô niệu. Huyết áp cao. Tiểu máu vi thể.
Nhồi máu thận: đau vùng thắt lưng đột ngột ở 1 bên, tiểu ít, đang mắc bệnh tim.
Viêm thận - bể thận: sốt cao rét run, đau thắt lưng, thận to đau, tiểu buốt, tiểu lắt dắt, đau vùng dưới rốn, huyết áp bình thường, tiểu mủ.
- Bệnh sán máng bể thận.
- Chấn thương ở vùng chậu hay vùng thắt lưng: tiểu ra máu tức thời, hay thứ phát [thường ngày thứ 20].
- Vỡ thận.
- Bệnh Berger [bệnh thận IgA], hội chứng Alport [viêm thận di truyền + điếc].

Do ngoài hệ tiết niệu:
các tạng xuất huyết, viêm nội tâm mạc bán cấp Osler, sốt rét, bệnh bạch cầu, kháng độc tố uốn ván, rối loạn đông máu, bệnh giảm tiểu cầu.

Thỉnh thoảng tiểu máu xuát hiện sau một vận động mạnh như: bơi lội, đấm bốc, chạy, đá bóng. Đặc biệt VĐV chạy dường dài hay bị tiểu máu [có đến 18% VĐV marathon bị tiểu máu sau khi về đích]. Tuy vậy, tiểu máu giảm trong 24 - 48 giờ. Nếu tiểu máu mau hồi phục và không tái phát tự nhiên thì không có nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh. Nhưng ở các VĐV [đặc biệt VĐV chạy], xuất hiện protein niệu và hoặc các trụ niệu thỉnh thoảng đi kèm với tiểu máu [hồng cầu biến dạng] gợi ý vị trí chảy máu ở cầu thận.



Tiểu máu do thuốc:

Kháng sinh: Penicillin và dẫn chất, cephalosporin và dẫn chất, sunfamid và dẫn chất, polymycin, rifampin. Đặc điểm: tiểu máu thỉnh thoảng, do viêm thận kẽ, xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc, ngưng thuốc thì hết tiểu máu.
Giảm đau và kháng viêm: Aspirin, penacetin, aminosalicylic acid, NSAID. Đặc điểm: thỉnh thoảng tiểu máu, do hoại tử tủy thận hay nhú thận, xuất hiện sau nhiều tháng hay nhiều năm dùng kết hợp các thuốc giảm đau, hồi phục không hoàn toàn. Riêng nhóm NSAID có đặc điểm của nhóm kháng sinh.
Lợi tiểu: Furosemide, Ethacrynic Acid, Thiazides. Đặc điểm: giống nhóm kháng sinh.
Chống đông: Warfarin [Coumadin].
Các thuốc khác: Cyclophosphamide, Ifosfamide [gây viêm bàng quang xuất huyết trong 10 - 20% bệnh nhân, mức độ xuất huyết phụ thuộc liều dùng, hồi phục tốt], Danazold [đặc điểm giống nhóm kháng sinh].


Theo SKĐS online.

Tình trạng đi tiểu ra máu cũng khá phổ biến và có thể tự khỏi nhưng phải đến hơn 95% trường hợp bệnh nhân gặp một số vấn đề về sức khỏe  khi trong nước tiểu có xuất hiện máu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để kiểm tra xem liệu mình hoặc người thân có bị mắc bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tình trạng này hay không nhé!

1. Khái niệm đi tiểu ra máu

Theo góc độ y học, nước tiểu sẽ phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi hay có dấu hiệu bất thường thì chứng tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó.

đi tiểu ra máu tức là trong nước tiểu có lẫn màu đỏ của hồng cầu. Nếu thực sự bệnh nhân đang có trục trặc về sức khoẻ thì khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau buốt, nóng rát khó chịu.

2. Có mấy loại bệnh lý đi tiểu ra máu?

Thông thường có 2 loại đi tiểu ra máu: Tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

- Tiểu máu vi thể: Là trường hợp nước tiểu có màu bình thường không thấy lẫn máu. Tuy nhiên khi kiểm tra bằng cách xét nghiệm thì số lượng hồng cầu trong nước tiểu có tới >10.000 hồng cầu/ml. Bởi vì khó có thể nhận biết được bằng mắt thường nên đa phần bệnh nhân phát hiện ra bị tiểu máu vi thể khi đi khám sức khỏe định kỳ có làm xét nghiệm nước tiểu.

- Tiểu máu đại thể: Trái với vi thể, khi đi tiểu phát hiện thấy có màu đỏ của máu bằng mắt thường thì đó gọi là tiểu máu đại thể. Tuỳ theo mức độ của bệnh, nếu nhẹ máu trong nước tiểu sẽ có màu nhạt, còn nặng thì máu sẽ đỏ sẫm, thậm chí còn có cả máu cục. Đôi khi nước tiểu lẫn máu lại có màu nâu sẫm hoặc lắng cặn.

Tiểu máu đại thể là khi phát hiện trong nước tiểu nhiễm máu bằng mắt thường

Ở một số trường hợp đi tiểu ra máu cũng có thể bị bệnh nhân ngộ nhận nhưng thật ra là không phải do các nguyên nhân sau:

- Nước tiểu có màu đỏ do ăn thực phẩm có màu đỏ như rau, củ dền, thanh long đỏ, quả mâm xôi, dâu đen,... Do màu của những loại thức ăn này vẫn được “bảo tồn" qua quá trình tiêu hoá và được bài tiết qua nước tiểu nên dễ gây hiểu lầm. Nếu có ăn chúng, triệu chứng “phai màu" ra nước tiểu sẽ hết sau khi bạn ngừng tiêu thụ đồ ăn có màu đỏ;

- Do “chị nguyệt” ghé thăm: Đối với phụ nữ khi đến ngày kinh, đi tiểu sẽ dễ lẫn máu;

- Việc sử dụng những thuốc như Metronidazol, Rifampicin,... cũng khiến nước tiểu bị đổi màu;

- Đi tiểu ra máu sau khi quan hệ tình dục: Nếu là nữ rất có thể trong quá trình sinh hoạt bị cọ xát mạnh dẫn tới tổn thương âm đạo gây chảy máu. Nếu ở nam thì có thể sau khi xuất tinh có lẫn máu nên sau khi quan hệ tình dục máu sẽ lẫn một chút trong nước tiểu.

3. Nguyên nhân bị đi tiểu ra máu là do đâu?

Lý do khiến bệnh nhân đi tiểu ra máu có thể là:

3.1. Do thận có vấn đề

Đây là nguyên khá phổ biến vì thận là nơi tiết nước tiểu nên nếu nước tiểu có bất thường thì cần phải kiểm tra lại chức năng thận. Một số bệnh lý thường xảy ra ở thận đó là:

- Sỏi thận: Sỏi hình thành do các chất khoáng có mặt trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, niệu quản, bàng quan,... Kích thước của sỏi lớn nhất có khi lên đến vài centimet. Khi sỏi lưu hành cùng với nước tiểu, nó sẽ gây cọ xát làm tổn thương và dẫn tới đi tiểu buốt, tiểu ra máu;

- Chứng thận đa nang: Khi đi khám có thể phát hiện ra những khối u tại hố thận, trước đó sẽ khiến người bệnh đi tiểu ra máu, tiểu mủ, đau vùng thắt lưng và test nồng độ ure trong máu tăng cao;

- Bệnh ung thư thận: Một con số đáng buồn đó là dấu hiệu đi tiểu ra máu cảnh báo 70% nguy cơ mắc ung thư thận. Các biểu hiện thường gặp của bệnh lý này đó là phát hiện hố chậu có khối u, đi tiểu không đau rát nhưng ra máu đậm và nhiều;

- Lao thận: Do không phát hiện nước tiểu có lẫn với máu nên bệnh này nằm trong loại tiểu máu vi thể, kéo theo viêm bàng quang. Triệu chứng mắc bệnh này khá đặc trưng đó là máu thường ra cuối bãi, tiểu són, dắt, có mủ, đi xong có cảm giác đau. Khi khám xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy trực khuẩn lao hiện diện;

- Viêm thận - bể thận: Nếu mắc bệnh lý này thì không chỉ dừng lại ở dấu hiệu đi tiểu ra máu của người bệnh mà còn đi kèm với sốt cao, rét run, đau vùng thắt lưng, tiểu dắt, đau cả bụng vùng dưới rốn;

- Bị viêm cầu thận cấp: Giống như lao thận bệnh này cũng thuộc tuýp tiểu máu vi thể. Bệnh nhân có biểu hiện sốt như khi mắc viêm thận, bị nhiễm trùng da, họng và đau vùng thắt lưng.

Sỏi thận có thể làm thương niêm mạc gây nên tiểu ra máu

3.2. Do bệnh nhân bị chấn thương

Chấn thương do tai nạn, va chạm hay vận động mạnh như chơi các bộ môn thể thao diễn ra tại khu vực thận, bàng quang, vùng thắt lưng, vùng chậu hoặc bị chấn thương niệu. Mặc dù vậy nếu tổn thương ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng hồi phục nhanh.

3.3. Mắc bệnh lý ở niệu đạo/tuyến tiền liệt

Bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến hay phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới có thể là nguyên nhân gây nên chứng đi tiểu ra máu. Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị mắc bệnh này đó là đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són, kết quả siêu âm cho thấy tuyến tiền liệt phình to. Ở phụ nữ nguyên do gây nên tiểu ra máu có thể là vì polyp niệu đạo, phát hiện được qua kỹ thuật nội soi.

3.4. Bàng quang có vấn đề

Trong bàng quang cũng có khả năng bị đọng sỏi hay chứa túi thừa. Bàng quang bị viêm do virus, khối u phát triển. Qua kỹ thuật siêu âm có thể nhận ra điều này. Dấu hiệu ban đầu của bệnh sẽ là tiểu rắt, tiểu ra máu, đi tiểu khó.

Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đi tiểu ra máu

4. Làm thế nào để điều trị dứt điểm chứng đi tiểu ra máu?

4.1. Phương án điều trị bằng thuốc

  • Nếu máu ra quá nhiều có thể truyền thêm máu cho bệnh nhân;

  • Dùng thuốc cầm máu: Transamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch [lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ];

  • Nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, có thể dùng kháng sinh;

  • Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ phối hợp điều trị kèm theo thuốc khác.

4.2. Phương án phẫu thuật

Nếu đi tiểu ra máu là kết quả của một bệnh lý nghiêm trọng, như xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang để lưu thông rồi tiếp tục tiến hành điều trị, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Nhìn chung bài viết đã chỉ ra những điểm bất thường người bệnh có thể gặp phải đối với biểu hiện đi tiểu ra máu. Thông thường nếu không phải do yếu tố thực phẩm hoặc vấn đề khác không liên quan trực tiếp tới đi tiểu ra máu thì triệu chứng này cảnh báo sức khoẻ bệnh nhân đang gặp vấn đề, cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của bệnh và điều trị triệt để.

Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ ngay tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để được giải đáp và tham vấn các gói khám cần thiết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề