Tại sao phải lập dự toán gói thầu

Dự toán là một khái niệm thường xuyên được nhắc đến trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là ngành xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức chuyên môn để hiểu rõ thuật ngữ này. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ giúp bạn giải đáp dự toán là gì và mục của việc lập một kế hoạch dự toán.

Dự toán (Estimate) được định nghĩa là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc trong thời gian sắp tới. Bản chất của dự toán là cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục nhằm chuẩn bị một kế hoạch thật chu đáo trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.

Cơ sở tính toán sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn, số liệu thực tế đã làm từ trước. Người thực hiện dự toán cần phải có một bảng số liệu cụ thể trong đó phải thể hiện được số lượng, giá trị, thời gian cần thiết để hoàn thành các hạng mục,..

Khái niệm dự toán thường được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng. Đối với một công trình chuẩn bị khởi công, việc đầu tiên cần làm chính là lập dự toán hoặc lập kế hoạch xây dựng cụ thể. Ở giai đoạn chuẩn bị, các nhà đầu tư sẽ phải tính toán sơ lược tổng giá trị cần bỏ ra dựa trên các tiêu chí chuẩn mực, sau đó tiếp tục đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục riêng.

Tại sao phải lập dự toán gói thầu

  • Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng và thanh toán khi chỉ định thầu.
  • Trở thành cơ sở để xác định giá gói thầu và giá thành tạo ra khi đấu thầu.
  • Trở thành cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong việc chọn lựa các giải pháp để thiết kế xây dựng.
  • Trở thành tài liệu cho biết phí tổn tạo ra công trình, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục các tổ chức tài chính đầu tư hay cấp phát vốn

Nhà đầu tư lập dự toán để có thể tính trước các khoản chi phí cần phải bỏ ra cho các hạng mục xây dựng. Mục đích chính của việc này là giúp nhà đầu tư có thể chuẩn bị sẵn nguồn vốn hoặc có kế hoạch huy động vốn nếu cần để không làm gián đoạn việc thi công sau này.

Khi đã có kế hoạch dự toán chi phí hợp lý, các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào đó để xem xét phí tổn, giá trị thực của các công trình được xây dựng lấy từ đâu. Chúng có thể được xem là một tài liệu quan trọng cần phải được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ sau này để quyết toán toàn bộ công trình giữa nhà đầu tư và nhà thầu.

Dựa trên các con số đã được dự tính trước, nhà đầu tư sẽ có thể cung cấp cho ngân hàng các số liệu thực tế của công trình để ngân hàng có thể tiến hành chu cấp vốn nếu nhà đầu tư cần vay.

Kế hoạch dự toán còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, đồng thời so sánh và lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng cho công trình nhằm đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Đây còn là cơ sở để ký kết hợp đồng giao nhận giữa nhà thầu với chủ đầu tư cũng như làm căn cứ để nhà thầu sau này để quyết toán công trình sau khi thi công xong.

Dự toán sẽ giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn ra những nhà thầu phù hợp nhất với dự án.

Tại sao phải lập dự toán gói thầu

QUẢNG CÁO

Tại sao phải lập dự toán gói thầu

Đối với việc lập kế hoạch dự toán công trình, bạn cần liệt kê ra các hạng mục cần dự tính chi phí trước rồi mới đi sâu đi sát từng hạng mục cụ thể. Các hạng mục cần dự toán sẽ bao gồm:

  • Công tác chuẩn bị, bản vẽ thi công, san lấp mặt bằng …
  • Khối lượng cần dự toán
  • Chiết tính đơn giá
  • Giá vật của liệu xây dựng
  • Tiền lương cho nhân công
  • Giá ca máy
  • Bảng tổng hợp các chi phí và hệ số.

Đây là loại chi phí được dùng để mua sắm các món đồ công nghệ phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt. Ngoài ra còn bao gồm cả phí vận chuyển chúng từ địa điểm mua cho tới công trình cùng rất nhiều các loại chi phí khác như: phí bảo quản, bảo dưỡng, phí bảo hiểm các thiết bị và thuế.

Đây là chi phí dùng cho việc phá công trình kiến trúc cũ, chi phí san phẳng mặt bằng xây dựng. Ngoài ra còn có số tiền bỏ ra để xây những công trình tạm hỗ trợ thi công, chi phí thi công các hạng mục, chi phí cần để lắp đặt thiết bị,..

Đây là khoản chi phí để dự trù cho các công việc phát sinh sau này liên quan đến thiết kế. Nhìn chung, công trình nào cũng cần phải chuẩn bị trước chi phí dự phòng để tránh rắc rối khi xảy ra các tình huống không thể lường trước được.

Có thể là các loại phí như chi phí phục vụ cho công việc tư vấn đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ cho dự án, phí tiền chuyển công tác, chi phí liên quan đến đền bù, phí chuyển quyền sử dụng đất, phí hồ sơ mời thầu,..

Tại sao phải lập dự toán gói thầu

Đầu tiên, bạn cần phải xác định cụ thể được những gì cần làm. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu dự toán khối lượng. Để có thể làm được điều này, bạn cần phải đọc và hiểu được bản vẽ. Tuy nhiên, đây là công việc tương đối khó khăn đối với những ai không có kiến thức chuyên môn về ngành xây dựng. Thậm chí, bỏ một số bạn đã học ngành xây dựng cũng gặp phải vấn đề này bởi chưa từng trải qua thiết kế – thi công.

Khi tiến hành công việc tính toán khối lượng, bạn tuyệt đối không được bỏ qua khối lượng chính. Về phần khối lượng nhỏ, bạn có thể hoàn thiện sau khi đã quen dần với công việc hoặc nhờ người đóng góp ý kiến.

Sau khi hoàn thành công việc xác định khối lượng, bạn bắt đầu tính đơn giá. Vì khi có được khối lượng và có được đơn giá, bạn sẽ tính được dự toán.

Để tính được đơn giá, việc bạn cần làm là tính 4 số liệu bao gồm: giá nhân công ở thời điểm hiện tại (lương cho một ngày công), định mức, giá vật liệu (tham khảo trên thị trường), giá ca máy.

Tại sao phải lập dự toán gói thầu

Dự toán về giá nguyên vật liệu là công việc phức tạp, bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, phức tạp ở đây không liên quan đến công việc tính toán, mà vấn đề ở đây chính là câu hỏi lấy vật liệu ở đâu và mức giá đó có thể được chấp nhận hay không?

Do đó, bạn cần phải tham khảo giá trên các website, diễn đàn và nên đi tham khảo giá cả tại các cửa hàng ở địa phương vì mỗi địa phương sẽ có đơn giá khác nhau. Khi đã có được số liệu thống kê cụ thể, bạn có thể tính toán và đưa ra dự đoán cuối cùng.

Phụ thuộc vào mức lương để điều chỉnh lại hệ số của các chi phí. Chi phí được nhắc đến ở đây là dành cho nhân công và máy thi công. Cụ thể, đó là các loại chi phí chung, chi phí trực tiếp, chi phí dự phòng cùng mức thuế phải chịu.

Bạn phải đọc được bản vẽ mới có thể hình dung được công trình. Ngoài ra, bạn cần phải được trang bị được đầy đủ những kiến thức chuyên môn về nguyên vật liệu để xây dựng công trình đồng thời nắm được các vấn đề tiền lệ khác trong xây dựng.

Khi đã có kinh nghiệm hoặc trải nghiệm thực tế, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh việc tích lũy kiến thức học được, bạn nên đi thực tế tại các công trường, tham khảo thêm các hướng dẫn trên mạng,…

Đối với những người làm nghề dự toán, trong quá trình làm việc cần phải có tư duy phân tích và phán đoán nhanh nhạy, đặc biệt là am hiểu sâu rộng để đưa ra được những tài liệu văn bản về quy phạm pháp luật liên quan.

Tại sao phải lập dự toán gói thầu

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình thiết kế xây dựng và phác thảo bản vẽ đã được hỗ trợ rất nhiều bởi các phần mềm, công cụ trên máy tính. Vì vậy, bạn cần phải có sự am hiểu nhất định về máy tính và phải có kỹ năng thành thạo, sở hữu đầu óc nhạy bén để có thể áp dụng chúng vào công việc và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dự toán thực sự là một việc làm quan gắn liền với thiết kế xây dựng công trình. Hy vọng sau bài viết trên, bạn sẽ nắm được những thông tin cơ bản nhất liên quan đến dự toán. Chúc bạn có thể áp dụng hiệu quả vào công trình của mình nhé!

Đối với những người chưa có kinh nghiệm, dự toán là một việc tương đối khó khăn vì có rất nhiều chi phí cần phải tính. Do đó, nếu bạn là người mới và chưa có kiến thức chuyên môn thì cần phải hết sức cẩn trọng. Để có thể hoàn thành tốt công việc dự toán, bạn phải lưu ý tới các hạng mục quan trọng nhất của công trình.

Định mức là những hao phí để thực hiện một đơn vị công tác bất kì và cần áp dụng mức định mức mà Nhà nước đặt ra. Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo thêm một số tài liệu dự toán của người làm trước. Đôi khi sẽ phát sinh ra một số định mức không phù hợp và cần điều chỉnh. Tuy nhiên, thời gian đầu, bạn không nên quá quan tâm và khi nào quen tay thì điều chỉnh cũng chưa muộn.

Người lập dự toán cần phải bảo đảm tuân theo các nguyên tắc như sau:

  • Tính đúng, đủ và không để tình trạng trùng lặp chi phí
  • Các nội dung dự toán phải phù hợp và tuân theo quy định của nhà nước
  • Làm đầy đủ các hạng mục và hạn chế tối đa thiếu sót.
  • Lập giá theo mặt bằng chung tại thời điểm đưa ra dự toán.

Dự toán chi phí cho các công việc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đối của dự án sẽ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Lúc này, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định và trình cho người quyết định đầu tư phê duyệt.

Đối với trường hợp cần phê duyệt riêng, người quyết định đầu tư có thể ủy quyền cho chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư phê duyệt.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org