Tại sao phùng anh lê bị bắt

Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao vừa ban hành kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, đề nghị truy tố bị 4 bị can nguyên là lãnh đạo Công an Q.Tây Hồ về hành vi tha người trái pháp luật.

Sau khi bị khởi tố, bắt giam ông Phùng Anh Lê [áo trắng] đã bị tước quân tịch

Theo đó, bị can Phùng Anh Lê, cựu Trưởng Công an Q.Tây Hồ, cựu Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Hà Nội; Nguyễn Đức Châu, cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.Tây Hồ; Vũ Công Ngọc, cựu Đội phó Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.Tây Hồ và Lê Đình Trung, cựu Đội phó Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, cùng bị đề nghị đề nghị truy tố về tội “tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”, quy định tại điều 378 bộ luật Hình sự.

Theo kết luận điều tra, ngày 19.6.2016, anh Nguyễn Công Thành đến trụ sở Công an P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, tố giác về việc bị một nhóm người lạ mặt bắt giữ trái pháp luật, đánh gây thương tích. Sự việc được cán bộ ghi vào sổ trực ban và báo cáo ông Dương Hồng Kết, Trưởng Công an P.Yên Phụ.

Sau khi nhận được báo cáo từ cấp dưới, lãnh đạo Công an Q.Tây Hồ đã giao Đội Cảnh sát hình sự quận xuống P.Yên Phụ xác minh.

Qua truy xét, Đội Cảnh sát hình sự Công an Q.Tây Hồ xác định Nguyễn Hữu Tài [ngụ Q.Ba Đình, TP.Hà Nội] cùng đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội. Ba ngày sau, Tài đến Công an Q.Tây Hồ đầu thú. Sau khi xác minh, điều tra viên Đội Cảnh sát hình sự thấy Tài có dấu hiệu của nhiều hành vi phạm tội nên đề xuất tạm giữ để điều tra và bắt các nghi phạm liên quan. Ngày 22.9, Nguyễn Hữu Tài bị Công an Q.Tây Hồ ra quyết định tạm giữ để điều tra về hành vi "cướp tài sản" và “bắt giữ người trái pháp luật”.

Công an tổ chức hòa giải cho kẻ cướp và bị hại

Sau khi Tài đầu thú và bị tạm giữ, bố vợ của Tài nhờ người quen tìm mối quan hệ tại Công an Q.Tây Hồ nhờ giúp đỡ. Qua mối quan hệ trung gian, Phùng Văn Bảy, thời điểm đó đang sửa phòng làm việc cho ông Lê đã tiếp cận, đặt vấn đề và được ông Lê nhận lời giúp.

Tối 22.9.2021, Phùng Văn Bảy cầm 110 triệu đồng của người nhà Tài đến phòng đưa cho ông Lê, đặt lên bàn làm việc và nhờ giúp hòa giải. Sau khi nhận tiền, ông Phùng Anh Lê gọi điện thoại cho thuộc cấp yêu cầu mang tài liệu xuống xem xét. Khoảng 23 giờ, sau khi đọc hồ sơ do Ngọc mang đến phòng làm việc báo cáo, ông Lê cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn yếu. Ngược lại, Ngọc đề xuất việc tạm giữ Tài là có căn cứ để mở rộng điều tra vụ án. Tuy nhiên ông Lê không đồng ý và chỉ đạo phải đưa nghi phạm ra khỏi nhà tạm giữ và cho viết cam kết để tránh tự sát.

Đến 0 giờ 30 ngày 23.9, Vũ Công Ngọc cùng một số cán bộ Đội Cảnh sát hình sự đến đưa Tài ra khỏi nhà tạm giữ. Vì không có quyết định hủy bỏ tạm giữ, sự việc đã bị một số cán bộ chiến sĩ trong ca trực khi đó phản đối nhưng ông Phùng Anh Lê kiên quyết chỉ đạo để Nguyễn Hữu Tài được ra về.

Cán bộ Đội Cảnh sát hình sự những ngày sau đó nhiều lần đề xuất lãnh đạo đội để xin ý kiến ông Lê tiếp tục xác minh. Tuy nhiên, ông Phùng Anh Lê bác bỏ các ý kiến và chỉ đạo cho cấp dưới "cho chúng nó hòa giải, rút đơn".

Ngày 22.1.2021, Công an TP.Hà Nội lật lại hồ sơ và khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Tài cùng đồng bọn về tội cướp tài sản. Quá trình điều tra, bị can Phùng Anh Lê không khai nhận hành vi phạm tội và và đổ lỗi cho các bị can khác. Ba bị can còn lại đã thành khẩn nhận tội, kết luận nêu.

Tuy nhiên căn cứ vào lời khai của các bị can và những người liên quan khác đủ cơ sở khẳng định ông Lê đã phạm vào tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ. Theo kết luận, các bị can đều là điều tra viên được đào tạo cơ bản, hiểu rõ quy định pháp luật nhưng thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và thiếu bản lĩnh nên dẫn đến phạm tội. Trong vụ án này, ông Lê là chủ mưu, các bị can Châu, Ngọc và Trung giữ vai trò đồng phạm giúp sức.

Trong vụ án này còn lời khai về việc người nhà Tài đưa 110 triệu đồng cho ông Lê để giúp hòa giải với bị hại. Do ông Lê không thừa nhận nên Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã tách hành vi có dấu hiệu "đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ", để tiếp tục điều tra làm rõ.

Tin liên quan

Bị cáo Lê tại tòa - Ảnh: DANH TRỌNG

Ngày 12-8, TAND Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phùng Anh Lê [55 tuổi, cựu đại tá công an], cựu trưởng Công an quận Tây Hồ, cựu trưởng Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội, về tội nhận hối lộ.

Trong vụ án này, ngoài ông Lê còn có các thuộc cấp gồm Nguyễn Đức Châu, cựu đội trưởng cảnh sát hình sự; Vũ Công Ngọc, cựu đội phó cảnh sát hình sự và Lê Đình Trung, cựu đội phó cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cùng hầu tòa về tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù.

Tại phần thủ tục sáng 12-8, được trình bày ý kiến, bị cáo Phùng Anh Lê đề nghị thay đổi kiểm sát viên và trình bày nhiều lý do.

Theo bị cáo, quá trình giải quyết vụ án, kiểm sát viên đã có một số hành vi không khách quan. Khi hỏi cung và cho đối chất với ông Phùng Văn Bảy [chú họ bị cáo, người giữ vai trò trung gian nhận rồi đưa tiền hối lộ], kiểm sát viên đã "mớm cung" cho ông Bảy. Bị cáo còn cho rằng bị kiểm sát viên dọa nạt.

Bào chữa cho bị cáo Phùng Anh Lê, luật sư đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập đầy đủ nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vì nhiều người trong số này vắng mặt.

Về các đề nghị trên, đại diện viện kiểm sát khẳng định các kiểm sát viên được phân công đều đúng quy định. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm sát viên đã khách quan, công tâm. Những điều mà cựu trưởng Công an quận Tây Hồ đưa ra chỉ là đánh giá cá nhân.

Sau khi hội ý nhanh, HĐXX nhận thấy các lý do mà bị cáo Phùng Anh Lê đưa ra là không xác đáng, nên không chấp nhận việc thay đổi kiểm sát viên.

Với yêu cầu triệu tập thêm một số người vắng mặt, HĐXX thấy rằng tất cả những người này đã được tống đạt triệu tập đúng quy định. Quá trình xét xử nếu thấy cần thiết sẽ ra lệnh dẫn giải.

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: DANH TRỌNG

Theo cáo trạng, từ tháng 9-2016, Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ thụ lý vụ việc anh Nguyễn Công Thành tố giác bị một nhóm người lạ mặt bắt giữ trái pháp luật, đánh gây thương tích. Nghi phạm của vụ việc này là Nguyễn Hữu Tài đã đến công an đầu thú và được đưa vào nhà tạm giữ.

Tuy nhiên, người nhà của Tài đã nhờ người quen "bắt mối" với trưởng Công an quận Tây Hồ nhờ giúp đỡ. Ông Phùng Anh Lê đã thông báo gia đình Tài chuẩn bị 110 triệu đồng để hòa giải với bị hại. Người quen của gia đình Tài đã mang tiền đến phòng làm việc đưa cho ông Lê, đặt lên bàn làm việc và nhờ giúp hòa giải.

Sau khi nhận tiền, bị cáo Lê khi đó là trưởng Công an quận Tây Hồ đã chỉ đạo thuộc cấp tha cho Tài về nhà không có căn cứ, không có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Nguyễn Hữu Tài được tha trái pháp luật, hành vi phạm tội không bị điều tra xác minh xử lý.

Cũng theo cáo trạng, các bị cáo Nguyễn Đức Châu, Vũ Công Ngọc, Lê Đình Trung biết chỉ đạo của ông Phùng Anh Lê là trái pháp luật nhưng đã chấp hành, thực hiện tha trái pháp luật Nguyễn Hữu Tài.

Sau khi nhận tiền, ông Lê gọi điện thoại cho thuộc cấp yêu cầu mang tài liệu xuống xem xét. Ông Lê cho rằng chứng cứ tạm giữ Tài còn yếu nên đã ra chỉ đạo "phải đưa nghi phạm ra khỏi nhà tạm giữ".

Bị cáo Ngọc lúc đó cho rằng Tài đang thi hành quyết định tạm giữ, nên muốn cho về phải có quyết định hủy bỏ tạm giữ hoặc quyết định trả tự do. Ông Lê "không quan tâm", vẫn chỉ đạo Ngọc tiếp tục thực hiện theo "lệnh".

Kết quả điều tra xác định khoảng 0h30 ngày 23-9-2016, Ngọc cùng một số cán bộ đội hình sự đến đưa Tài ra khỏi nhà tạm giữ. Khi đó ông Trung đang phụ trách ca trực tại nhà tạm giữ đã phản đối việc này, vì cho rằng không có quyết định hủy bỏ tạm giữ.

Sau khi báo cáo cấp phụ trách, ông Trung nhận được chỉ đạo của cấp trên rằng: "Sếp Lê đã chỉ đạo thì phải nghe thôi. Quận này của sếp cả, muốn làm gì chả được". Ngay trong đêm, nghi phạm Tài được thả khỏi nhà tạm giữ và cho về nhà.

"Mặc dù cả ba bị cáo đều nhận thức được hành vi của mình thực hiện theo chỉ đạo của Phùng Anh Lê là trái pháp luật, trước và sau khi thực hiện, các bị cáo không báo cáo lên cấp có thẩm quyền, và không thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết, nên phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra", cáo trạng nêu.

DANH TRỌNG - THÂN HOÀNG

Ngoài Đại tá Phùng Anh Lê, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng thực hiện lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trung tá Nguyễn Đức Châu, nguyên Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ.

Bắt Đại tá Phùng Anh Lê

Ngày 23/9, ông Phùng Anh Lê, Đại tá Công an, nguyên là Trưởng Công an quận Tây Hồ, từng đang đảm trách chức vụ Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu [PC03] Công an TP.Hà Nội vừa bị bắt.

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin ngày trước đó, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở đối với ông Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ [tối 21/9].

Đến hôm nay, Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đại tá Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Hà Nội.

Được biết, ông Phùng Anh Lê bị bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm được phản ánh thời gian qua [nhận tiền để tha người].

Có thể thấy, như báo chí và dư luận trong nước phản ánh, Công an quận Tây Hồ, đặc biệt là các nguyên lãnh đạo đơn vị này liên tục vướng bê bối trong nhiều vụ án mà lực lượng Công an quận từng thụ lý điều tra.

Đại tá Phùng Anh Lê được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP. Hà Nội từ tháng 1/2019.

Cụ thể, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Hà Nội sẽ bị điều tra về tội “tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù” theo điều 378 Bộ Luật Hình sự. Được biết các sai phạm và hành vi phạm tội của ông Phùng Anh Lê được thực hiện khi vị Đại tá này còn đương chức nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ.

Cùng với Đại tá Phùng Anh Lê, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ cùng một số người khác nguyên là cán bộ công an quận này.

Việc Đại tá Phùng Anh Lê cũng như Trung tá Nguyễn Đức Châu bị bắt được cho là liên quan đến vụ án cướp tài sản năm 2016 trên địa bàn quận Tây Hồ Hà Nội nhưng lãnh đạo Công an quận Tây Hồ khi đó không tiến hành xử lý đối tượng, chỉ đến khi các nghi phạm liên quan vụ án ra đầu thú năm 2021, mọi chuyện mới bị khơi lại.

Trước đó, hôm 21/9, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh khám xét nhà, nơi ở của ông Phùng Anh Lê nhằm phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.

Cũng liên quan đến vụ án này, như Sputnik đưa tin trước đó, Công an TP.Hà Nội đã tiến hành đình chỉ công tác nguyên Trưởng Công an quận Tây Hồ và đương chức Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu [PC03] Phùng Anh Lê, Thượng tá Phạm Quý Hải, Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ, Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ.

Việc tạm đình chỉ công tác các ông Phùng Anh Lê và Phạm Quý Hải là do có liên quan đến việc Công an quận Tây Hồ không xử lý hình sự nhóm cướp tài sản gây án vào năm 2016 tại quận này.

Ông Phùng Anh Lê sai phạm những gì?

Như Sputnik đã thông tin, đầu tháng 2 năm nay, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội ra quyết định đình chỉ công tác đối với Đại tá Phùng Anh Lê, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu [PC03], Thượng tá Phạm Quý Hải, Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ, Trung tá Nguyễn Đức Châu, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an quận Tây Hồ để làm rõ sai phạm của những cá nhân này.

Cơ quan điều tra xác định sai phạm của ông Phùng Anh Lê, ông Phạm Quý Hải và ông Nguyễn Đức Châu liên quan đến việc không xử lý tội phạm.

Cụ thể, vào năm 2016, đối tượng Nguyễn Hữu Tài, trú ở quận Ba Đình, TP Hà Nội là đối tượng hoạt động tín dụng đen có cho anh N.C.Thành vay 10 triệu đồng, lãi suất  146%/năm.

Sau khi trả lãi và một phần gốc, anh Thành vẫn nợ Tài 4 triệu đồng. Nguyễn Hữu Tài đã nhiều lần đòi nhưng anh Thành chưa trả được.

Chính vì vậy, chiều 21/9/2016, nhóm của Tài phát hiện anh Thành ở khu vực Yên Phụ nên vây lại để ép anh T trả nợ.

Khi nạn nhân vùng chạy liền bị nhóm của Tài đuổi đánh, rồi khống chế lên xe máy đưa đến địa điểm khác. Quá trình di chuyển, nhóm của Tài “tịch thu” điện thoại của anh Thành để tránh gọi người giải cứu.

Đi được một đoạn thì xe máy hết xăng, lợi dụng việc này, anh Thành đã bỏ chạy vào trụ sở Công an phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kêu cứu. Thấy vậy, nhóm của Tài không dám xông vào mà ném trả điện thoại rồi bỏ về.

Đến sáng ngày 22/9/2016, Tài bị Công an quận Tây Hồ triệu tập. Tại Cơ quan Công an, Tài đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội bắt giữ anh Thành.

Công an quận Tây Hồ đã tạm giữ Tài điều tra hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Sau đó, trong quá trình đánh giá chứng cứ giữ Tài yếu, không có căn cứ để xử lý đối với Nguyễn Hữu Tài, Đại tá Phùng Anh Lê cho rằng, chưa đủ căn cứ để tạm giữ hình sự nên Tài được tha về.

Những ngày sau Công an quận Tây Hồ đã mời Tài và anh Thành đến trụ sở hòa giải. Tài bồi thường cho anh Thành 15 triệu đồng và thay lại màn hình điện thoại cho nạn nhân.

Đến đầu 2021, Tài cũng các đối tượng liên quan trong vụ án đã đến Công an Hà Nội xin đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi đối với anh Thành.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hà Nội xác nhận Công an quận Tây Hồ đã không xử lý hành vi cướp tài sản của Nguyễn Hữu Tài và đồng phạm mà có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp nên đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Đến ngày 29/4 vừa qua, TAND Hà Nội mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tài, 24 tháng tù giam về tội cướp tài sản.

Bốn đồng phạm của Tài cũng nhận án từ 15 tháng tù treo – 20 tháng tù giam tùy hành vi phạm tội. Trong đó, Nguyễn Khắc Đức [sinh năm 1992], Trần Văn Lộc lĩnh 20 tháng tù, Nguyễn Văn Nam [sinh năm 1994] 18 tháng tù còn Nguyễn Quang Chính [sinh năm 1998] 15 tháng tù treo.

Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội cũng nhận định trong vụ án này có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp. Cơ quan tố tụng nhận thấy trong quá trình xác minh điều tra vụ án một số cán bộ lãnh đạo công an quận Tây Hồ đã không xử lý hình sự đối tượng Nguyễn Hữu Tài và đồng phạm về tội Cướp tài sản.

Bên cạnh đó, tại tòa hôm 29/4, vợ bị cáo Nguyễn Hữu Tài khai đã đưa 100 triệu đồng cho một cán bộ Công an quận Tây Hồ để nhờ chạy án cho chồng năm 2016 nên mới có việc hòa giải, không bị xử lý hình sự.

Ngoài vụ án này, trong quá trình điều tra vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở thành phố Bắc Ninh, trong quá trình lấy lời khai, đối tượng Lê Thanh Hưng đã khai nhận việc giết bác ruột của mình để cướp tài sản vì cần tiền để “chạy án” được chấp hành án tại Công an quận Tây Hồ.

Theo đó, hồi tháng 11/2019, Lê Thanh Hưng bị TAND quận Tây Hồ xử phạt 30 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản. Theo lời khai của Hưng thì để được mức án như trên, Hưng đã đưa khoảng 600 triệu đồng cho một số cán bộ Công an quận Tây Hồ và Thẩm phán thụ lý, giải quyết vụ án.

Hưng khai, vì muốn được thi hành án tại nhà tạm giữ Công an quận Tây Hồ nên Hưng đã lập mưu giết bác ruột của mình là Nguyễn Thị N để cướp tài sản.

Toàn bộ hồ sơ liên quan đến lời khai của Hưng đã được Công an tỉnh Bắc Ninh chuyển cho Công an TP Hà Nội điều tra, làm rõ hành vi nhận tiền giúp chạy án, can thiệp và xâm phạm hoạt động tư pháp. Các hồ sơ liên quan sau đó được chuyển đến cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Đại tá Phùng Anh Lê: “Tôi không bao giờ chỉ đạo miệng”

Khẳng định nhiều lần với báo chí, như Sputnik đã thông tin về vụ án này, Đại tá Phùng Anh Lê khẳng định “không chỉ đạo miệng” việc không xử lý Nguyễn Hữu Tài.

“Tôi khẳng định một điều là không bao giờ chỉ đạo miệng”, ông Phùng Anh Lê từng tuyên bố, khẳng định mọi thứ đều “chặt chẽ, theo quy trình, quy định của pháp luật.

Ông Phùng Anh Lê cũng nhấn mạnh có niềm tin sắt đá vào các cơ quan thực thi pháp luật, tin rằng có một ngày, mọi việc liên quan đến ông sẽ được làm sáng tỏ.

Video liên quan

Chủ Đề