Tại sao thầy Hiệu trưởng lại cho rằng nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật tuyệt vời

“Các bậc phụ huynh kính mến,
Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này.
Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán.
Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh.
Có người sẽ là một nhạc sĩ, người mà với họ, môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thề chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta.
Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thề, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.
Hãy nói với con rằng: Ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế.
Hây nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.
Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con.
Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này.
Trân trọng,
Hiệu trưởng”.

(Nguồn: http://kenh14.vn, ngày 26/8/2016 – Bức thư
của thầy hiệu trưởng ở Singapore gửi phụ huynh học sinh)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Tại sao thầy hiệu trưởng lại cho rằng: “Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con”?

Câu 4 (1.0 điểm): Theo anh/ chị, qua bức thư trên, thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ điều gì với các bậc phụ huynh học sinh?

TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung bài thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của thầy Hiệu trưởng được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”.

Câu 2 (5.0 điểm): Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:

Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghi khác trong óc người khác, co sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.

(Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2011, tr. 186)

Em hăỵ nêu rõ những điều anh suy nghĩnhững điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ BÀI 13

Phẩn Câu Nội dung Điếm
1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 0.5
I. ĐOC HIỂU 2 Tác dụng của phép điệp ngữ:
  • Điệp ngữ “có người sẽ là …” nhấn mạnh Ý nghĩa trong mỗi học sinh đều có điểm mạnh, điểm yếu. Không VI điểm yếu này mà mất đi năng lực, sở trường vốn có.
  • Điệp ngữ “Hãy nói với con rằng”: nhấn mạnh ý nghĩa sự cảm thông của phụ huynh đề tạo động lực cho con mình phát trien năng lực.
0.5
3 Thầy hiệu trưởng nói như vậy vì;

– Mỗi học sinh có năng lực, sở trường khác nhau. Khả năng học tập chỉ là một phương diện, không quyết định nhân phẩm, tính cách con người.

1.0
– Điềm số chỉ thể hiện một phần năng lực, vì một bài thi chưa làm thỏa măn kì vọng của cha mẹ mà khiến con phải sợ hãi, đánh mất đi sự tự tin và niềm đam mê sờ trường khác.
4 Thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ với các bậc phụ huynh học sinh:
  • Đừng ép con thành bản sao của ai đó hoặc chiến thắng trong các cuộc chạy đua thành tích học tập để thỏa mãn niềm tự hào của ngyời lớn.
  • Phải biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của con mình để định hướng và động viên kịp thời trong quá trình học tập của con trẻ.
li. TÀP LÀM VĂN 1 Em hăy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ): Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của thầy Hiêu trưởng đưực nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này”.
a. Đảm bảo thế thức đoạn văn 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Có thề viết đoạn văn theo định hướng sau:

  • Thầy Hiệu trưởng muốn khẳng định: trên thế giới này, hạnh phúc không chỉ duy nhất đến với những người đã đạt tới tầm cao tri thức.
  • Hạnh phúc trong cuộc sống rất phong phú, muôn màu, muôn vẻ có thể đến với bất kì ai khi thể hiện được năng lực bản thân, được nguyện ước, được sống là chính bản thân mình.
  • Hạnh phúc đôi khi rất bình dị, đến từ những điều nhỏ bé, chứ không nhất thiết có được khi đạt được những bậc thang tri thức hay danh vọng xã hội.
  • Sống cuộc đời có ý nghĩa, làm nhiều việc tốt cho cộng đồng, mang hạnh phúc đến cho người khác cũng là hạnh phúc.
  • Cần hiểu thấu đáo, đúng đắn về hạnh phúc để sống hạnh phúc và giúp người khác cùng sống vui vẻ. Đồng thời nâng niu, tran trọng vì hành động vì hạnh phúc chân chính, bền lâu.
1.0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
2 Em hãy nêu rõ những điều anh suy nghĩnhững điều làm cho ngươi ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài: Triển khai được vấn đề.

Kết bài: Khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.

Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:

  • Giới thiệu vài nét vế tác giả, tác phẩm
  • Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện của ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc, nhân dân.
  • Lặng lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè năm 1970 trong chuyến đi Lào Cai, in trong tập Giữa trong xanh (1971). Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nỗi, hết lòng vì Tỗ quốc thân yêu.
  • Những điều anh suy nghĩ
  • Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc của mình làm: (Khi ta làm việc, ta với công việc làm đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khồ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên trên hoàn cảnh bằng suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình.
  • Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc minh làm đã góp phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mỹ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc sống.
  • Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu mười một năm không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét.

Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đình Phan-Xi-Phăng, nơi lí tường để làm công việc khí tượng.

Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động? của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc.

4.0
  • Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
  • Với ông họa sĩ: Anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Anh quyết định quay trở lại nơi này đễ hoàn thành bức vẽ chân dung anh.
  • Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng giọng hàm ơn khó tả.

Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông họa sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp.

  • Đánh giá chung
  • Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về ánh chính là nhưng trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
  • Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về lẽ sống cao đẹp.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tà, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 0.25
TỔNG ĐIỂM 10