Tại sao trẻ sơ sinh bị lột da

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lột da có thể mẹ chưa biết

(VOH) – Không ít mẹ cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy da của con yêu bị bong tróc. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị lột da và cách chăm sóc như thế nào là an toàn nhất?

Khi vừa chào đời, làn da của trẻ sơ sinh thường mỏng manh và rất mẫn cảm với môi trường xung quanh. Vì thế, việc chăm sóc làn da của bé như thế nào để da bé không bị tổn thương là điều mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm.

Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh bị lột da hay có dấu hiệu bong tróc thì đây có thể là hiện tượng bình thường hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý. Việc cha mẹ cần làm là tìm hiểu nguyên nhân để có cách chăm sóc phù hợp nhất.

1. Tại sao trẻ sơ sinh bị tróc da?

Bề ngoài của trẻ sơ sinh trong đó có làn da sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt hơn, thậm chí khô và bong tróc. Do đó, phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị tróc da tay, chân hay một một phận nào đó trên cơ thể là bình thường.

Khi còn trong bụng mẹ, da của trẻ sơ sinh được bao phủ một lớp sáp trắng, được gọi là lớp vernix caseosa – lớp áo sinh học giúp bảo vệ làn da của bé trong môi trường nước ối.

Phần lớn trẻ sơ sinh bị lột da là hiện tượng bình thường (Nguồn: Internet)

Ngay sau khi sinh, lớp vernix này sẽ được lau sạch và biến mất cùng những chất dịch khác. Làn da mỏng manh của bé lúc này chưa thể thích nghi được với môi trường bên ngoài nên sẽ bị khô, bong tróc trong khoảng 1 – 3 tuần đầu tiên.

Những em bé sinh non thường sẽ ít bị bong tróc da hơn so với những em bé sinh sau 40 tuần, vì các lớp vernix có nhiều và tồn tại trên da lâu hơn.

2. Những nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị lột da (bong tróc da)

Ngoài trường hợp trẻ sơ sinh bị tróc da do tự nhiên thì cũng có một số trường hợp là do một số bệnh lý gây ra. Cụ thể là:

2.1 Bệnh chàm da

Tình trạng trẻ sơ sinh bị bong tróc da có thể do bệnh chàm da gây nên. Khi bị chàm da, bé sẽ có các hiện tượng như đỏ da, da bị bong tróc và ngứa. Bệnh này rất hiếm khi xuất hiện sau khi sinh nhưng có thể hình thành phát triển sau đó. Bệnh không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé yêu bị khó chịu.

Trẻ bị chàm da thường bị đỏ da, ngứa và da bong tróc (Nguồn: Internet)

2.2 Bệnh vảy cá

Một trong những nguyên nhân có thể khiến da trẻ sơ sinh bong tróc đến từ một loại bệnh có tên rất lạ, bệnh vảy cá. Căn bệnh này sẽ khiến da bé nổi vảy, ngứa và bong tróc ra.

Để xác định được đúng nguyên nhân bác sĩ cần phải chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào tiền sử của gia đình. Bệnh hiện chưa có thuốc điều trị nhưng có các phương pháp giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện làn da của trẻ.

2.3 Hội chứng bong tróc da do tụ cầu

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu hay Staphylococcal scalded skin syndrome (SSSS) là bệnh nhiễm trùng da cấp tính gây nên do ngoại độc tố của tụ cầu (Staphylococcus aureus). Triệu chứng thường gặp là da bị đỏ, phỏng nước, bong vảy da lan tỏa. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nặng đối với trẻ sơ sinh.

Bệnh này thường bắt nguồn từ vi khuẩn của chính người mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc bé sơ sinh. Do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên khi tiếp xúc với vi khuẩn trẻ rất dễ bị lây nhiễm bệnh.

Mặc dù tỷ lệ tử vong do căn bệnh này không cao nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể trở thành dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng.

3. Phương pháp chữa trị khi trẻ sơ sinh bị lột da do sinh lý

Trong trường hợp này, tình trạng em bé sơ sinh bị tróc da thường không gây nguy hiểm và sẽ tự biến mất sau một thời gian mà không cần phải áp dụng bất cứ một phương pháp điều trị nào.

Tuy nhiên, nếu lo lắng mẹ cũng có thể giúp cải thiện tình trạng da trẻ sơ sinh bị bong tróc bằng các cách sau đây:

3.1 Tắm cho con bằng nước ấm

Tắm cho con bằng nước ấm và chỉ tắm cho trẻ trong khoảng 5 phút. Mẹ nên nhớ nhiệt độ nước càng cao sẽ càng khiến cho da của con mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên.

3.2 Dùng kem dưỡng ẩm cho bé

Mẹ có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay sau khi vừa tắm cho bé xong để giúp làm mềm và giữ ẩm làn da.

3.3 Sử dụng máy tạo độ ẩm cho bé

Hơi ẩm trong không khí sẽ giúp bé không bị khô da, vì thế ba mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để ngăn ngừa bệnh, giảm ngứa và từ đó tránh tình trạng bị lột, bong tróc da.

3.4 Không bật điều hòa ở mức quá thấp

Nếu nhiệt độ trong phòng quá lạnh dễ dẫn đến tình trạng da trẻ khô, dẫn đến việc trẻ dễ bị bong da. Nên ba mẹ chú ý nhiệt độ trong phòng và không nên chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp quá.

3.5 Cho bé bú mẹ

Mẹ cho bé bú đủ cữ vì đây là một trong những cách giúp làm giảm khô da ở trẻ. Khi bú sữa mẹ thì bé sẽ cấp ẩm cho da thông qua sữa công thức hoặc sữa mẹ.

3.6 Lựa chọn quần áo phù hợp cho bé

Trẻ sơ sinh bị bong tróc da không nên có sự tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh và gió lạnh. Vì thế mẹ hãy chú ý đeo găng tay và tất chân cho bé, dùng khăn che mặt bé khi đi ngoài đường.

3.7 Tránh sử dụng hóa chất mạnh

Vì là da trẻ sơ sinh khá mỏng manh, nhạy cảm nên ba mẹ cần tránh sử dụng các hóa chất gây kích ứng da và không nên thoa dầu thơm hay sử dụng các sản phẩm có mùi thơm lên da trẻ sơ sinh.

Không dùng xà phòng có độ kiềm mạnh khi giặt quần áo cho trẻ vì dễ gây kích ứng cho làn da mỏng manh của bé.

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị lột da, bong tróc da do những nguyên nhân từ bệnh lý thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế được thăm khám và điều trị đúng phương pháp. Không nên tự ý mua các loại thuốc bôi lên người trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ vì có thể sẽ khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lột da
Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

Chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến nhiều người cảm thấy hứng thú nhưng cũng kèm theo không ít căng thẳng, đặc biệt nếu là lần đầu có con. Thêm vào đó, một trong những điều khiến nhiều người lo lắng là hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc.

Tại sao da trẻ sơ sinh bong tróc?

Bề ngoài của trẻ sơ sinh, kể cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn. Do đó, tình trạng bong tróc hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.

Khi vừa chào đời, da của con bao phủ một lớp sáp trắng giúp bảo vệ làn da con. Khi lớp sáp này biến mất, bé sẽ bắt đầu lột lớp da bên ngoài trong vòng 1 – 3 tuần. Lượng da bong ra phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc lớn hơn.

Bé càng có nhiều lớp sáp trắng vernix trên da khi sinh thì càng ít bong tróc. Trẻ sinh non thường có nhiều sáp vernix nên da của trẻ bong ít hơn bé sinh ra sau 40 tuần. Hiện tượng trẻ sơ sinh bong da thường sẽ tự biến mất và không cần chăm sóc nhiều.

Phương pháp chữa trị

Dù bạn không cần quá lo ngại hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc nhưng da con vẫn có thể bị nứt hoặc khô ở một số khu vực nhất định. Do đó, bạn vẫn nên cải thiện tình trạng này bằng cách:

Tắm cho con bằng nước ấm thay vì nước nóng, nhiệt độ cao sẽ càng khiến da của con mất đi độ ẩm cũng như lớp dầu tự nhiênSử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay sau khi bé vừa tắm xongKhông dùng xà phòng có độ kiềm mạnh vì sẽ làm da con khô hơn.

Các nguyên nhân gây bong tróc da khác

1. Chàm

Trong một số trường hợp, tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc còn do bị bệnh chàm. Chàm có thể gây ra trên da em bé các hiện tượng như vẩy, đỏ da, ngứa. Tình trạng này rất hiếm trong giai đoạn ngay sau khi sinh, nhưng có thể phát triển sau đó. Chàm ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng lại khiến bé yêu khó chịu. Do đó, bạn nên biết cách điều trị bệnh này.

2. Bệnh vảy cá

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc còn có thể đến từ một loại bệnh lạ là vảy cá. Bệnh này sẽ khiến da bé nổi vẩy, ngứa, bong ra. Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào bệnh sử của gia đình.

Tuy vẫn chưa có thuốc trị bệnh vảy cá nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm tình trạng da khô và cải thiện làn da của bé.

Nhiều mẹ do lần đầu nuôi con chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an khi nhận thấy một số hành động hay dấu hiệu kì lạ ở con như việc trẻ hắt xì hơi liên tục, tạo âm thanh lạ khi ngủ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên gia khi gặp các hiện tượng này bố mẹ không cần lo lắng thái quá vì đó chỉ là những dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh.

1. Xuất hiện những mảng vảy trên da đầu

Đây là một hiện tượng rất bình thường ở trẻ sơ sinh và chúng thường gọi là “cứt trâu”. Do viêm da tiết bã nhờn, trên da đầu và lông mày bé sẽ xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng trông có vẻ thô thiển nhưng không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Để trị “cứt trâu” cho bé, các mẹ có thể lấy nước bồ kết, nước chè đặc, nước cốt chanh, muối tinh pha loãng hoặc dầu trẻ em pha với nước ấm để tắm gội, xoa lên vùng da đầu đóng nhiều vảy của trẻ để làm “cứt trâu” mềm dần và bong ra. Lưu ý, không cố cậy các mảng “cứt trâu” trên đầu bé vì có thể làm cho da đầu bé bị tổn thương, gây  nhiễm trùng, sưng viêm da.

2. Tiếng xì hơi trong tã

Hiện tượng xì hơi được gây ra bởi một số nguyên nhân như bé nuốt nhiều không khí trong lúc bú mẹ hay đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Tuy không phải bé nào cũng hay “xì hơi” nhưng hành động thải khí và ợ hơi chỉ là một vài trong những điều tự nhiên các bé thường làm. Trong thực tế, chúng ta “xì hơi” từ 6 đến 20 lần một ngày, và hầu hết người lớn kín đáo hơn trong chuyện này. Ở một vài trẻ, sau lần xì hơi mẹ sẽ thấy trong tã có lẫn cả phân su. Màu phân có thể là nâu, xanh hoặc vàng và có lẫn các hạt trong đó. Các mẹ không cần quá lo lắng trừ khi thấy có máu lẫn trong phân của bé.

3. Ngực có kích thước đáng ngạc nhiên

Một số trẻ sơ sinh, cả bé trai và bé gái, có bộ ngực lớn bất thường, điều này là do bé đã tiếp xúc với hoóc môn từ mẹ trong suốt thai kỳ. Những điều kỳ lạ này sẽ từ từ biến mất nên ba mẹ không có gì phải lo lắng. Trong trường hợp có các vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé kèm theo sốt, ba mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

4. Gây tiếng động lạ khi đang ngủ

Nhiều mẹ lo lắng khi nghe thấy những âm thanh lạ mà bé phát ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng bình thường của trẻ. Có một số lý do khiến trẻ sơ sinh có thể phát ra âm thanh cực kỳ lạ trong khi chúng ngủ - những âm thanh mà mẹ có thể liên tưởng tới tiếng gầm gừ của loài động vật trong rừng.

Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy chỉ một chút đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường. Trong trường hợp ấy, chỉ cần nhỏ một chút thuốc nhỏ mũi bằng muối khoáng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi bé là ổn. Nếu theo dõi kỹ và mẹ nhận ra rằng bé tạo ra âm thanh lạ trong mỗi nhịp thở, có thể bé đang gặp nhiều vấn đề về hô hấp và bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

Tại sao trẻ sơ sinh bị lột da

Nhiều mẹ lo lắng khi nghe thấy những âm thanh lạ mà bé phát ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

5. Hắt hơi liên tục

Khi mới chào đời, cơ thể bé thường nhạy cảm với rất nhiều thứ mà người lớn đã thích nghi và miễn dịch. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Vì vậy, khi bé hắt hơi liên tục thì điều đó cũng không có nghĩa là bé đang bị bệnh, đó có thể chỉ là do cơ thể bé đang tống khứ một vật xâm nhập qua đường mũi.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý nếu thấy bé hắt hơi kèm theo thở khò khè thì nên đưa bé đi khám để xem bé có bị dị ứng hay không. Người lớn cần đảm bảo bé thở và nuốt bình thường, hai buồng phổi sạch để loại trừ những nguy cơ với sức khỏe.

6. Bé hay giật mình

Hiện tượng tay chân bé liên tục chuyển động, giật mình và quẫy đạp có thể khiến mẹ cảm thấy khá phiền phức trong thời gian đầu. Thực tế, đây là các hoạt động tự nhiên ở bé trong những tháng đầu đời. Phản xạ do giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro ) sẽ kéo dài trong 3-4 tháng và nếu bé không có các phản xạ giật mình, đập tay, giãy chân thì ba mẹ nên lo lắng và đưa con đi kiểm tra.

Người lớn sẽ nhận thấy bé thường giơ hai tay và co hai chân, thậm chí quấy khóc khi bỗng nhiên nghe tiếng động lớn hay bị chạm vào cơ thể. Buổi tối, nếu bé đang ngủ mà có phản xạ này, mẹ hãy nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé để con có cảm giác an toàn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

7. Bong tróc da

Bong tróc da là dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh. Khi ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi nước ối. Điều này khiến da bé được phủ một lớp màu trắng để bảo vệ bé khỏi môi trường nước, lớp màu trắng này được gọi là vernix. Khi bé tiếp xúc với không khí bên ngoài, chất vernix sẽ bị cọ xát và dần mất đi. Các chất màu trắng này sẽ trở nên khô ở da bé và bắt đầu bong ra.

Đây là nguyên nhân giải thích tại sao trong khoảng 24 giờ sau lần tắm đầu tiên của bé, có những lớp màu trắng đục bong ra. Khi hiện tượng này xảy ra, ba mẹ chỉ cần giữ những lưu ý bình thường về việc tắm cho bé. Tốt nhất, bạn nên sử dụng loại xà phòng có độ pH rất nhẹ và dành riêng cho em bé. Ngoài ra, nên hạn chế xà phòng hay sữa tắm có mùi thơm đậm và nhiều màu sắc vì da bé sơ sinh dễ bị kích ứng với các tinh dầu thơm  và chất tao màu có trong xà phòng.

8. Bộ phận sinh dục bị sưng

Với những bà mẹ “mới toanh” khi nhìn thấy bộ phận sinh dục của con to một cách bất thường thì cảm thấy hoang mang. Tuy nhiên, đó chỉ là một triệu chứng nhỏ và có thể xuất hiện ở cả bé trai và gái. Đó là do một vài yếu tố gây nên, như việc tiếp xúc với các hooc-môn của mẹ và bào thai tiết ra, các mô sinh dục bị thâm tím và sưng phồng do chấn thương khi sinh, và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài. Và hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong một vài ngày.

Các mẹ nên biết rằng trẻ sơ sinh đi tiểu rất nhiều và điều này có thể làm bé mất đến 10% khối lượng cơ thể so với lúc mới sinh. Trong trường hợp này bé trai có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn và hiện tượng này cần đến 1 năm để tự biến mất.

9. Có máu trong tã

Chắc chắn các mẹ sẽ vô cùng lo lắng nếu bắt gặp hình ảnh những đốm máu màu đỏ trong tã của trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia thì đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại, nó chỉ là một dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh.

Nếu mẹ sinh bé gái, có thể bé đang bị ảnh hưởng do tiếp xúc với hoóc môn trong tử cung của mẹ và một đợt “đèn đỏ mini” là nguyên nhân xuất hiện những chấm màu đỏ. Các mẹ không cần phải quá lo lắng bởi những hoóc môn sẽ giảm đi nhanh chóng. Đối với bé trai, hiện tượng chảy máu có thể xảy đến khi bé mới được cắt bao quy đầu hoặc chỉ đơn giản là bị hăm tã. Nếu các mẹ vẫn không yên tâm về vấn đề này thì có thể gọi điện đến các bác sĩ để nhận được tư vấn.

10. Mắt của bé bị lé

Khi thai nhi ở trong tử cung của người mẹ từ 7 tháng đã học được cách chớp mắt dưới sự kích thích của ánh sáng ngoài môi trường, sau đó nhắm mắt lại ngủ. Khi em bé được sinh ra, ban đầu trẻ chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng 20-25 cm.

Giống như tất cả các cơ trong cơ thể, trẻ sơ sinh chưa có khả năng hoàn toàn kiểm soát cơ mắt của mình. Sẽ có lúc mẹ thấy bé nhìn thẳng vào mẹ. Lại có lúc, hai mắt của bé như đi theo hai hướng khác nhau. Đó là điều hoàn toàn bình thường.  Phải mất 4 tháng, hai mắt của bé mới hoàn toàn có thể hoạt động nhất quán

Theo Thanh Loan (thebump) (Khám phá)