Tại sao trên đỉnh núi thường có nhiệt độ thấp hơn các vùng thấp xung quanh

Đề bài

Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, nhưng ở đỉnh núi cao lượng mưa trong năm lại ít, nguyên nhân là do

A. ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng, không có mưa.

B. ở đỉnh núi không khí loãng, lượng hơi nước ít nên ít mưa.

C. ở đỉnh núi nhiệt độ thấp nên có khí áp cao, hơi nước không bốc lên được, ít mưa.

D. gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh, độ ẩm giảm nhiều nên ít mưa.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến mưa - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa; vì thế ở những sườn núi cao và đỉnh núi cao thườn khô ráo.

Chọn: D

Loigiaihay.com

Một số đỉnh núi ở miền Tây Trung Quốc như Liên Sơn, Thiên Sơn núi Côn Lôn, Hymalaya thường có băng tuyết bao phủ giống như một cái mũ trắng, dù mùa hè cũng không tan. Ở vùng nhiệt đới có một số đỉnh núi cao quanh năm thường phủ đầy băng tuyết, đó là vì trên đỉnh núi cao nhiệt độ rất thấp, thời tiết rất lạnh.

Vì sao trên cao lại rất lạnh? Bởi vì núi càng cao, không khí càng loãng, nhiệt lượng ánh nắng chiếu xuống dễ thất tán. Cứ cao 100 m, nhiệt độ lại giảm xuống 0,6°C. Vì vậy đến một độ cao nhất định, nhiệt độ phải giảm xuống dưới 0°C, băng tuyết quanh năm không tan được. Độ cao giới hạn này gọi là đường tuyết. Càng gần hai cực Trái Đất, vị trí đường tuyết càng thấp, bởi vì khí hậu ở đó vốn đã rất lạnh, còn ở vùng nhiệt đới vị trí đường tuyết cao hơn.

Sau khi trên đỉnh núi chất đầy băng tuyết, ánh nắng Mặt Trời chiếu đến đó, vì bề mặt băng tuyết phản xạ ánh nắng rất mạnh, nói chung có thể phản xạ 50% – 90% lượng nhiệt, cho nên đại bộ phận nhiệt lượng bị phản xạ đi mất, khiến cho nhiệt độ ở đó giảm thấp, băng tuyết khó tan.

Cho nên ở những đỉnh núi vượt quá đường tuyết, quanh năm băng tích tụ. Đương nhiên cần phải có tuyết thường xuyên rơi xuống đó, hơn nữa trên đỉnh núi cần phải có bãi phẳng để có thể tích tụ được tuyết. Vì vậy thật ra không phải bất cứ đỉnh núi nào cũng đều có thể chứa tuyết. Ngay những đỉnh núi chứa tuyết kia cũng không phải là tuyệt đối quanh năm tuyết không tan. Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu mạnh sẽ có một ít tuyết tan đi, mùa hè tan nhiều hơn, sau đó không lâu lại có tuyết rơi bổ sung. Vì vậy quanh năm vẫn giữ được tuyết và có thể hình thành sông băng chảy xuống.

Tục ngữ có câu: “Đóng băng ba thước, không phải là cái lạnh một ngày”. Những cái mũ trắng trên các đỉnh núi cao hơn đường tuyết đều là tuyết tan chậm mà biến thành.

Khi tuyết vừa mới rơi xuống nó còn xốp và nhiều lỗ, đến khoảng 40% – 50% là lỗ trống. Những tuyết ở trên đỉnh núi cao hơn đường tuyết, ban ngày ánh nắng chiếu xuống, tuyết bề mặt tan dần, chảy vào những khe rỗng phía dưới, dồn hết không khí trong đó ra, đồng thời trọng lượng bản thân cũng tự ép tuyết xuống. Ban đêm nhiệt độ giảm xuống, tuyết và băng hoà vào nhau làm một, trong băng có tuyết, trong tuyết lẫn băng, đông cứng rồi lại tan ra cho nên các bông tuyết biến thành từng hạt băng mờ đục.

Về sau trên các hạt băng này lại phủ thêm một lớp tuyết mới, áp suất nén xuống càng chặt, các lỗ rỗng càng ít, nên lớp tuyết mỏng dần. Cứ thế thông qua đóng băng và tan chảy không ngừng, cuối cùng biến thành sông băng có màu xanh nhạt. Lâu ngày, lặp đi lặp lại từng tầng băng đè lên nhau, càng đè càng chặt, trở thành sông băng chảy xuống núi.

Khí hậu trên Trái Đất không phải là không thay đổi. Khi nhiệt độ toàn cầu giảm thấp thì đường tuyết cũng giảm thấp, những đỉnh núi có thể chứa tuyết tăng lên, quy mô sông băng mở rộng. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên thì tình hình ngược lại.

Twitter Facebook LinkedIn

Khí hậu núi cao là trung bình của thời tiết (tức khí hậu) cho các khu vực nằm cao hơn đường cây thân gỗ. Khí hậu trở thành lạnh lẽo hơn tại các độ cao lớn—đặc trưng này là do tỷ lệ giảm nhiệt của không khí: không khí sẽ có xu hướng lạnh hơn khi lên cao, do nó giãn nở ra. Tỷ lệ giảm đoạn nhiệt khô là 10 °C trên 1 km cao độ. Vì thế, khi di chuyển lên cao 100 m về phía đỉnh núi là gần như tương đương với việc di chuyển 80 km (45' hay 0,75° theo vĩ độ) về phía một trong hai địa cực[1]. Quan hệ này chỉ là gần đúng do các yếu tố khu vực khác như sự cận kề với đại dương có thể thay đổi khí hậu rất nhiều.

Tại sao trên đỉnh núi thường có nhiệt độ thấp hơn các vùng thấp xung quanh

Quần thực vật môi trường núi cao

Tại sao trên đỉnh núi thường có nhiệt độ thấp hơn các vùng thấp xung quanh

Thung lũng núi cao này nằm cao hơn đường cây thân gỗ.

Có một số cố gắng nhằm định lượng những gì tạo ra khí hậu núi cao.

Nhà khí hậu học Wladimir Köppen đã chứng minh mối quan hệ giữa đường cây thân gỗ Bắc cực và Nam cực với đường đẳng nhiệt mùa hè 10 °C; nghĩa là các khu vực có nhiệt độ trung bình trong tháng ấm nhất của năm là nằm dưới 10 °C không thể hỗ trợ cho việc cây thân gỗ mọc thành rừng. Xem phân loại khí hậu Köppen để có thêm thông tin.

Tuy nhiên, Otto Nordenskiöld đã tạo ra lý thuyết cho rằng các điều kiện mùa đông cũng đóng vai trò quan trọng: Công thức của ông là W = 9 − 0,1 C, trong đó W là nhiệt độ trung bình trong tháng ấm nhất và C là nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất, cả hai đều tính theo độ Celsius (điều này nghĩa là nếu một vị trí nào đó có nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất là −20 °C thì tháng ấm nhất phải có nhiệt độ trung bình là 11 °C hay cao hơn để cây thân gỗ có thể tồn tại được ở đó). Đường tạo ra theo công thức của Nordenskiöld có xu hướng nằm ở phía gần vùng cực hơn (phía bắc) so với đường tạo ra theo công thức của Köppen ở các bờ biển phía tây của các châu lục thuộc Bắc bán cầu, và ở phía nam của đường này tại các khối đất nằm bên trong đại lục, và xấp xỉ cùng đường này ở các vùng bờ biển phía đông của cả châu Á lẫn Bắc Mỹ. Tại Nam bán cầu, toàn bộ Tierra del Fuego (quần đảo ở cực nam của Nam Mỹ) đều nằm ngoài khu vực vùng cực theo hệ thống Nordenskiöld, nhưng một phần các đảo (như Ushuaia, Argentina) lại được xếp vào khí hậu cận Nam cực theo hệ thống Köppen.

Năm 1947, Holdridge đã cải tiến các sơ đồ này, bằng cách định nghĩa nhiệt độ sinh học: là nhiệt độ trung bình hàng năm, trong đó mọi nhiệt độ dưới 0 °C được coi như là 0 °C (do nó không tạo ra khác biệt gì đối với sự sống của thực vật, đều ở trạng thái ngủ). Nếu nhiệt độ sinh học nằm trong khoảng 1,5 °C và 3 °C,[2] Holdridge xác định nó như là khí hậu núi cao (hay khí hậu cận cực, nếu như nhiệt độ thấp là do vĩ độ lớn).

  1. ^ “Môi trường núi” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2007.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khí_hậu_núi_cao&oldid=68250784”