Tại sao trồng cây công nghiệp bảo vệ môi trường

  • Môi trường xanh

Chủ nhật, 28/06/2020 06:58 [GMT+7]

Vì sao phải trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng?

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí oxy cần thiết cho sự sống.

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí; tán lá cản và giữ bụi; lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Cấp phát cây giống cho người dân huyện Mường Tè [Lai Châu] trồng rừng​. [Ảnh: Theo Nhân dân]

Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Kinh nghiệm hay của Quảng Trị trong trồng rừng bền vững

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó, những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch, vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn vừa thoả mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến rừng.

Quang Huy

  • Tây Nguyên mất gần 16.000ha rừng tự nhiên trong năm 2019
  • Người đàn ông hơn 40 năm biến đất khô cằn thành rừng xanh mướt
  • Lắp camera để canh phòng lửa rừng ở Nghệ An

Bạn đang đọc bài viết Vì sao phải trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • trồng cây gây rừng
  • bảo vệ môi trường
  • vì sao phải trồng cây
  • động vật hoang dã
  • cải tạo đất
  • lợi ích của rừng

Cây xanh có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Cây xanh bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất,  không khí, kiểm soát gió và lưu thông gió; bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp khí O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại từ nhà máy, rác thải và nhiệt từ chính con người tỏa ra từ đó giúp giảm bớt nhiệt. Cây xanh, cây rừng còn giúp tiết kiệm nước, giảm xói mòn đất, chống sạt lở, lũ ống, lũ quét, lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo trở thành mạch nước ngầm. Tại các vùng  đồng bằng ven biển, vai trò của rừng ngập mặn cũng rất quan trọng làm hạn chế thủy triều, sóng, bão…

   Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết bất thường xảy ra phức tạp, lũ chồng lũ, bão chồng bão, mưa lớn kéo dài liên tiếp, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, xã hội. Nguyên nhân gây ra thiên tai nặng nề là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi theo hướng ngày càng cực đoan, khó dự báo. Để chung tay chống biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan chúng ta cần tăng cường bảo vệ môi trường sống, hoạt động kinh doanh, sản xuất…thì hoạt động trồng thêm cây xanh, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc là một việc làm cần thiết.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất sáng kiến trồng một tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Thủ tướng nhấn mạnh phải tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng nâng cao chất lượng rừng, vận hành hiệu quả hồ chứa nước đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống người dân. Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Đến hết năm 2025, cả nước trồng được một tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 01/4/2021 Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025. Đề án nêu rõ, phát triển cây xanh cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Phát huy truyền thống trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, đưa việc trồng cây xanh thực sự trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia tích cực của tất cả người dân, tránh thực hiện phô trương, hình thức, là hành động thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tăng cường xã hội hóa, thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội để trồng một tỷ cây xanh. Trong đó, ngoài trồng rừng tập trung, cần tăng tỷ lệ trồng cây xanh phân tán tại các vùng nông thôn, đô thị, đường giao thông, công trình hạ tầng đô thị, công trình giáo dục, y tế, văn hóa, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu văn hóa, lịch sử... bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Bên cạnh đó, trồng cây xanh phải đi đôi với chăm sóc, bảo vệ, quản lý, giám sát để bảo đảm cây trồng, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Việc trồng cây xanh không chỉ là truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng mà còn giúp cho đất nước có một không gian xanh. Trồng cây cần có kế hoạch, quy hoạch, gắn cây với phát triển kinh tế; gắn bảo vệ môi trường với xây dựng đời sống nhân dân. Mỗi chúng ta hãy góp sức chung tay trồng cây xanh, bảo vệ rừng là việc làm thiết thực, góp phần cải thiện không khí, chống biến đổi khí hậu, mang lại một môi trường xanh - sạch - đẹp cho quê hương, đất nước./.

Chu Trang

Câu hỏi: Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta.

Lời giải: 

- Vai trò:

+ Nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

+ Tận dụng tài nguyên đất, khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.

+ Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Đặc điểm: 

+ Ưa nhiệt, ẩm.

+ Cần đất thích hợp.

+ Cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về cây công nghiệp ở nước ta nhé:

1. Vai trò và đặc điểm cây công nghiệp

- Vai trò:

Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chê biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chê biến sản phẩm cùa các cày này, ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây còn nghiệp là các mặt hàng xuất khấu quan trọng.

- Đặc điểm: 

Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt ưa âm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.

2. Ý nghĩa kinh tế cây công nghiệp

Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay, bông, gai, tơ tằm cho công nghiệp dệt; mía, lạc, vừng, đậu tương cho công nghiệp chế biến thực phẩm; 

Cây thuốc cho công nghiệp dược liệu… nhằm phục vụ tiêu dùng của nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt khác là đáp ứng yêu cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lí và có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động… góp phần tăng thu nhập và cải thiện cho người lao động.

Phát triển sản xuất cây công nghiệp còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lí hơn.

3. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây công nghiệp

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải chú ý đến những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của nó, đó là:

- Cây công nghiệp đòi hỏi qui trình kĩ thuật cao từ khâu sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng.

- Cây công nghiệp đòi hỏi về điều kiện tự nhiên khắt khe hơn, vì vậy phải có sự bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên.

- Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao động vật hoá hợp lí và có chất lượng.

- Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kì xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày thường có chu kì kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần phải có qui trình kĩ thuật thích hợp cho cả chu kì sản xuất.

4. Sản xuất cây công nghiệp 

Cây công nghiệp: chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt [2005] và có xu hướng tăng.

* Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp:

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và khí hậu

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân, nhất là ở trung du-miền núi.

* Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi [về tự nhiên, xã hội]

+ Khó khăn [thị trường]

* Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha [65%]

 - Cây công nghiệp lâu năm:

+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng

+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp

+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.

5. Các cây công nghiệp chủ yếu

Các loại cây công nghiệp

Đặc điểm sinh thái

Phân bố

Cây lấy đường

- Mía

- Củ cải đường

-  Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa

- Thích hợp với đất phù sa mới

- Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ

- Thường trồng luân canh với lúa mì

- Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra- xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Cu- Ba….

- Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hòa Kì, Ba Lan…

Cây lấy sợi

- Cây bông

- Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định.

- Cần đất tốt, nhiều phân bón

- Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Trồng nhiều ở Trung Quốc[ chiếm 1/5 sản lượng bông thế giới]. Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-kít-xtan

Cây lấy dầu

- Cây đậu tương

- Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước- Ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới. Trồng nhiều ở Hoa Kì [gần ½ sản lượng thế giới], Bra-xin, Trung Quốc..

Cây cho chất kích thích

- Chè

- Cà phê

- Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

- Ưa nhiệt ẩm, đất tơi xốp nhất là đất ba dan và đất đá vôi.

- Cây trồng cảu miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc [mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới], Xri Lan-ca, Việt Nam…

- Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a…

Cây lấy nhựa

- Cao su

- Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão.

- Thích hợp nhất với đất badan

- Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của Vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi

Video liên quan

Chủ Đề