Thai nhi tháng thứ 9 phát triển như thế nào

Em bé đã chuyển từ phôi thai sang bào thai có kích thước bằng một quả anh đào. Hệ tiêu hóa và cơ quan sinh sản đã được hình thành, nhưng vẫn còn quá sớm để có thể biết được bào thai là trai hay gái.

Chiều dài của bé: 0,23cm.
Trọng lượng của bé: 1,98g

Mặc dù vẫn phải đợi thêm ba tuần nữa để biết được giới tính thai, nhưng tuần này em bé sẽ nhận được thứ quan trọng, đó chính là cơ quan sinh sản đang bắt đầu hình thành cùng với một số bộ phận thiết yếu khác như tuyến tụy và túi mật. Tại thời điểm này, thai nhi đã tăng gấp đôi kích thước với phần đầu bằng khoảng một nửa chiều dài của toàn bộ cơ thể. Những ngón tay nhỏ từ từ dài ra với các đầu ngón tay to dần, hình thành những dấu vân tay độc nhất của riêng bé.

Ở phần dưới của hình siêu âm, có thể nhìn thấy cánh tay và chân, dây rốn kéo dài từ bụng của em bé dẫn đến nhau thai. Bác sĩ siêu âm đo chiều dài đỉnh đầu của phôi thai [CRL] để xác nhận hoặc điều chỉnh thông tin về ngày sinh dự sinh. Vùng sẫm màu là nước ối bao quanh thai nhi đang phát triển.

Khi lượng máu tiếp tục tăng lên, mẹ bầu có thể cảm thấy những triệu chứng như chóng mặt và đi tiểu thường xuyên, hay các tĩnh mạch phồng lên ở bàn tay và bàn chân hoặc chảy máu mũi. Nhưng lượng máu bổ sung này cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp bảo vệ em bé khi mẹ đứng lên hoặc nằm xuống, dự trữ cho lượng máu mất đi trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên, không nhất thiết do một nguyên nhân đáng báo động nhưng nó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai, vì vậy mẹ nên gọi cho bác sĩ ngay nếu bị ra máu quá nhiều.

Đây là thời điểm thích hợp cho mẹ bầu bắt đầu tìm hiểu về những loại xét nghiệm sàng lọc dị tật thai để có thể đón một em bé khỏe mạnh chào đời. Các dị tật thai như hội chứng Down có tính ngẫu nhiên nên tất cả các thai phụ đều có nguy cơ mang thai dị tật mặc dù tiền sử gia đình hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm sàng lọc giúp mẹ có cái nhìn chính xác và kịp thời về tình trạng của em bé trong bụng, từ đó chủ động đưa ra quyết định phù hợp. Nếu có thắc mắc, đừng ngần ngại hỏi BS hoặc tìm lời khuyên từ chuyên gia di truyền. Các kỹ thuật hiện đại ngày nay như xét nghiệm NIPT ihope có thể làm ngay tại tuần thứ 9 này với độ chính xác 99% khi phát hiện hội chứng Down.

Khi mang thai tuần 9, người mẹ sẽ bước sang tháng thứ ba của thai kỳ. Lúc này, những thay đổi trên cơ thể thai phụ không nhiều. Vì vậy, so với tuần 8 thì tuần 9 không có quá nhiều biến động. Tuy nhiên, thai nhi vẫn không ngừng phát triển và có những đặc điểm cần chú ý. Vậy những điểm đặc trưng của tuần mang thai này là gì? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

1. Mang thai tuần 9: Thai kỳ vẫn chưa thực sự ổn định

Mặc dù đã trải qua 8 tuần tương đương 2 tháng mang thai nhưng thai kỳ vẫn chưa thực sự ổn định. Đây vẫn là khoảng thời gian của tam cá nguyệt đầu tiên. Chính vì vậy, người mẹ không nên chủ quan với bào thai cũng như sức khỏe của mình.

Thai phụ mang thai tuần 9

Nếu không chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sức khỏe của người mẹ có thể bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, thai nhi của mẹ bầu mang thai tuần 9 vẫn cần được theo dõi, chăm sóc. Việc này được thực hiện gián tiếp thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt của người mẹ.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Ốm nghén khi mang thai

2. Những thay đổi của cơ thể người mẹ 

Khi mang thai tuần 9, quần áo của bạn mặc hàng ngày sẽ trở nên dần chật hơn. Bạn có thể cần mặc quần áo rộng thoáng để không cảm thấy khó chịu. Hệ thống mạch máu trong cơ thể phát triển để cung cấp máu cho thai nhi. Chính vì thế, bạn sẽ thấy những mạch máu của mình nổi rõ hơn.

Thai phụ có những thay đổi nhất định

Ngực của người mẹ sẽ dần đầy đặn hơn, hai núm vú chuyển sang màu sậm hơn. Những hạt Montgomery tiếp tục nổi rõ hơn tuần 8. Vòng eo của bạn sẽ to hơn một chút. Hormon thai kỳ tăng lên ở mức tối đa. Điều này có thể làm bạn cảm thấy không khỏe nhưng rất có lợi cho thai nhi.

3. Triệu chứng xuất hiện khi mang thai tuần 9

Trong khoảng thời gian mang thai tuần 9, người mẹ có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi nhiều hơn và thường xuyên hơn.
  • Buồn nôn nhiều hơn
  • Tâm trạng lâng lâng
  • Trong miệng có vị kim loại hơi khó chịu.
  • Đau căng vùng ngực.
  • Có thể bị đau đầu
  • Thèm một số món ăn nhất định như thịt, bánh ngọt, trái cây có vị chua,…
  • Khứu giác nhạy cảm hơn.
  • Âm đạo xuất hiện một ít dịch màu trắng đục. Có thể xuất huyết lượng rất nhỏ.
  • Chuột rút, đau ở bắp chân.
  • Da sạm đen hơn.
  • Tóc dày và sáng hơn
  • Đầy hơi và có cảm giác chướng bụng.
Mệt mỏi nhiều hơn

4. Sự thay đổi của thai nhi

Em bé của bạn [thai nhi] có kích thước vào khoảng 4,24 cm. Lúc này, em bé có độ lớn tương đương một quả dâu tây. Khuôn mặt của bé đã dễ nhận biết hơn. Đôi mắt được bảo vệ bởi mí mắt, một cái miệng nhỏ và hơn nữa là một cái lưỡi có khả năng vị giác cơ bản.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tiêm ngừa khi mang thai

Bàn tay và bàn chân đang dần hiện lên rõ nét hơn. Tuy nhiên, ngón tay và ngón chân chưa thực sự được phân chia rõ ràng. Trên bàn tay và bàn chân chỉ có những rãnh nhỏ.

Thai nhi khi người mẹ mang thai tuần 9

Tất cả các cơ quan nội tạng chính trong cơ thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đó là tim, não, phổi, thận và ruột. Xương đang bắt đầu hình thành. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, có lẽ bạn vẫn chưa biết được đó là bé trai hay bé gái. Mãi đến tuần thứ 18 – 21 thì bộ phận sinh dục mới hiện rõ.

Một số đặc điểm chính của em bé trong thời gian này bao gồm:

  • Đầu và cổ: Đầu thẳng và tròn hơn, khuôn mặt đang hình thành.
  • Mắt: Mắt bé vẫn nhắm, nhưng có đầy đủ sắc tố võng mạc.
  • Miệng: Bề mặt của lưỡi bây giờ sẽ có vị giác. Xương vòm miệng bắt đầu quá trình hợp nhất.
  • Tai: Đôi tai bên ngoài được phát triển đầy đủ, và dần dần rõ rệt hơn.
  • Bụng và xương chậu: Gan, lá lách và túi mật và ruột tiếp tục đi vào cơ thể từ dây rốn. Cơ quan sinh dục ngoài vẫn chưa rõ rệt.

5. Lời khuyên dành cho người mẹ

Nếu trong tuần thứ 8, người mẹ chưa khám thai thì thời điểm mang thai tuần 9 vẫn không quá muộn. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa sản để được khám thai toàn diện. Siêu âm thai sẽ giúp bạn biết được khá chính xác tuổi thai.

>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: Ra máu khi mang thai

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời tầm soát hội chứng Down [thời điểm giữa tuần 8 và tuần 12].

Những điều mà mẹ bầu nên làm:

  • Uống bổ sung axit folic với lượng 1.000mcg mỗi ngày
  • Bổ sung thêm canxi với lượng 800mg mỗi ngày
  • Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ nên dao động từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày
  • Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục nhẹ, yoga bầu, đi bộ
  • Bổ sung vitamin phức hợp bằng việc ăn trái cây: cam, bưởi, kiwi, táo, chuối…
Tập yoga dành cho bà bầu

Những điều mà người mẹ nên tránh:

  • Uống nhiều cà phê.
  • Thức khuya.
  • Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
  • Hút thuốc lá.
  • Ăn nhiều bánh ngọt, chất béo vì dễ gây tăng cân quá mức cần thiết.
  • Sử dụng những món ăn tái, chưa nấu chín, các loại thịt nguội.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thời điểm mang thai tuần 9. Từ đó, những mẹ bầu sẽ có kế hoạch cụ thể, khoa học để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Nếu chị em nào có kinh nghiệm về thời điểm mang thai này thì hãy chia sẻ cùng YouMed và bạn đọc nhé!

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Để biết được người mẹ mang thai tuần thứ 10 như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 10

Page 2

Nếu trong suốt thai kì bạn vẫn chưa nghe nhắc gì đến đái tháo đường thai kì thì tuần 24 là thời điểm thích hợp để mẹ bầu phải lưu tâm về vấn đề này. Bên cạnh đó, mang thai tuần 24 là lúc em bé phát triển tương đối lớn, và bé đã có […]

Bác sĩ TRẦN HOÀNG NHẬT LINH

Dần dần, các cơ quan của bé yêu đều trở nên hoàn thiện. Phổi bé bắt đầu những động thái đầu tiên trong hành trình trưởng thành. Bé cuối cùng cũng có thể đạt mốc nửa lạng còn da dẻ thì hồng hào và bớt nhăn nheo hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem bé phát […]

Bác sĩ TRẦN HOÀNG NHẬT LINH

Bé yêu đã lớn thêm 1 tuần tuổi nữa rồi đấy. Tuần này, bé cũng mang hình hài tương đối giống trẻ sơ sinh với kích thước tí hon. Bé vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn từng ngày. Cùng khám phá xem thai nhi tuần lễ này phát triển như thế nào và mẹ cần […]

Bác sĩ TRẦN HOÀNG NHẬT LINH

Thiên thần nhỏ nay đã 21 tuần tuổi. Cảm giác gắn kết giữa bạn và bé ngày càng rõ nét hơn. Nắm bắt những đặc điểm của con khi mang thai tuần 21 rất cần thiết để các mẹ chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. 1. Sự phát triển của thai nhi […]

Bác sĩ TRẦN HOÀNG NHẬT LINH

Mang thai tuần 35 là một trong những khoảng thời gian ổn định của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan vì có thể gặp những sự cố nhất định. Vậy thì trong thời gian này của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi ra sao? Có nét […]

Mang thai tuần 36 là một thời điểm khá bình yên của thai kỳ. Trong tuần lễ này, mẹ bầu vẫn không có gì thay đổi nhiều so với tuần 35. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ sẽ chủ quan mà không quan tâm đến bản thân. Vậy thì tuần mang thai […]

Mang thai tuần 39 là một trong những thời điểm rất ý nghĩa đối với hầu hết thai phụ. Trong tuần mang thai này, rất nhiều khả năng mẹ bầu sẽ chuyển dạ. Vậy thì trong tuần lễ này, mẹ bầu nên chú ý những điều gì? Em bé trong bụng có gì thay đổi […]

Mang thai tuần 37 chính là khoảng thời gian rất ý nghĩa. Đây là những tháng ngày cuối của thai kỳ. Mặc dù không có bất thường gì nhưng sự chuyển dạ sinh em bé có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy thì trong tuần lễ mang thai này, mẹ bầu nên chú […]

Mẹ đã trải qua khoảng 2 tuần kể từ tam cá nguyệt thứ hai. Bác sỹ có thể sẽ hẹn mẹ tái khám định kỳ vào tuần thai 18-22 để kiểm tra sức khỏe mẹ và siêu âm hình thái em bé. Khi mang thai tuần 16, bé sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ […]

ThS.BS NGUYỄN TRUNG NGHĨA

Và rồi thai phụ cũng đã đến thời điểm mang thai tuần 38. Lúc này đây, em bé trong bụng đã đủ tháng và sẵn sàng ra đời. Theo các bác sĩ chuyên khoa, em bé được sinh trong tuần thai từ 38 đến 42 là đủ tháng. Vì vậy, trong suốt tuần lễ này, […]

Bé yêu của gia đình đã đi được một nửa hành trình phát triển trong bụng mẹ. Mang thai tuần 20 quả thật diệu kì khi mẹ cảm nhận sự hiện diện rõ ràng nhất của con. Mẹ vui biết bao khi đặt tay lên bụng và nghe được cử động con quẫy đạp. Mẹ […]

Bác sĩ TRẦN HOÀNG NHẬT LINH

Video liên quan

Chủ Đề