Thế nào là cơ thể đơn bào cơ thể đa bào cho ví dụ

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào – Chân Trời Sáng Tạo

LuatTreEm xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào trong chương trình khoa học 6 để giúp các em củng cố kiến thức về cơ thể đơn bào, phân biệt cơ thể đơn bào và đa bào. Mời các em cùng tham khảo.

Quan sát hình ảnh cơ thể đơn bào

Hình 19.1. Cơ thể đơn bào

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic, …] vi khuẩn Escherchia coli [E. coli], vikhuẩn lao, …

Quan sát hình ảnh cơ thể đa bào

Hình 19.2. Cơ thể đa bào

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các loại tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút

Cơ thể động vật được cấu tạo từ các loại tế bào như: tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì, …

Ví dụ: Một số cơ thể đa bào: cây phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng, …

Bài 1: Hoàn thành các câu sau:

Cơ thể sinh vật được tạo thành từ [1]… hay [2]… [3]… như trùng roi trùng biến hình, [4]… có kích thước hiển vì và số lượng cá thế nhiều.

[5]… có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật, …

Hướng dẫn giải

[1] một tế bào, [2] nhiều tế bào, [3] Cơ thể đơn bào, [4] vi khuẩn, [5] Cơ thể đa bào.

Bài 2: Hãy hoàn thành các yêu cầu sau:

a] Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào.

b] Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thế đa bào.

c] Nêu điểm giống nhau giữa cơ thế đơn bào và cơ thể đa bào.

Hướng dẫn giải

a] Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đơn bào:

– Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào

– Tế bào có thể là tế bào nhân sơ học tế bào nhân thực.

b] Hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào:

Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào;

Tế bào nhân thực.

c]  Điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và đa bào:

– Đều là vật sống,

– Đơn vị cấu tạo nên cơ thể đều là tế bào gồm ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền [nhân tế bào hoặc dụng nhân]

Bài 3: Hãy chọn đáp án đúng.

a] Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.

B. hàng nghìn tế bào.

C. một tế bào.

D. một số tế bào,

b]… cơ thể đơn bào có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

A. Không có.

B. Tất cả.

C. Đa số.

D. Một số ít.

c] Cơ thể nào sau đây là đơn bào?

A. Con chó 

B. Trùng biến hình. 

C. Con ốc sên.

D. Con cua.

Hướng dẫn giải

a] Chọn đáp án: C

b] Chọn đáp án: D

c] Chọn đáp án: B

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nhận biết được cơ thể đơn bào và lấy được ví dụ minh hoạ.
  • Nhận biết được cơ thể đa bào và lấy được ví dụ minh hoạ.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật: 

    • A.
      Cảm ứng 
    • B.
      Dinh dưỡng 
    • C.
      Sinh trưởng và sinh sản
    • D.
      Tất cả các đáp án trên đều đúng
  • Câu 2:

    Quá trình cảm ứng của sinh vật là?

    • A.
      Quá trình cảm ứng của sinh vật là
    • B.
      Quá trình tạo ra con non
    • C.
      Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
    • D.
      Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  • Câu 3:

    Quá trình sinh vật lấy, biến đổi thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng gọi là:

    • A.
      Tiêu hóa. 
    • B.
      Hô hấp. 
    • C.
      Bài tiết. 
    • D.
      Sinh sản

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST.

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Luyện tập trang 92 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Luyện tập trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Vận dụng trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 1 trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 93 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.1 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.2 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.3 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.4 trang 65 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.5 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.6 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.7 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.8 trang 66 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.9 trang 67 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 19.10 trang 67 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Chân trời sáng tạo thuộc [Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào trong CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

Lời giải tham khảo:

Trong hình 19.1a, 19.1b, đặc điểm chung nhất của các cơ thể đơn bào là đều được tạo nên từ một tế bào.

Câu hỏi 2: Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?

Lời giải tham khảo:

Trong thực tế, không thể quan sát được trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường vì chúng có kích thước rất nhỏ, như một tế bào.

Câu hỏi 3: Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên.

Lời giải tham khảo:

Một số cơ thể đơn bào có trong tự nhiên là: trùng giày, tảo lục, trùng biến hình, vi khuẩn lao,...

II. CƠ THỂ ĐA BÀO

Câu hỏi 1: Em hãy nêu điểm khác về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?

Lời giải tham khảo:

Hình 19.1: chỉ có một tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật.

Hình 19.2: cơ thể sinh vật được cấu tạo từ nhiều những tế bào khác nhau.

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào đó sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Câu hỏi 2: Vẽ lại bảng và xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở: 

Lời giải tham khảo:

Câu hỏi 3: Kể tên một số cơ thể sinh vật mà em không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Lời giải tham khảo:

Một số cơ thể sinh vật mà không thể nhìn được bằng mắt thường ví dụ như: nấm, vi khuẩn lao, vi khuẩn E.coli, tảo,...

III. BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu: 

- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình

- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình

Lời giải tham khảo:

Điểm giống nhau: Đều cấu tạo nên từ tế bào.

Điểm khác nhau:

  • Cơ thể đa bào: được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào đều giữ các chứng năng khác nhau của cơ thể sống.
  • Cơ thể đơn bào: được cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó sẽ thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể sống.

Câu hỏi 2: Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ. Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Lời giải tham khảo:

Nhóm cơ thể đơn bào: bao gồm trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột.

Nhóm cơ thể đa bào: bao gồm cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.

Video liên quan

Chủ Đề