Thông điệp trong quảng cáo là gì

Những thông điệp quảng cáo hay là thông điệp tuy ngắn về mặt hình thức, câu chữ, hình ảnh, nhưng các tầng ý nghĩa mà nó thể hiện bên trong lại vô cùng rộng lớn. Chúng khiến cho người xem càng đọc càng thấm, càng phát hiện thêm nhiều điều lý thú ở bên trong.

1. Thông điệp quảng cáo là gì?

Trước khi muốn biết cách tạo ra những thông điệp quảng cáo hay thì bạn cần hiểu rõ được khái niệm về chúng. Vậy thông điệp quảng cáo là gì?

Thông điệp quảng cáo hiểu một cách ngắn gọn là nội dung chính về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu muốn gửi gắm tới công chúng. Có loại thông điệp cố định, cũng có loại thông điệp được sử dụng trong từng giai đoạn cụ thể của chiến dịch truyền thông tổng thể.

Thiết kế thông điệp quảng cáo không chỉ bằng câu từ, chữ viết mà còn có thể bao gồm cả hình ảnh hỗ trợ.

2. Thông điệp quảng cáo phải thể hiện được điều gì?

Những thông điệp quảng cáo hay cần đảm bảo được đầy đủ 3 yếu tố:

Kêu gọi hành động từ khách hàng [Call To Action]

Muốn thu hút được sự chú ý từ khách hàng, thông điệp cần có khả năng kích thích trí tò mò, khiến cho họ muốn tìm hiểu sâu hơn. Cách thức phổ biến để làm được điều này chính là đánh trúng tâm lý khách hàng, chỉ ra những băn khoăn, lo lắng trong lòng họ hay một vấn đề nhức nhối đang diễn ra trong xã hội.

Thể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm/doanh nghiệp

Đánh trúng tâm lý nhưng đừng quên người dùng sẽ chỉ có ý định tìm hiểu về một sản phẩm/dịch vụ khi nó có khả năng giải quyết tốt được vấn đề bạn đưa ra. Bởi vậy, giá trị là vấn đề cốt lõi phải được phô diễn, tôn vinh.

Khẩu hiệu riêng của doanh nghiệp

Rất nhiều thương hiệu đã được người tiêu dùng nhớ đến với câu slogan độc quyền. Ví dụ về thông điệp quảng cáo của Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt” đã được “đóng đinh” trong tâm trí biết bao khách hàng. Vì thế, cách tạo ra khẩu hiệu độc quyền cho doanh nghiệp, công ty của mình là vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng vị thế thương hiệu trên thị trường.

3. Các cấu trúc thông điệp quảng cáo

Sự sáng tạo về câu từ, hình ảnh trong mỗi một thông điệp quảng cáo là khác nhau. Tuy nhiên về cấu trúc xây dựng thông điệp có thể kể tới 4 cấu trúc quen thuộc và được sử dụng nhiều hơn cả bao gồm:

Cấu trúc tối giản

Đúng như tên gọi, cấu trúc của loại thông điệp quảng cáo này chỉ bao gồm 2 phần: chủ đề và thuật đề. Trong đó, phần chủ đề là phần nội dung chính cần truyền tải [tên thương hiệu, tính năng chính]. Còn phần thuật đề là sự lý giải, minh họa cho phần nội dung chính được rõ ràng, nổi bật hơn.

Ví dụ:

  • Epson: Sức mạnh trong sáng tạo
  • Hazeline cho vẻ đẹp tươi tắn như hoa
  • Vinamilk – sức khoẻ và trí tuệ

Cấu trúc diễn dịch

Phức tạp hơn một chút, thông điệp quảng cáo theo cấu trúc diễn dịch có 3 phần: chủ đề, thuật đề và họa đề. Ở đây, phần họa đề được bổ sung đóng vai trò minh họa cho phần thuật đề trước đó.

Ví dụ:

Fujifilm

Phim tuyệt hảo

Hình ảnh tuyệt đẹp

Cơ hội tuyệt diệu

Giải thưởng tuyệt vời

Phim duy nhất có 4 lớp màu

Cấu trúc quy nạp

Trong cấu trúc này, sự sắp xếp các thành phần được thay đổi như sau: họa đề – chủ đề – thuật đề. Thông điệp này mang tính chứng minh, dẫn dắt trước rồi mới kết luận về tính năng nổi bật của sản phẩm hay slogan của thương hiệu.

Ví dụ:

Bước chân Long Quân xuống biển.

Bước chân Au Cơ lên non.

Bước chân Tây Sơn thần tốc.

Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới.

Biti’s nâng niu bàn chân Việt.

Cấu trúc móc xích

Thứ tự trong cấu trúc thông điệp quảng cáo móc xích là: chủ đề – họa đề – thuật đề. Cấu trúc này đi thẳng vào nội dung chính, rồi đưa ra sự giải thích cụ thể rồi một lần nữa khái quát lại để khách hàng có thêm sự ghi nhớ.

Ví dụ:

Lipovitan Honey

Tuyệt vời hơn bắt kỳ loại nước giải khát nào vì có chứa nhiều taurine, mật ong thiên nhiên, vitamin B1, B2, B6 và các chất bổ dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường sinh lực và trí tuệ

Nước uống tăng lực Lipovitan Honey: cung cấp năng lượng bồi bổ cơ thể

Tham khảo về dịch vụ quảng cáo của chúng tôi

4. Cách xây dựng thông điệp quảng cáo

Những thông điệp quảng cáo hay có gì khác biệt so với thông thường. Liệu đó có phải là một sự “ăn may” khi tự nhiên ý tưởng “lóe” lên trong đầu? Nếu đang có những lầm tưởng như vậy thì đó chính là lý do mà bạn chưa có được thông điệp quảng cáo hay nhất cho minh.

Một thông điệp quảng cáo hay có thể được ví như một công trình nghiên cứu. Ở đây, người sáng tạo phải trả lời rất nhiều câu hỏi, có sự nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra được giải pháp tốt nhất.

Cụ thể, để sáng tạo được thông điệp quảng cáo, hãy trả lời những câu hỏi và đáp ứng những yêu cầu dưới đây:

  • Bạn biết rõ khách hàng của mình là ai.
  • Bạn biết chắc lý do khách hàng nên lựa chọn mình.
  • Xác định rõ mục tiêu chiến dịch đang sử dụng thông điệp quảng cáo này.
  • Đừng lòng vòng, hãy đi thẳng một cách thật ngắn gọn.
  • Tránh sử dụng từ ngữ không dứt khoát.
  • Luôn ở thế chủ động.
  • Trích lục lại ý kiến khách hàng cũ, số liệu chứng minh hiệu quả.

5. Ví dụ về những thông điệp quảng cáo hay

Dưới đây, Sixth Sense Media đã tổng hợp và sưu tầm một số những thông điệp quảng cáo hay trên toàn thế giới. Các thông điệp quảng cáo ấn tượng được truyền đi từ các sản phẩm, thương hiệu kinh doanh và cả các tổ chức, ban ngành làm nhiệm vụ tuyên truyền.

Có thể thấy, những thông điệp quảng cáo hay không nhất thiết lúc nào cũng phải đi thẳng vào vấn đề phục vụ mục đích bán hàng, tăng doanh số. Chúng còn có thể đại diện cho những ý nghĩa nhân văn để từ đó mà nhãn hàng được ghi nhớ, nhận được tình cảm tích cực từ người dùng.

Thông điệp truyền thông ấn tượng là những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng thông qua hình ảnh, slogan hay clip…Với hơn 1500 quảng cáo tương ứng với hơn 1500 thông điệp xuất hiện mỗi ngày,để tạo được một thông điệp truyền thông đủ nổi bật và để lại ấn tượng cho khách hàng là một điều không hề đơn giản. Vì thế, top 10 thông điệp truyền thông ấn tượng dưới đây có thể sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết vấn đề này hơn phần nào.

Thông điệp truyền thông là thông điệp ấn tượng bất kỳ nào đó mà một doanh nghiệp muốn hướng tới công chúng, khách hàng thông qua hình ảnh, slogan. Thông điệp thường gắn liền với tên gọi, sứ mệnh của doanh nghiệp đó. So với thông điệp nội dung thì thông điệp truyền thông ngắn gọn và đơn giản hơn nhiều.

Sự phát triển của mạng xã hội, đã ngày càng đưa công chúng tới nhiều hơn các thông điệp mỗi ngày. Trung bình một người có thể tiếp nhận tới 1500 thông điệp, do đó phải làm sao để thông điệp của bạn tới được công chúng, làm thế nào để họ nhớ đến bạn giữa các thông điệp khác không phải là điều dễ dàng. Vì thế những thông tin tiếp theo dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải quyết được những vấn đề trên.

Ví dụ về thông điệp truyền thông của Diana – Là Con gái thật tuyệt! hoặc thông điệp truyền thông của Nokia: “Connecting People”

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông mang đến sự thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi của khách hàng đối với thương hiệu. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu của mình được ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, ngoài yếu tố về cảm xúc họ còn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Ngoài ra, thông điệp truyền thông còn là cung cấp thêm nhiều thông tin cũng là động lực để khách hàng tiềm năng khai thác, tham khảo và tìm kiếm thêm nhiều thông tin hơn về sản phẩm, dịch vụ.

Nói đúng ra thì đi tìm Insight luôn là khởi điểm cho một thông điệp, một thông điệp giúp thương hiệu “bán được hàng”. Ai cũng biết Insight là sự thật ngầm hiểu, là nhu cầu hay vấn đề thầm kín mà khách hàng chẳng bao giờ nói ra hoặc thậm chí còn không biết tới cho đến khi được nhắc về nó.

Tuy quan trọng là thế, lại có rất nhiều người biết cách và quy trình tìm ra một Insight tốt, độc đáo khiến thương hiệu thực sự nổi trội vượt bậc so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là 4 bước cơ bản bạn có thể áp dụng:

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: không những về các tiêu chí cơ bản như tuổi tác, giới tính nghề nghiệp… mà còn bao gồm cả những vấn đề gặp phải, lí do họ mua sản phẩm…
  • Áp dụng xen kẽ nhiều hình thức như khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu, xin feedback,… Hãy liên tục tự đặt những câu hỏi “Tại sao” liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, đối thủ và khách hàng để đào sâu Insight nhất có thể
  • Tổng hợp Insight: Sau khi thu thập dữ liệu, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều Insight nhỏ, vụn vặt và điều bạn cần làm tiếp theo là nhóm chúng lại để có thể đưa ra một Insight lớn, bao quát hơn
  • Test insight: Đó hẳn là một cuộc điều tra Insight tốn công sức nhưng kết quả thì chưa chắc đã chính xác 100%. Vì vậy bạn cần test lại qua chiến dịch quảng cáo hay sản phẩm mới, chẳng hạn như phương pháp A/B testing.
    Và sau một loạt dữ liệu, giả thuyết và phân tích, khi  có trong tay một Insight hoàn hảo cho chiến dịch truyền thông, bạn có thể “nháp” thông điệp của mình. Hãy nhớ rằng nếu Insight là những nhu cầu, mong muốn, vấn đề [pain point] của khách hàng, thì thông điệp của bạn nên tập trung vào giải pháp. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể làm gì để đáp ứng nguyện ước của họ mới là thứ đáng nói trong thông điệp. Khách hàng luôn quan tâm và đi tìm một thứ rất thực tế: lợi ích cá nhân.

Mục tiêu phải đạt được trong mọi thông điệp truyền thông là gì? Đó chính là sự tin tưởng. Và hai cách để chiến thắng lòng tin từ khách hàng qua thông điệp truyền thông là gắn kết cảm xúc và độ chân thành trong từng ngôn từ.

Cảm xúc là thứ chi phối mạnh mẽ hành vi của con người. Do vậy, một thông điệp hấp dẫn phải khơi gợi và gắn kết một hoặc một vài nét cảm xúc với khách hàng. Kết quả nghiên cứu từ  Harvard Business Review 2015 chỉ ra có 10 cảm xúc ảnh hưởng lớn nhất đến động thái của người mua hàng hiện nay. Đó là cảm giác nổi bật , lạc quan, thỏa nguyện, tự do, phấn khích, an toàn, thành công, được khẳng định bản thân, thuộc về một nhóm hoặc cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường.

Tùy thuộc đặc trưng của từng nhóm ngành với các phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có những cảm xúc và mong đợi khác nhau. Ví dụ, đối với các sản phẩm công nghệ, người mua sẽ dễ đồng cảm hơn với những thông điệp về tự do, giải phóng cá nhân hay cảm giác được thuộc về một hội nhóm nào đó. Hay với ngành thực phẩm thì lại là thông điệp về an toàn. Bằng cách biết phân tích tâm lý đối tượng khách hàng rồi vận dụng những thủ thuật khơi gợi cảm xúc, các thông điệp truyền thông hay sẽ được truyền tải một cách mạnh mẽ và có sức lan tỏa hơn.

Ngôn từ của một thông điệp hiệu quả càng đơn giản càng tốt, “cắm rễ” sâu vào Insight khách hàng. Hãy dùng thông điệp đó với mục đích giả quyết vấn đề của khách hàng [Insight], chứ đừng nên khoa trương quảng cáo sản phẩm trong đó. Những từ ngữ mỹ miều sáo rỗng sẽ tạo nên hoài nghi nơi khách hàng “Liệu sản phẩm có thực sự tốt như vậy?”.

Đây là hai yếu tố tối quan trọng, luôn đi liền và tương tác với nhau trong truyền thông, hai chữ C đầu tiên trong nguyên tắc 7C [Clear và Concise]. Nếu muốn rõ ràng thì hãy ngắn gọn. Và để giữ cho thông điệp ngắn gọn thì phải rõ ràng trong nội dung truyền tải.

Một thông điệp hiệu quả chỉ nên bao trọn 1-2 ý tưởng cụ thể và kết thúc trong một câu ngắn gọn. Và trong một quảng cáo chỉ nên có đến 2 thông điệp về sản phẩm để tránh gây rối, trở nên phức tạp và mơ hồ. Khi ấy khách hàng cũng khó có thể tiếp thu thông tin và chọn lựa xem đâu mới là thông điệp chính. Do vậy, họ cũng sẽ dễ dàng quên luôn thông điệp của bạn.

Và một điều cấm kỵ khi viết thông điệp là những từ ngữ hay khái niệm trừu tượng, ẩn dụ và khó hiểu. Chính cái sự kiểu cách không cần thiết truyền tải thông điệp tới người dùng theo một đường vòng, gây bối rối. Hãy nhớ thông điệp hiệu quả cần ngắn gọn và dễ hiểu khiến người xem có thể nhận đoán ngay ra chỉ sau vài giây lướt qua nó.

Một thông điệp sẽ được bổ trợ bởi hình ảnh và ngôn từ. Vì vậy làm sao để hình ảnh hóa nó một cách thật hiệu quả và hấp dẫn? Bí quyết ở đây là keyword [từ khóa]. Giờ bạn đã có cho mình một thông điệp ưng ý, hãy nhặt ra đâu là từ khóa bạn muốn hướng tới và biểu diễn nó qua hình ảnh tấn công thị giác. Và từ chính từ khóa đó sẽ dẫn bạn đến những liên tưởng khác nhau để biểu diễn nó. Một từ khóa tốt sẽ vô cùng gợi mở, giúp bạn bay cao và xa trong cách thể hiện.

Hãy nhìn cách starbuck biểu diễn thông điệp: Luôn phải tỉnh táo là một việc khó khăn và cafe giúp mọi thứ trở nên dễ dàng.

Bởi vì “ý tưởng đầu tiên của bạn cũng là ý tưởng đầu tiên của người khác” vậy nên đào sâu nhất những ý tưởng của bạn vì bạn sẽ chẳng bao giờ biết bạn có thể “bay” xa đến đâu. Sau đó thì chọn những hình ảnh mang tính bất ngờ kiểu trào phúng và đôi phần táo bạo một chút cũng không sao, cứ miễn nó liên quan đến nội dung và cảm xúc truyền tải của thông điệp là được.

Về phần chữ thì vẫn luôn trung thành nguyên tắc muôn thuở ngắn gọn, cụ thể và bắt tai chút, đặc biệt với slogan/headline. Còn về phần hình, thì hãy cố chọn hoặc thiết kế sao cho điểm tập trung thật lớn và rõ ràng thì mới thực sự hút mắt.

>>> Có thể bạn chưa biết: Làm thế nào để có thể truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng mà không bị từ chối một cách phũ phàng?

Các bức hình thông điệp truyền thông xã hội thường cố gắng nêu bật những giá trị mà đa số chúng ta thường im lặng hoặc phớt lờ. Dưới đây là những thông điệp được truyền tải nhiều trên Internet.

  1. Bức hình nhằm kêu gọi bảo vệ động vật của quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế với thông điệp: “Pokemon là có thật. Hãy cứu lấy chúng”.

2. Tranh cổ động kêu gọi mọi người tham gia hiến máu với biểu ngữ: “Khi bạn hiến máu cũng là lúc bạn tiếp thêm nguồn sống cho người khác”.

3. Một dự án nhằm nâng cao nhận thức về sự cô đơn của người già: “Nỗi cô độc gây hại đến sức khỏe người già như việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày”.

4. Bức ảnh kêu gọi bảo vệ thiên nhiên tại Goiás, Brazil với thông điệp: “Đây là cách mà môi trường đang sống: Cố gắng chỉ để tồn tại”.

5. Bức tranh kêu gọi xã hội về “Tầm quan trọng của việc tạo ra thành phố thuận tiện cho cả những người tàn tật”.

6. “Lao động trẻ em: Nếu bạn không lên tiếng, nó sẽ không bao giờ chấm dứt” là thông điệp mà bức tranh muốn truyền tải.

7. Bức hình nhắc nhở mọi người về sự nguy hiểm của hút thuốc lá: “Mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ làm mất đi một chiếc răng”.

Như vậy MarketingAI đã đưa đến cho bạn những thông tin về thông điệp truyền thông là gì. Đặc biệt đã giới thiệu đến bạn những thông điệp truyền thông ấn tượng, sáng tạo nhất đến từ các thương hiệu. Mong rằng bạn có thể ứng dụng và tạo được slogan đầy thu hút.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thông điệp truyền thông của Coca-Cola: Bậc thầy làm quảng cáo sáng tạo

Nguồn: ThinkMarkus, brandvietnam

Video liên quan

Chủ Đề