Thuốc chữa bệnh tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ có thể nói là một trong những vấn đề bất tiện và gây khó chịu bậc nhất, đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ đã sinh nở nhiều lần. Vậy đây là căn bệnh như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Vài nét về tình trạng tiểu không tự chủ

1.1. Tiểu tiện không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ hay còn được biết đến với tên gọi khác như són tiểu đơn giản là tình trạng rò rỉ không kiểm soát của nước tiểu. Són tiểu thường phát sinh khi tham gia những hoạt động thể chất như tập thể dục, hoặc đôi khi là lúc lo hay hắt hơi. Tiểu són chủ yếu thường diễn ra ở phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ cao tuổi hoặc phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần.

Són tiểu là tình trạng rò rỉ không kiểm soát của nước tiểu

1.2. Phân loại tiểu tiện không tự chủ

Hiện nay, dựa vào triệu chứng và nguyên nhân, tiểu tiện không tự chủ được chia thành các nhóm chính như sau:

– Tiểu tiện không tự chủ do áp lực

Đây được hiểu đơn giản là sự rò rỉ của nước tiểu do áp lực trong bụng tăng đột ngột. Tác nhân chủ yếu của bệnh này chủ yếu là do các biến chứng sau sinh dẻ hoặc sự phát triển của viêm niệu đạo teo.

Ở tình trạng này, nước tiểu thường rỏ rỉ từ mức thấp đến trung bình. Điều thú vị là khác với các dạng tiểu tiện không tự chủ khác, loại bệnh này có thể gặp ở cả nam giới, cụ thể là với nhóm nam giới đã làm các thủ thuật như cắt tiền liệt tuyến toàn bộ. Ngoài ra, theo nghiên cứu từ các chuyên gia, xác suất mắc tiểu tiện không tự chủ do áp lực ở người béo phì cũng được ghi nhận là cao hơn người bình thường.

– Tiểu gấp không tự chủ

Có thể nói tiểu gấp không tự chủ là tình trạng phổ biến nhất của tiểu tiện không tự chủ, tình trạng này được ghi nhận thường xảy ra ở người cao tuổi nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Khi bị tiểu gấp không tự chủ, người bệnh gần như mất khả năng kiểm soát được thể tích nước tiểu mỗi khi có nhu cầu đi tiểu. Các triệu chứng phổ biến của dạng bệnh này là tiểu đêm và tiểu dầm [đái dầm] về đêm. Với phụ nữ khi về già âm đạo bị teo lại, kích thích niệu đạo gây ra tình trạng tiểu gấp.

Tiểu gấp không tự chủ là tình trạng phổ biến nhất của tiểu tiện không tự chủ

– Tiểu tiện không tự chủ do bàng quang đầy: Đây là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ do bàng quang đầy quá mức.

– Tiểu tiện không tự chủ chức năng

Đây là tình trạng thoát nước tiểu do sự suy giảm nhận thức. Bệnh nhân mắc tình trạng này thường mất khả năng nhận thức về nhu cầu cần đi tiểu của bản thân, đôi khi thậm chí không phân biệt được nhà vệ sinh ở đâu.

– Tiểu tiện không tự chủ phối hợp

Đây  là sự kết hợp của các loại són tiểu kể trên. Một số kết hợp phổ biến hơn cả có thể kể đến tiểu tiện không tự chủ do áp lực với tiểu tiện không tự chủ chức năng hay tiểu gấp không tự chủ áp lực với tiểu tiện không tự chủ do áp lực.

2. Nguyên nhân của tiểu tiện không tự chủ

Thay vì một loại bệnh, thực chất có thể nói són tiểu giống như một triệu chứng thì đúng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng són tiểu, đó có thể là những thói quen sai lầm hàng ngày vẫn tiếp dẫn trong sinh hoạt của chúng ta hoặc hệ quả của những bệnh lý kéo dài.

2.1. Nguyên nhân của tiểu không tự chủ tạm thời

Đối với triệu chứng tiểu tiện không tự chủ tạm thời, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:

– Sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, thức uống có ga

– Nhóm thực phẩm chứa nhiều caffeine

– Nhóm thực phẩm nhiều đường hoặc axit

– Một số loại trái cây như cam, quýt

– Lạm dụng vitamin C

– Một số bệnh lý như: Nhiễm trùng tiết niệu, táo bón…

2.2. Nguyên nhân của tiểu không tự chủ kéo dài

Đối với triệu chứng són tiểu kéo dài, nguyên nhân chính đến từ tình trạng sức khỏe hoặc những bệnh lý nền như:

– Mang thai: Việc thay đổi nội tiết tố do mang thai cũng như tăng trọng lượng cơ thể đột ngột có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát.

– Mãn kinh: Thời điểm mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra ít estrogen – một loại hormone có tác dụng bảo vệ niêm mạc bàng quang và niệu đạo luôn được khỏe mạnh.

– Phẫu thuật: Ở chị em đã trải qua các cuộc phẫu thuật liên quan đến hệ thống sinh sản của nữ hoàn toàn có nguy cơ cao bị tổn thương các cơ hỗ trợ sàn chậu. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân hàng dầu dẫn đến tình trạng són tiểu.

Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất từ các chuyên gia, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ són tiểu có thể bao gồm: Giới tính, tuổi tác hoặc cân nặng.

3. Tiểu tiện không tự chủ điều trị như thế nào?

Hầu hết các bệnh nhân khi mắc són tiểu đều không tự tin khi điều trị.Tin vui là nếu tình trạng chưa quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể chữa bệnh ngay tại nhà bằng các biện pháp như:

– Từ bỏ các thói quen xấu như: Hút thuốc hay nạp các chất kích thích vào cơ thể

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

– Thực hiện các bài tập Kegel về cơ xương chậu

– Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu

Thực hiện các bài tập Kegel là phương pháp hiệu quả điều trị tiểu tiện không tự chủ

– Sử dụng tampon thay thế cho các loại băng vệ sinh thông thường

Lưu ý rằng các biện pháp này chỉ được khuyên dùng khi tình trạng bệnh của bạn vẫn còn ở mức độ nhẹ. Ngược lại, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, ngay lập tức hãy đến thăm khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở uy tín để thực hiện xét nghiệm cũng như được lên phương án điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng với những kiến thức đã được chia sẻ ở trên, các bạn đã được cập nhật thêm những kiến thức hữu ích để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.


Chuyên gia tư vấn bệnh lý
Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Tiểu không tự chủ là bệnh lý gặp nhiều ở đối tượng người cao tuổi. Vậy nhưng hiện tượng này đang có dấu hiệu trẻ hóa từng ngày, để lại nhiều phiền toái và bức bối cho người bệnh. Bài viết sau, chúng tôi sẽ mách bạn 4 cách trị bệnh tiểu không tự chủ hiệu quả mà đơn giản đến bất ngờ. 

Cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả mà đơn giản.

Bệnh tiểu không tự chủ là gì? Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Làm thế nào chữa bệnh tiểu không tự chủ hiệu quả, đơn giản nhất? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và đi tìm câu trả lời. Tuy nhiên, trước khi phân tích kỹ về vấn đề này, chúng ta cần hiểu rõ một vài điểm tổng quan về bệnh lý tiểu không tự chủ. 

Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ là bệnh gì? Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ – TTND Đinh Ngọc Sỹ, tiểu tiện không tự chủ hay còn gọi là tiểu không kiểm soát bản chất là “ sự rò rỉ nước tiểu một cách không kiểm soát mỗi khi gắng sức”.

Bệnh này khiến cho người mắc phải cực kỳ xấu hổ, tự ti, lâu dần sinh ra mệt mỏi, cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, tiểu không tự chủ còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tiềm ẩn đằng sau.

Ngoài triệu chứng đi tiểu không kiểm soát, người bệnh có thể phải đối mặt thêm với một số biểu hiện khác như khó tiểu, tiểu không tự chủ vào ban đêm, mắc tiểu không nín được, tiểu dầm, đau khi tiểu, căng tức và khó chịu vùng bụng dưới, bàng quang.

Bệnh đi tiểu không tự chủ: Nguyên nhân, cách điều trị

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thường gặp

Tiểu không tự chủ có thể kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Đái không tự chủ do nguyên nhân ngắn hạn

Nếu hiện tượng tiểu không tự chủ chỉ diễn ra vài ngày, sau đó tự khỏi, bạn có thể nghĩ đến một số nguyên nhân điển hình sau:

  • Thường xuyên ăn uống thiếu khoa học. Chế độ ăn thiếu chất xơ, vitamin, chất khoáng. Ngoài ra, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng cũng có thể trở thành tác nhân gây ra tiểu mất kiểm soát.
  • Sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, caffein, thức uống có gas, soda,… Chất này có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang, dẫn tới đi tiểu không tự chủ.
  • Một số thực phẩm chứa nhiều acid hoặc đường. Nhất là các trái cây như quýt, cam, chanh có thể gây rối loạn đường tiểu.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc như lợi tiểu, an thần, thuốc giãn cơ,….
  • Táo bón: Trường hợp bệnh nhân gặp phải hiện tượng táo bón sẽ có nguy cơ cao bị tiểu mất kiểm soát. Bởi hậu môn khá gần niệu đạo, nên chúng sẽ có mối liên hệ cực kỳ mật thiết với nhau.
Tiểu không tự chủ do nguyên nhân ngắn hạn

Nguyên nhân dài hạn dẫn đến dấu hiệu đi tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ kéo dài sẽ gây ra vô vàn phiền toái cho người bệnh. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh sẽ để lại khá nhiều bệnh lý và hệ lụy với sức khỏe.

  • Mãn kinh: Phụ nữ độ tuổi mãn kinh thông thường sẽ sản xuất ít estrogen. Lúc này, người bệnh sẽ bị tổn thương niêm mạc bàng quang, niệu đạo gây ra tình trạng đi tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu ở nữ giới. 
  • Sinh con: “ Cửa sinh là cửa tử” là câu nói cửa miệng của nhiều người. Quả đúng như vậy, sinh con là quá trình thiêng liêng, vậy nhưng điều này có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ sau này, đặc biệt là rối loạn đường tiểu. Mẹ có thể bị tiểu không tự chủ khi mang thai và cả sau khi sinh bé. 
  • Tuổi tác: Lão hóa khiến chức năng bàng quang bị suy giảm. Bên cạnh đó, khả năng co thắt bàng quang sẽ bị suy yếu dần khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu mất kiểm soát, đái dầm, tiểu đêm, tiểu không tự chủ ở người già,….Trẻ em chưa tự ý thức được vấn đề đi tiểu dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Bệnh gặp chủ yếu ở đối tượng nam. Khi tuyến này bị tổn thương sẽ dẫn tới tình trạng đi tiểu không tự chủ ở nam giới mà đặc biệt là tình trạng són tiểu đêm, tiểu không hết. 
  • Ung thư tiền liệt: Tiểu không tự chủ có thể là hệ lụy của bệnh ung thư tuyến tiền liệt nguy hiểm.
Nguyên nhân dài hạn dẫn đến dấu hiệu đi tiểu không tự chủ

Mách bạn 4 cách chữa tiểu không tự chủ đơn giản, hiệu quả

Có nhiều cách trị bệnh tiểu không tự chủ hiệu quả. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí 4 cách phổ biến và đơn giản nhất, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.

Thuốc chữa bệnh tiểu không tự chủ bằng Tây Y

Để chữa bệnh tiểu không tự chủ, rò rỉ nước tiểu ở nam giới và nữ giới thông thường bác sĩ sẽ kê đơn nhiều loại thuốc Tây Y để giảm nhanh triệu chứng. Thuốc này được đánh giá là hiệu quả và thuận tiện cho người bệnh. Dưới đây là một số nhóm thuốc cơ bản, bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc kháng sinh: Một số thuốc kháng sinh chính gồm Quinolon, Beta – lactamin,… được coi là thuốc đặc trị chứng đi tiểu không tự chủ, mất kiểm soát. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, hoạt chất trong các thuốc trên có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng Cholinergic: Một số thuốc nhóm này gồm Tolterodine, Oxybutynin hay Darifenacin,… có thể dùng để giãn bàng quang, hỗ trợ giảm nhanh tiểu không tự chủ. Tuy vậy, thuốc này gây tác dụng phụ như miệng khô, táo bón, mỏi mắt,…
  • Thuốc kháng Hormone lợi tiểu Desmopressin: Nhiều nghiên cứu khẳng định, hoạt chất này có tác dụng tương đương như Vasopressin, có tác dụng kháng lợi tiểu trong cơ thể. Thuốc được dùng chủ yếu trong các trường hợp tiểu không kiểm soát, rò rỉ nước tiểu ban đêm.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng trong một số trường hợp điển hình như đi tiểu nhiều, rò rỉ nước tiểu do stress, căng thẳng, tiểu không tự chủ ở nữ giới,… Thuốc thuộc nhóm này gồm: Imipramine, Duloxetine,…
  • Thuốc Duloxetine: Thuốc chứa hoạt chất có khả năng ức chế sự hấp thụ Serotonin – Norepinephrine. Sau đó tác động lên hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó chúng có khả năng điều chỉnh và kiểm soát cơ vòng của bàng quang hiệu quả.
  • Thuốc nội tiết tố Estrogen: Suy giảm nội tiết là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu không tự chủ ở phụ nữ đằng sau thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, bổ sung nội tiết tố lúc này là cực kỳ cần thiết.
Cách trị tiểu không tự chủ – Thuốc chữa bệnh tiểu không tự chủ bằng Tây Y

Trị tiểu không tự chủ bằng thuốc Tây có ưu điểm chính là dễ dùng, hiệu quả nhanh, tiết kiệm thời gian điều trị. Vậy nhưng, thông thường chúng sẽ để lại nhiều tác dụng không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh sau này. 

Bởi vậy, bạn không nên tự ý sử dụng hay lạm dụng quá mức thuốc điều trị tiểu không kiểm soát bằng Tây y. Hãy tham khảo kỹ ý kiến của Bác sĩ, Dược sĩ có chuyên môn trước khi dùng bạn nhé!

Thuốc trị bệnh tiểu không tự chủ Đông y

Dưới đây là một số cách điều trị tiểu không tự chủ bằng thuốc Nam, bạn có thể tham khảo.

Thuốc Nam chữa tiểu không tự chủ – Giá đỗ

Có thể nói là giá đỗ là thực phẩm cực kỳ quen thuộc và được dùng nhiều trong thực đơn của các gia đình Việt hiện nay. Món ngon này không chỉ dồi dào dinh dưỡng mà còn có công dụng giải độc, thanh nhiệt vô cùng hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng có cảm giác đi tiểu không hết ở nữ. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Các bước thực hiện:

Bước 1: Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Thêm giá đỗ vào nồi. Thêm nước vừa đủ. Luộc chín lên

Bước 3: Gạn bỏ bã, giữ lại phần nước. Thêm đường phèn.

Người bệnh bị tiểu không tự chủ nên sử dụng bài thuốc giá đỗ ngày 2 – 3 lần.

Thuốc Nam chữa tiểu không tự chủ – Giá đỗ

Râu ngô, kim tiền thảo – Bài thuốc điều trị tiểu không tự chủ

Kim tiền thảo và râu ngô là các “ vị thuốc” có tác dụng tốt cho bệnh lý đường tiểu. Hai thảo dược này kết hợp với nhau sẽ tạo thành bài thuốc có công dụng lợi tiểu, giải độc, giảm nhanh chứng đi tiểu không tự chủ, được nhiều người lựa chọn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Một nắm râu ngô
  • Một nắm kim tiền thảo

Các bước thực hiện:

Bước 1: Kim tiền thảo và râu ngô chuẩn bị kể trên, rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào nồi. Thêm nước vừa đủ.

Bước 3: Đun nhỏ lửa, gạn lấy nước uống hàng ngày.

Người bệnh tiểu không tự chủ nên sử dụng bài thuốc trên ngày 3 cốc sáng – trưa – tối để nhanh chóng đào thải độc tố ra ngoài. Thực hiện liên tục khoảng 1 – 2 tuần. 

Mẹo chữa són tiểu – Bài thuốc điều trị tiểu không tự chủ với râu ngô

Thuốc trị tiểu không tự chủ – Đậu đỏ, mề gà

Mề gà, đậu đỏ là những thực phẩm được nhiều người yêu thích và lựa chọn, đặc biệt với người bị tiểu không tự chủ. Hai món này kết hợp với nhau sẽ đem lại công dụng xoa dịu bàng quang, hỗ trợ làm lành các tổn thương niêm mạc,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 cái mề gà
  • Một ít đậu đỏ
  • Gia vị vừa đủ

Các bước thực hiện:

Bước 1: Mề gà sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. 

Bước 2: Thái nhỏ mề gà. Sau đó cho đậu đỏ và mề gà vào nồi. Đun nhỏ lửa khoảng 20 – 30 phút. 

Bước 3: Khi hỗn hợp trên chín nhừ, bạn nêm nếm các gia vị vừa đủ.

Người bệnh tiểu không tự chủ nên ăn món này ngày 1 lần để cải thiện nhanh chóng dấu hiệu bệnh.

Thuốc trị tiểu không tự chủ – Đậu đỏ, mề gà

Châm cứu điều trị tiểu không tự chủ hiệu quả

Châm cứu có thể chữa trị tiểu không tự chủ hiệu quả, nhất là với trường hợp rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc ho, vận động mạnh. Châm cứu có tác dụng tăng cường các cơ sàn chậu, có hiệu quả chữa són tiểu ở phụ nữ và cả nam giới. Đây là nghiên cứu được công bố trên trang UPI – Trung Quốc. 

Nói vậy để thấy rằng, đây là phương pháp khá hữu hiệu mà bạn có thể tham khảo để cải thiện chứng bệnh này.

Vậy chấm cứu là gì? Châm cứu hiểu một cách đơn giản là kỹ thuật châm kim vào da. Mục đích để kích thích các huyệt đạo trong cơ thể. Kỹ thuật này cực kỳ có lợi với bệnh nhân táo bón, rối loạn tiểu tiện hoặc trầm cảm, ốm nghén,…

Một nghiên cứu được thực hiện trên 500 người phụ nữ có độ tuổi trung bình là 55 gặp phải hiện tượng tiểu không tự chủ. Nhóm đối tượng này phải trải qua 18 buổi thực hành châm cứu, điện cơ bằng kích thích điện.

Kết quả bất ngờ rằng, chỉ hơn 6 tuần điều trị, có đến ⅔ số trường hợp giảm được 50% hoặc nhiều hơn về lượng nước tiểu bị rỉ ra ngoài. Những người này cảm thấy dễ chịu, thoải mái và không hề phải nhận một tác dụng phụ nào.

Châm cứu điều trị tiểu không tự chủ hiệu quả

Cách chữa bệnh đi tiểu không tự chủ bằng thảo dược thiên nhiên

Bảo Niệu Đức Thịnh – bài thuốc điều trị rối loạn đi tiểu được bào chế từ bài thuốc cổ phương gia truyền 200 năm theo đúng nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ.

Với những thảo dược quý như: Ích trí nhân, đương quy, đảng sâm, hoàng kỳ, thỏ ty tử, phục thần, viễn chí, bạch linh, bạch mao căn, cam thảo theo đúng tỉ lệ, kết hợp chặt chẽ với nhau đánh trực diện vào nguyên nhân gây bệnh.

Sản phẩm giúp bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, khôi phục chức năng chế ước bàng quang từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu không tự chủ, rối loạn đường tiểu,…

Với những thành công đạt được, Bảo Niệu Đức Thịnh đã vượt qua hàng ngàn hồ sơ nhận được bằng khen và cúp vàng “Top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng Đất Việt 2019” do chính người tiêu dùng bình chọn.

Hiện nay, Bảo Niệu Đức Thịnh được bán với giá 885.000 đồng/ lọ 60 viên. Sản phẩm đang chương trình tri ân khách hàng: Chiết khấu 33% chỉ còn 575.000 đồng/ lọ và Mua 4 hộp tặng 1 hộp. 

>>> XEM THÊM:

Tiểu không tự chủ sau sinh dấu hiệu chớ coi thường

Tiểu không tự chủ ở bà bầu và những sự thật được tiết lộ

Đi tiểu không tự chủ ở nữ giới là bệnh gì

Đi tiểu không tự chủ ở nam giới có nguy hiểm không

Tiểu không tự chủ vào bạn đêm có nguy hiểm không? Chữa thế nào?

Điều trị bệnh tiểu không tự chủ cần lưu ý gì?

Chữa bệnh đi tiểu không tự chủ ngoài các phương pháp kể trên, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Bạn biết không, nhiều nghiên cứu cho thấy, thừa cân có thể ảnh hưởng đến khả năng điều tiết chức năng bài tiết nước tiểu của hệ thống tiết niệu. Do vậy, hãy đảm bảo cân nặng ở mức phù hợp để hạn chế hiện tượng đi tiểu mất kiểm soát bạn nhé! 

Nước giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của bàng quang. Vậy nhưng, uống quá nhiều nước sẽ gia tăng áp lực lên cơ quan này gây ra tình trạng tiểu nhiều, tiểu mất tự chủ.

Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…. có thể gây nên rối loạn phản xạ tiểu tiện. Không những thế, chúng có thể tương tác với một số thuốc Tây gây tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn cần đảm bảo, cơ thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày. Điển hình như vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết.

Điều trị bệnh tiểu không tự chủ cần lưu ý gì?

Tóm lại, bài viết trên, chúng tôi đã bật mí 4 cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả. Với những thông tin này, hy vọng bạn đọc sẽ biết cách để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh đường tiểu. Để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ Hotline: 0839.898.089, các chuyên gia sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề