Thủy đậu và phỏng dạ có giống nhau không

Thủy đậu (còn được gọi là phỏng rạ, trái rạ) là loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Nhìn chung, đây là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên một số trường hợp vẫn bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng chống căn bệnh này?

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Để nắm được cách phòng tránh bệnh, trước tiên chúng ta cần hiểu nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu và những biểu hiện thường gặp. Có thể nói, đây là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính với tốc độ lây lan nhanh chóng. Nguyên nhân gây ra bệnh đó là do virus Varicella Zoster tấn công vào cơ thể con người, đặc biệt là thông qua hệ hô hấp.

Virus lây nhiễm từ người qua người khi bạn tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân khi họ ho, hắt xì hoặc chất dịch của mụn nước trên bề mặt da. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng nếu như bạn dùng chung đồ cá nhân như bàn chải, quần áo với người mắc bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Người phụ nữ mắc bệnh phỏng rạ trong giai đoạn mang thai cũng có thể lây nhiễm bệnh cho con, nguy hiểm hơn, con trẻ có khả năng bị dị tật cao. Trong đó, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để virus sinh sản, phát triển và lây nhiễm.

Virus thủy đậu có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau

Tất cả mọi người đều có thể trở thành bệnh nhân thủy đậu nếu không biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân. Trong đó, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém là đối tượng chủ yếu mà virus hướng tới. Vì bệnh lây lan trực tiếp giữa người với người cho nên tốc độ lây nhiễm cao và có nguy cơ bùng phát dịch, khó kiểm soát.

Thông thường, người bệnh sẽ bình phục và khỏi bệnh nếu được điều trị trong khoảng từ 1 - 2 tuần. Đặc biệt, hầu hết những người từng mắc căn bệnh này hiếm khi tái mắc bệnh, bởi vì hệ miễn dịch có khả năng sinh ra kháng nguyên chống lại sự tấn công của virus. Tuy nhiên, đối với một vài người có hệ miễn dịch kém, virus gây bệnh vẫn tồn tại trong hệ thần kinh và hình thành bệnh Zona.

2. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh nhân mắc thủy đậu

Vậy khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ trải qua những giai đoạn này của bệnh, các triệu chứng biểu hiện như thế nào? Bình thường, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính và các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng từ 10 - 20 ngày. Đó là thời kỳ khởi phát, toàn phát và cơ thể hồi phục.

Trong giai đoạn đầu tiên, virus mới tấn công vào cơ thể nên chúng ta sẽ không thấy các triệu chứng rõ rệt, những biểu hiện của bệnh đôi khi khiến bạn lầm tưởng rằng mình đang bị cảm cúm. Một số triệu chứng thường gặp đó là: sốt nhẹ, đau nhức đầu, cơ thể mỏi mệt. Ngoài ra, bệnh nhân phỏng rạ cũng thấy nhiều vết phát ban đỏ xuất hiện trên da.

Bệnh nhân thủy đậu có thể khỏi bệnh trong vòng 1 đến 2 tuần

Giai đoạn này kéo dài từ 1 - 2 ngày, bạn nên theo dõi những dấu hiệu của cơ thể và đi khám để được điều trị sớm. Như vậy, bệnh sẽ không có các diễn biến phức tạp và không lây lan trong cộng đồng.

Sang đến giai đoạn toàn phát, chúng ta bắt đầu cảm nhận được những triệu chứng rõ rệt nhất. Trên nền ban đỏ xuất hiện mụn phỏng nước, nếu như mụn vỡ ra thì chất dịch lây lan và hình thành mụn ở các phần da khác. Vì thế, tất cả mọi bộ phận trên cơ thể đều xuất hiện mụn nước, đặc biệt là tay, lưng, mặt,… Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao hơn, đau nhức đầu và các cơ.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân nên đi khám và điều trị để kiểm soát tình trạng, mức độ nhiễm bệnh. Bởi vì, nếu không được điều trị đúng cách, mụn nước sẽ ra tăng kích thước, dễ bội nhiễm. Nguy hiểm hơn, bạn có thể bị nhiễm trùng huyết và một số biến chứng khác. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan rằng phỏng rạ là bệnh lành tính mà không quan tâm, chăm sóc điều trị kịp thời.

Bệnh nhân không nên gãi làm cho nốt mụn nước vỡ ra và lây lan sang vùng da khác

Sau một thời gian được điều trị, tình trạng bệnh sẽ dần được cải thiện, bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi, các nốt mụn nước tự vỡ, khô và bong vảy. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian cơ thể phục hồi, người bệnh cố gắng dùng thuốc bôi có tác dụng trị sẹo, thâm để ngăn chặn nguy cơ bị sẹo do các nốt mụn nước để lại. Lưu ý: không sử dụng cho trẻ em và giai đoạn toàn phát của bệnh.

3. Điều trị bệnh phỏng rạ như thế nào?

Chắc hẳn rất nhiều người quan tâm tới việc điều trị và chăm sóc người bệnh trong thời gian bị Bệnh thủy đậu. Đối với vấn đề điều trị bệnh, cách tốt nhất đó là sử dụng dung dịch, cream có tính chất sát trùng để bôi trực tiếp lên các nốt mụn nước, lưu ý là chúng ta hạn chế làm vỡ các nốt mụn, tránh tình trạng lây lan.

Căn bệnh này vốn được biết đến là một căn bệnh truyền nhiễm, tốc độ lây lan nhanh chóng, vì thế bệnh nhân nên được cách ly trong thời kỳ toàn phát để tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Ngoài ra, người thân trong gia đình tuyệt đối không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người đang mắc bệnh.

Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng dung dịch có tính sát trùng bôi trực tiếp lên nốt mụn nước

Trong thời gian mắc bệnh, cơ thể người bệnh rất yếu vì vậy nên hạn chế ra đường, tránh gió cẩn thận. Bởi vì gió lạnh có thể khiến cho tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Khi vệ sinh cơ thể, bạn nên lưu ý sử dụng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh trên làn da làm cho các nốt mụn nước vỡ và lây lan sang những vùng da xung quanh.

4. Cách phòng tránh bệnh phỏng rạ

Trước sự lây lan nhanh chóng của bệnh phỏng rạ hay thủy đậu, chúng ta cần thực hiện các biện pháp gì để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh? Trên thực tế, các phòng chống bệnh thủy đậu hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện nay, tất cả trẻ em đều được tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh khi đủ 12 tháng tuổi.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho em bé, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiện đầy đủ.

Cách để phòng bệnh hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin

Có thể nói, chủ động tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho em bé và những người thân xung quanh. Nếu như bạn không may mắc bệnh, đừng chủ quan mà hãy đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Có như vậy, chúng ta mới tránh nguy cơ lây nhiễm cho mọi người và giảm khả năng bị biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu và phỏng dạ có giống nhau không

Căn bệnh ngoài da này khiến cho chúng ta phải chịu những hậu quả nặng nề về tổn thương da sau khi bệnh biến mất.

Theo y học thì bệnh thủy đậu (phỏng rạ, bỏng rạ, trái rạ) thường xuất hiện nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Thủy đậu do virut gây ra, bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác: lây qua đường hô hấp, hoặc lây do mụn nước vỡ ra. Thủy đậu thường gặp nhất là ở trẻ em.

Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn, thủy đậu thuộc phạm vi các chứng bệnh như: Thủy hoa, thủy bào, thủy sang, thủy chẩn… Theo cổ nhân, bệnh phát sinh là do phong nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua mũi miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng chủ yếu đến hai tạng phế và tỳ, và phế chủ bì mao nên tà khí trước tiên phát tiết ở ngoài da tạo nên các mụn nước trên mặt và toàn thân. Thủy đậu ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì chế độ ăn uống, kiêng kị có vai trò rất quan trọng. Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp giảm những biến chứng do thủy đậu gây ra.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bị thủy đậu:

Những thực phẩm nên kiêng khi bị thủy đậu:

-Chuối tiêu

-Thịt gà: đặc biệt là da gà vì có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu.

-Đồ nếp: xôi, bánh trưng, …làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu

-Cá chép

-Mỡ lợn

-Đồ ăn khó tiêu, được chế biến dưới dạng chiên, rán, xào có nhiều dầu mỡ.

-Các loại gia vị có tính kích ứng cao: như ớt, hạt tiêu.

Những thực phẩm nên ăn khi bị thủy đậu:

-Cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là các loại nước ép từ trái cây tươi. Nước trái cây ngoài việc bổ sung nước cho cơ thể nước cho cơ thể và các chất dinh dưỡng trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nước ép trái cây bổ dưỡng bao gồm nước ép cam và nước ép cà rốt. Các loại trái cây như cam, dưa hấu, kiwi, chuối, và đào sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết sau khi lành bệnh.

-Giữ một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh bao gồm nhiều rau tươi và trái cây tươi trong chế độ ăn. Các loại thức ăn này giàu vitamin A và C, bio-flavonoid là cần thiết. Các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Nước chanh rất có lợi cho người bị bệnh vì giúp giảm nhiệt dộ cơ thể. Một số loại rau tốt cho bệnh nhân thủy đậu: Cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua đều rất tốt cho người bệnh thủy đậu. Rau bina chứa một lượng kẽm cần thiết.

-Đối với những người bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

Chú ý giữ vệ sinh cá nhân: Bệnh nhân thủy đậu không nên kiêng tắm, cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, có thể tắm nhanh bằng nước ấm, tắm nhẹ nhàng tránh để bóng nước bị vỡ ra. Những mụn nước bị vỡ ra nên bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.

Pv

Thủy đậu mà một bệnh cấp tính và có khả năng lây lan rất cao, tuy nhiên hiện nay vẫn có khá nhiều người chưa biết rõ về bệnh này, thắc mắc rằng thủy đậu có phải là trái rạ, phỏng dạ không. Để giúp bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về loại bệnh này thì ngay sau đây quantumcare.vn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay.

Bệnh thủy đậu có phải là trái rạ, phỏng dạ không?

Thủy đậu hay còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như bỏng rạ, phỏng dạ, cháy rạ, trái rạ. Dù gọi với những cái tên khác nhau nhưng nhìn chung thì đây đều là những cái tên để gọi một căn bệnh. Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoter gây ra, nó có khả năng lây lan rất cao và có thể trở thành dịch.

Bệnh thủy đậu có thể mắc phải ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi khác nhau từ trẻ em cho đến người lớn, gái trai đều có thể bị bệnh. Tuy nhiên chủ yếu mắc bệnh nhiều nhất vẫn là trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai, những người có hệ miễn dịch yếu đều rất dễ bị bệnh.

Bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng như khó thở, ho ra máu, tím tái, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng đường huyết, co giật, rối loạn tâm thần, hôn mê và thậm chí là tử vong. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thủy đậu có khả năng tử vong lên đến 30%.

Thủy đậu và phỏng dạ có giống nhau không
Bệnh thủy đậu

Phụ nữ mang thai có hệ  miễn dịch khá kém và nếu mắc phải bệnh thủy đậu thì có thể bị sảy thai, khiến thai nhi bị dị tật như dị tật tim, chứng đầu nhỏ, dị dạng sọ,…  Bệnh có khả năng lây nhiễm cho nên mọi người nên đi tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh tốt nhất. Những người đã bị rồi thì thường sẽ không mắc bệnh lại.

Xem thêm: Bị thủy đậu có nên xông không

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một trong những căn bệnh có triệu chứng dễ nhận biết nhất. Khi bị thủy đậu thì người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi, trên da xuất hiện những nốt ban đỏ. Ban đầu ban đỏ mọc ở vùng đầu, mắt rồi bắt đầu lan ra toàn thân.

Các vết ban đỏ sẽ nổi mụn nước có đường kính từ 1 – 3 mm, các mụn nước sẽ càng ngày càng to lên, nếu bị nhiễm trùng thì mụn sẽ có màu đục chứa mủ. Lúc này virus gây bệnh thủy nằm nằm ở trong các mụn nước và có nhiều trong hầu họng của người bị bệnh.

Hai ngày đầu trước khi phát ban thì bệnh đã có khả năng lây truyền, vào những ngày sau thì mụn nước bắt đầu mọc lên. Bệnh thủy đậu thường kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày, trong 3 tuần kể từ khi mọc mụn nước thì người bệnh vẫn có khả năng lây lan bệnh cho người khác. Chỉ cần người không mắc bệnh tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt mụn nước của người bệnh thì vẫn có thể bị lây nhiễm hoặc cũng có thể lây qua đường hô hấp.

Phân biệt bệnh thủy đậu với các bệnh sởi, đậu mùa, tay chân miệng

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều người mắc phải bệnh thủy đậu, thường thì con số này nhiều nhất là vào tháng 3. Thủy đậu được cho là một loại bệnh khá lành tính, tuy nhiên nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì rất có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như để lại thâm sẹo về sau.

Thủy đậu và phỏng dạ có giống nhau không
Mụn nước của bệnh thủy đậu

Hiện nay có khá nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa bệnh thủy đậu với các loại bệnh khác như bệnh sởi, đậu mùa, tay chân miệng. Việc nhầm lẫn này có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu, vừa không giúp bệnh mau chóng lành lặn mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh tình trạng này thì ngay sau đây quantumcare.vn sẽ đi phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh sởi, đậu mùa và tay chân miệng.

Phân biệt bệnh thủy đậu và sởi

Đối với bệnh sởi thì đây là loại bệnh có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi, nổi hạch, đau mắt đỏ, sưng đau khớp và nổi ban đỏ. Các vết ban đỏ thường sẽ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, các vết ban đỏ xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể. Mọi người đều có khả năng mắc bệnh sởi, có khả năng lây nhiễm và nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong vì không chữa trị kịp thời.

Phân biệt bệnh thủy đậu và đậu mùa

Nếu bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoter gây nên thì bệnh đậu mùa do vi rút Variola thuộc loài Orthopoxvirus gây ra. Bệnh đậu mùa có triệu chứng như khó chịu, đau đầu, sốt cao, đau lưng dữ dội, có thể có đau bụng, buồn nôn và phát ban sau 2 – 4 ngày. Ban đầu những vết ban của bệnh đầu mùa ở dạng các vết dát, sau đó là mụn nước và phát triển thành mụn mủ. Sau 3 -4 tuần thì các nốt mụn mủ sẽ đóng vẩy và bong tróc, có thể để lại sẹo lồi hoặc rỗ.

Phân biệt bệnh thủy đậu và tay chân miệng

Đối với bệnh tay chân miệng thì cũng xuất hiện các mụn nước trên da, các mụn nước này có hình bầu dục và thường mọc ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, khuỷu tay. Các mụn nước này thường không gây đau tuy nhiên những nốt mụn, vết loét có thể xuất hiện ở trong miệng, điều này khiến cho các bé trở nên lười ăn, khó chịu và quấy khóc. Nếu trong trường hợp sốt cao và xuất hiện triệu chứng nặng thì tốt nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Quantum Care – Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu tốt nhất

Nếu bạn hoặc người thân, con em mình mắc bệnh thủy đậu thì tốt nhất là nên đưa đến gặp bác sĩ để chữa trị, Ngoài sử dụng thuốc uống bác sĩ đã cấp thì còn phải kết hợp điều trị tại nhà. Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, kiêng các loại thức ăn có thể ảnh hưởng đến bệnh đồng thời bạn có thể sử dụng thuốc điều trị các vết thương ngoài da.

Thủy đậu và phỏng dạ có giống nhau không
Smart Skin và baby Skin

Với các sản phẩm của Quantum Care bao gồm Baby Skin (dùng cho trẻ em) và Smart Skin (dùng cho người lớn) sẽ giúp các vết mụn nước do bệnh thủy đậu gây ra mau khô, lành da và không để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ cho làn da của bạn. Bạn chỉ cần dùng sản phẩm Smart Skin hoặc Baby Skin để xịt trực tiếp lên vết thương, dùng khoảng 3 – 4 lần/ngày. Sử dụng đều đặn khoảng 4 – 5 ngày thì bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

Sản phẩm của Quantum Care khá nhỏ gọn, tiện lợi và bạn có thể mang đi bất kì đâu mà không sợ cồng kềnh, nặng nề. Sản phẩm có khả năng tiêu diệt khoảng 1.000 loại vi khuẩn khác nhau, áp dụng công nghệ sản xuất hạt nano thông minh sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối. Ngoài hỗ trợ điều trị các vết thương do thủy đậu gây ra thì các sản phẩm của Quantum Care còn hỗ trợ điều trị bệnh sởi, bệnh tay chân miệng, bệnh zona, vết thương do kiến ba khoan đốt, ong đốt,…

Thủy đậu có khá nhiều tên gọi khác nhau do vậy bạn nên nắm rõ những điều này, đồng thời cũng nên biết cách phân biệt với các loại bệnh lây nhiễm khác. Thông qua những gợi ý, thông tin mà bài viết đưa ra, hi vọng bạn đã có thể tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thủy đậu có phải là trái rạ, phỏng dạ không?

Có thể bạn quan tâm: