Bài tập kỹ thuật sấy có lời giải năm 2024

Sấy là một khâu quan trọng trong dây chuyển công nghệ, được sử dụng phổ biến ở nhiều ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – hải sản. Sấy không chỉ đơn thuần là tách nước và hơi nước ra khỏi vật liệu mà là một quá trình công nghệ phức tạp, đòi hỏi vật liệu sau khi sấy phải đảm bảo chất lượng theo một chỉ tiêu nào đó với mức chi phí năng lượng (diện năng, nhiệt năng) tối thiểu. Chẳng hạn, khi sấy gỗ thì không được nứt nẻ, cong vênh hoặc khi sấy thực phẩm thì phải đảm bảo giữ được màu sác, hương vị và chất lượng của sản phẩm

Để thực hiện quá trình sấy người ta sử dụng một hệ thống các thiết bị gồm thiết bị sấy (TBS) như buồng sấy, hầm sấy, thấp sấy...; thiết bị đốt nóng tác nhân sấy (TNS) trong các calorifer, thiết bị lạnh để khử ẩm TNS, bơm quạt và một số thiết bị phụ khác. Đương nhiên, trong hệ thống đó, TBS là quan trọng nhất. Trong cuốn sách này hệ thống thiết bị để thực hiện một quá trình sấy nào đó được gọi là hệ thống sấy (HTS) kèm theo đặc trưng của TBS, ví dụ HTS buống, HTS hầm v.v...

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm với mức chi phí năng lượng tối thiểu, trong mỗi loại HTS (HTS buổng, HTS hầm v.v...) khi sấy một sản phẩm nhất định phải có chế độ sấy thích hợp. Chế độ sấy được hiểu là quy trình tổ chức quá trình trao đổi nhiệt ẩm giữa TNS và vật liệu sấy (VLS), độ ẩm trước và sau quá trình sấy của VLS, nhiệt độ và độ ẩm của TNS vào ra TBS, thời gian sấy tương ứng v.v... Tóm lại, chế độ sấy rất quan trọng và luôn gắn với một HTS cụ thể với một VLS cụ thể. Do đó, khi thiết kế một HTS để sấy một VLS nào đó với năng suất đã cho, trước hết, phải chọn chế độ sấy thích hợp. Chọn chế độ sấy cho một HTS thường được thực hiện theo kinh nghiệm. Trong cuốn sách này, sau phần giới thiệu kết cấu của HTS, tính toán cân bằng nhiệt ẩm cho TBS, tác giả giới thiệu một số chế độ sấy đã được sử dụng trong sản xuất hoặc đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đây là một trong những khác biệt quan trọng của KỸ THUẬT SẤY so với các tài liệu tham khảo hiện có.

Nội dung cơ bản khi tính toán cân bằng nhiệt-ẩm của một HTS là tính toán quá trình sấy lý thuyết sau khi chọn được kết cấu TBS và tính toán quá trình sấy thực. Trong các tài liệu hiện có, các tính toán này thường được thực hiện nhờ sự trợ giúp của đồ thị 1-d. Sử dụng đồ thị I-d cho phép chúng ta có cái nhìn trực quan sự thay đổi trạng thái TNS trong quá trình trao đổi nhiệt ẩm với VLS. Tuy nhiên, với kỹ thuật tính toán nhờ máy tính cá nhân (máy xách tay hay máy cầm tay) như hiện nay thì việc tính toán quá trình trao đổi nhiệt ẩm khi thiết kế một HTS bằng giải tích không cần sử dụng đồ thị I-d tỏ ra thuận tiện và thích hợp hơn, đặc biệt khi thay đổi chế độ sấy. Cơ sở của phương pháp giải tích tính cân bằng nhiệt-ẩm của TBS đã được tác giả để cập trong giáo trình Tính toán và thiết kế HTS (NXB Giáo dục, 2001, 2003).

Khác với các tài liệu khác, trong cuốn sách này tác giả sử dụng phương pháp giải tích để tính toán các quá trình sấy lý thuyết và thực tế. Khi giới thiệu kết cấu của mỗi loại HTS đều có các ví dụ tính toán chính xác quá trình cân bằng nhiệt ẩm của TBS đó. Khi tính toán quá trình sấy thực thì việc tính toán các tổn thất ra môi trường qua kết cấu rất phức tạp. Vì vậy, sau khi cho ví dụ tính toán chính xác, tác giả có đưa ra các nhận xét và cách tính toán sơ bộ, đơn giản.

Khi biên soạn, tác giả có sử dụng nhiều tài liệu tham khảo đã được công bố, nhiều báo cáo khoa học của bản thân và các cộng sự cũng như của nhiều tác giả khác trong các hội nghị, hội thảo. Vì vậy, trong phần tài liệu tham khảo chỉ ghi những tài liệu đã được in ấn và phát hành rộng rãi. Rất mong các đồng nghiệp thông cảm.

Với các đặc điểm riêng biệt trên đây, KỸ THUẬT SẤY là tài liệu giúp tính toán và thiết kế một HTS cho các kỹ sư nói riêng và độc giả nói chung khi thiết kế hoặc lựa chọn phương án sấy. Khi biên soạn, tác giả bám sát các yêu cầu của chương trình khung về kỹ thuật sấy của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được thông qua nên cuốn sách này có thể dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng.

Tuy đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Mọi ý kiến xin gửi về Công ty Cổ phần sách Đại học – Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên – Hà Nội hoặc Bộ môn Kỹ thuật nhiệt, Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Tác giả xin chân thành cảm ơn và trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm hoàn thiện cuốn sách này trong những lần tái bản sau.

  • 1. THUẬT SẤY THỰC PHẨM Các thông số cơ bản của không khí ẩm5.2 Tĩnh học quá trình sấy5.3 Khái niệm chung5.1 Động học quá trình sấy5.4 Thiết bị sấy5.5
  • 2. chung Sấy: là quá trình tách nước (ẩm) ra khỏi vật liệu bằng nhiệt. - Bức xạ - Dẫn nhiệt - Đối lưu nhiệt - Năng lượng điện trường cao tần Mục đích: giảm khối lượng của vật liệu, tăng độ bền và tăng thời gian bảo quản Quá trình sấy diễn ra gồm quá trình trao đổi nhiệt và quá trình trao đổi chất. Bản chất quá trình sấy là quá trình khuếch tán
  • 3. nhân tạo Các phương pháp làm khô vật liệu: - Phương pháp cơ học - Phương pháp hoá học (hoá lý) - Phương pháp nhiệt
  • 4. khảo sát trong quá trình sấy Tác nhân sấy (không khí ẩm) Vật liệu sấy (nguyên liệu, sản phẩm)
  • 5. lực học: xác định thông số đầu vào, ra của tác nhân sấy, vật liệu sấy dựa trên PT cân bằng vật chất-năng lượng, từ đó xác định được lượng vật liệu, tác nhân sấy và lượng nhiệt cho quá trình sấy. Động lực học: khảo sát biến thiên độ ẩm vật liệu theo thời gian, tính chất, cấu trúc vật liệu, điều kiện thủy động lực học tác nhân sấy… từ đó xác định tốc độ sây, thời gian sấy thích hợp
  • 6.
  • 7. số cơ bản của không khí ẩm Không khí ẩm: hỗn hợp của hơi nước và không khí - Nhiệt độ bầu khô (tk) - Nhiệt độ bầu ướt (tư) - Nhiệt độ điểm sương (ts) - Độ chứa hơi (d hoặc y, kgẩm/kgkkk) - Độ ẩm tương đối của không khí φ=pA/PA 0≤φ ≤ 100% hoặc 0≤φ ≤ 1
  • 8. số cơ bản của không khí ẩm Hàm nhiệt (enthalpy): H (kcal/kgkkk, kj/kgkkk) P: áp suất riêng phần hơi nước trong không khí ẩm (at, mmHg)
  • 9. khí ẩm (Mollier, Ramzin)
  • 10. Xác định elthalpy và hàm ẩm, P, tư, ts không khí ở 60oC và φ =0,3. 2. Tìm hàm ẩm, φ, P, tư, ts biết không khí ở 50oC và H =150kj/kgkkk.
  • 11. quá trình sấy Nguyên lý hoạt động:
  • 12. vật chất Đặt: x: độ ẩm vật liệu trên căn bản vật liệu ướt [kgẩm/ kgvlư] X: độ ẩm vật liệu trên căn bản vật liệu khô [kgẩm/ kgvlk] LK: lượng vật liệu khô tuyệt đối, kg hay kg/s L1, L2: lượng vật liệu trước và sau khi sấy, kg, kg/s x1, x2: độ ẩm vật liệu trước và sau khi sấy (theo VL ướt) x = 𝐿1−𝐿 𝐾 𝐿1 .100 (%ẩm/kgvlư ; X = 𝐿1−𝐿 𝐾 𝐿 𝐾 .100 (kgẩm/kgvlk LK=L1(1-x1) = L2(1-x2) (5.3) L1 = L2(1-x2)/(1-x1) hoặc L2 = L1(1-x1)/(1-x2) (5.4) Lượng ẩm tách ra: W = L1 - L2 (5.6)
  • 13. vật chất Lượngkhôngkhíkhôcầnthiết: G = 𝑊 𝑑2−𝑑1 [kg, kg/s] Lượngkhôngkhíkhôriêng(lượng KK cầnđểbốchơi1kg ẩm: g = 𝐺 𝑊 = 1 𝑑2−𝑑1 = 1 𝑑2−𝑑0 [kgkkk/kgẩm] d0=d1 : độ ẩm tác nhân trước và sau khi đun nóng (do đun nóng không tách ẩm cũng như không ngưng tụ. d2 : độ ẩm tác nhân ra (mang ẩm từ vật liệu ra ngoài) G:Lượng không khí khô tuyệt đối quá TB sấy: Gd2 = Gd1 + W
  • 14. năng lượng Định luật bảo toàn năng lượng: ∑năng lượng vào = ∑ năng lượng ra
  • 15. năng lượng
  • 16. năng lượng Q: tổng nhiệt cung cấp cho thiết bị sấy Nhiệt lượng cung cấp riêng (lượng nhiệt cần để tách 1kg ẩm cho máy sấy), ta chia (5.12) cho W:
  • 17. năng lượng Lượng nhiệt tiêu tốn chung: Ta có: Nhiệt tiêu hao riêng cho calorife: ∆: lượng nhiệt bổ sung thực tế = nhiệt bổ sung chung – nhiệt tổn thất chung
  • 18. và sấy thực tế: Sấy lý thuyết: Khi ∆ = 0 hay là = nên ta có: Cân bằng nhiệt cho bộ phận đốt nóng (calorife): không khí tăng nhiệt độ t0->t1, H0->H1, lưu lượng không khí là g: qs=g(H1-H0) So sánh (5.17) và (5.18) ta được: H2=H1
  • 19. và sấy thực tế: B C Đồ thị biểu diễn sấy lý thuyết AB: giai đoạn đốt nóng KK BC: sấy lý thuyết
  • 20. và sấy thực tế: Sấy lý thuyết: khi ∆ ≠ 0 nên H2 ≠ H1
  • 21. và sấy thực tế: Sấy lý thuyết: khi ∆ ≠ 0 nên H2 ≠ H1 ABC2: sấy thực tế ABC1: sấy thực tế
  • 22. Xác định các thông số còn lại của không khí ở trạng thái A(24oC, φ =0,7) được đốt nóng trong calorife lên B(90oC). A(24oC, φ =0,7, d=0,13kg/kgkkk, H=54kgj/kgkkk) B(90oC, H=126kj/kgkkk 2. Xác định các thông số tại các điểm A, B, C, suất lượng dòng không khí khô và công suất nhiệt một thiết bị sấy lý thuyết bốc hơi 100kgẩm/h từ vật liệu sấy nếu không khí ban đầu A (t0=15oC, φo=0,8) được đốt nóng lên trạng thái B trong calorife và được đưa vào buồng sấy. Trạng thái cuối không khí ra khỏi buồng sấy là C(t2=44oC, φo= 0,5)
  • 23. dẫn: A(t0=15oC, φo =0,8, d0=0,009kg/kgkkk, H0=40kj/kgkkk) B(t1= oC, H1=H2=121kj/kgkkk, d1=do C(t2=44oC, φ2 =0,5, d2=0,03kg/kgkkk, H0=121kj/kgkkk) g= 1 𝑑2−𝑑0 = 1 0,03−0,009 = 47,6 𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘/𝑘𝑔ẩ𝑚bốchơi Nhiệtlượngtiêutốnriêng: qs= 𝐻2−𝐻0 𝑑2−𝑑0 = 121−40 0,03−0,009 = 3880 𝑘𝑔𝑗/𝑘𝑔ẩ𝑚 Suấtlượngdòngkhôngkhíkhô: G= 𝑊. 𝑔 = 47,6.100 = 4760 𝑘𝑔𝑘𝑘𝑘/h Côngsuấtnhiệt: Q= 𝑊. 𝑞𝑠 = 100.3880 = 388000 𝑘𝑗 ℎ = 108𝑘𝑊
  • 24. thức sấy 5.3.3.1. Sấy có bổ sung nhiệt trong phòng sấy Lượng nhiệt cần thiết cho toàn bộ quá trình sấy được cung cấp ở bộ phận đốt nóng và nhiệt bổ sung ngay trong phòng sấy. Ta bỏ qua lượng nhiệt (Σq - ctvlđ) thì toàn bộ lượng nhiệt cung cấp cho quá trình sấy (q=qs+qb) là một đại lượng không đổi. Ta có những trường hợp sau: - Đường AB1C biểu diễn quá trình sấy không có bổ sung nhiệt → q = qs (vì qb = 0) - Đường AB2C biểu diễn quá trình sấy có bổ sung nhiệt. Lượng nhiệt ở bộ phận đốt nóng làm cho enthalpy của không khí tăng từ H0 → HB2, lượng nhiệt bổ sung trong phòng sấy làm cho enthalpy của dòng khí tăng từ HB2 →H.
  • 25. thức sấy - Đường AB3C biểu diễn quá trình sấy có bổ sung nhiệt, trong đó nhiệt độ không khí được giữ không đổi trong suốt quá trình sấy và bằng tc - Đường AC biểu diễn quá trình sấy không có bộ phận đốt nóng, toàn bộ lượng nhiệt cần thiết q được cung cấp ngay trong phòng sấy, nhiệt độ không khí thấp nhất. Ứng dụng: thích hợp sấy những vật liệu không chịu được nhiệt độ cao.
  • 26. thức sấy
  • 27. thức sấy 5.3.3.2. Sấy có đốt nóng giữa chừng
  • 28. thức sấy Đặc điểm: nhiệt độ phòng sấy không giảm nhanh, chế độ sấy điều hòa hơn, thích hợp sấy những vật liệu không chịu được nhiệt độ cao.
  • 29. thức sấy 5.3.3.3. Sấy có tuần hoàn khí thải
  • 30. thức sấy Không khí ra khỏi phòng sấy có trạng thái biểu diễn bởi điểm C(H2, t2, d2, φ2), thải đi một phần, còn một phần quay trở lại trộn lẫn với không khí ban đầu biểu diễn bởi điểm A(H0, t0, d0, φ0) tạo thành hỗn hợp mới tại M(HM, tM, dM, φM). Hỗn hợp tại M được gia nhiệt lên điểm B1 rồi đi vào phòng sấy AMB1C biểu diễn quá trình sấy có tuần hoàn khí thải với nhiệt độ tối đa của không khí là tB1 thấp hơn nhiệt độ của không khí khi sấy đốt nóng một lần ban đầu Ưu điểm: nhiệt độ của tác nhân sấy thấp hơn nhiều so với không tuần hoàn, độ ẩm trung bình của tác nhân lớn hơn so với không tuần hoàn, thích hợp sấy những vật liệu dễ bị biến dạng trong quá trình sấy ở nhiệt độ cao, hàm ẩm thấp (như đồ gốm, sành, sứ,…)
  • 31. thức sấy Hòa trộn 1 kg không khí khô ban đầu trộn lẫn với n kg không khí tuần hoàn: A M C H0 HM H2 d0 dM d2 dM= 𝑑0+𝑛𝑑2 1+𝑛 ℎ𝑎𝑦 𝑛 = 𝑑 𝑚−𝑑0 𝑑2 −𝑑𝑀 HM = 𝐻0 +𝑛𝐻2 1+𝑛 Lượng khôngkhíđivàomáysấy: Gn= 𝑊 𝑑2−𝑑𝑀 hay Gn=G(1+n) Trongđó: G=W/(d2-d0) Nhiệt tiêu tốn ở calorife: Qs = Ln (H1-HM)
  • 32. thức sấy 5.3.3.4. Sấy bằng khói lò - Sấy khói lò thường được sử dụng khi vật liệu sấy cho phép sấy ở nhiệt độ cao và không yêu cầu phải giữ vệ sinh. - Khói lò sử dụng làm tác nhân sấy thường chứa 1 lượng tro bụi nhất định nên phải được làm sạch trước khi vào phòng sấy. - Nhiệt độ của khói lò thường rất cao, vượt quá nhiệt độ cho phép của vật liệu sấy nên phải trộn lẫn khói lò với không khí lạnh để điều chỉnh nhiệt độ khói lò. - Sấy bằng khói lò có ưu điểm tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí thiết bị do không dung thiết bị đun nóng gián tiếp ở calorife như khi sấy bằng không khí nóng.
  • 33. quá trình sấy 5.4.1 Các giai đoạn của quá trình sấy - Tốc độsấy: làlượngẩmthoátratrênmộtđơnvịdiệntíchbềmặtvậtliệ usấytrongmộtđơnvịthờigian, kýhiệuN: N= 𝒅𝑾 𝑺𝒅𝒕 , kgẩm/m2.h - Nước trong vật liệu: tồn tại 2 dạng, dạng ẩm tự do và ẩm liên kết. Quá trình sấy chỉ tác được ẩm tự do và một phần ẩm liên kết.
  • 34. nhiệt vật liệu lên tư - BC: sấy đẳng tốc, nhiệt độ vật liệu ổn định - CD: sấy giảm tốc, nhiệt độ vật liệu tăng dần lên tk
  • 35. sấy b. Đường cong tốc độ sấy 5.4.2 Đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy
  • 36. sấy Các nhóm trình bày những vấn đề sau: 1. Cấu tạo 2. Nguyên lý hoạt động 3. Ưu nhược điểm 3. Ứng dụng trong CNTP, cho ví dụ cụ thể
  • 37. sấy 5.5.1 Hầm sấy
  • 38.
  • 39.
  • 40. sấy
  • 41. sấy 5.5.2 Sấy băng tải
  • 42. sấy
  • 43. sấy
  • 44. sấy 5.5.3 Sấy khí thổi
  • 45. sấy 5.5.4 Sấy tầng sôi
  • 46. sấy
  • 47. sấy 5.5.6 Sấy thùng quay
  • 48. sấy
  • 49. sấy
  • 50. sấy
  • 51. sấy thùng quay
  • 52. sấy 5.5.6 Sấy phun
  • 53. sấy
  • 54. sấy
  • 55. sấy