Tiếng anh bằng abc là gì

Theo đó, từ ngày 15-1-2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ… theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị loại bỏ.

Tuy nhiên, thông tư mới ban hành nêu rõ: Các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng. Các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15-1-2020 sẽ tiếp tục được thực hiện đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Như vậy, sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30-1-1993 của Bộ trưởng GD&ĐT ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C) dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam.

Sau này, dù có nhiều quy định mới về đánh giá năng lực ngoại ngữ nhưng loại chứng chỉ A, B, C vẫn tồn tại một cách không cần thiết. Những người đi thi lấy loại chứng chỉ A, B, C này đa phần là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức. Trong khi đó, việc cấp các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C từ lâu đã bị thả nổi và không bảo đảm chất lượng, không phản ánh được thực chất năng lực người học. Nhiều người không có kiến thức về ngoại ngữ nhưng có thể dễ dàng nhận được chứng chỉ bằng cách... nộp tiền.

Mới đây, tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội, phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về vấn đề cán bộ, công chức nói chung, giáo viên nói riêng đang phải “chịu đựng” những quy định rườm rà, phi lý về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, quy định liên quan đến nâng hạng, tiêu chuẩn nghề nghiệp... Tại phiên chất vấn này, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua thực tiễn, Bộ nhận thấy, với giáo viên nói riêng và công chức, viên chức nói chung, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết. Bởi những yêu cầu này cần lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng chức năng nghề nghiệp và cũng đã được Bộ GD&ĐT quy định trong chuẩn giáo viên.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành Thông tư số 20/2019-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Giải thích thêm về thông tư này, một đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Thông tư số 20/2019, kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như: Đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ,… theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ không còn được áp dụng.

Điều này đồng nghĩa các trung tâm, cơ sở giáo dục sẽ phải dừng tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (trình độ A, B, C) từ ngày 15.1.2020.

Còn các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.

Đồng thời, các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày 15.1.2020 sẽ tiếp tục được thực hiện đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Như vậy, sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C, thời gian qua Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ này. Báo Lao Động cũng có kiến nghị đã đến lúc cần "khai tử" các loại chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C. Tồn tại 26 năm qua, hoạt động thi, cấp chứng chỉ loại này ngày càng bát nháo.

Theo tìm hiểu của Lao Động, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C) dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam. Sau này, dù đã ban hành các quy định mới về đánh giá năng lực ngoại ngữ cho người Việt tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng loại chứng chỉ A, B, C vẫn được cho tồn tại.

Toàn cảnh phóng sự điều tra gian lận thi chứng chỉ, "giấy phép con hành giáo viên, ciên chức".

Trong quá trình thâm nhập điều tra, phóng viên chứng kiến câu chuyện “dở khóc dở cười” của những người đi thi lấy loại chứng chỉ A, B, C này. Đa phần họ là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức.

Họ thừa nhận không biết và không có kiến thức về tiếng Anh, nhưng “cực chẳng đã” phải nộp tiền đi thi. Vì những tấm chứng chỉ này là “giấy thông hành” để viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sau đó không biết dùng vào việc gì.

“Nếu bỏ các chứng chỉ khi thực hiện xét thăng hạng thì tốt quá, nhưng mãi mà người ta không bỏ”, “Tốt nhất là bỏ, không cần chứng chỉ ấy nữa”, “muốn xét thăng hạng, chúng tôi còn bao nhiêu tiêu chuẩn, phải đủ năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phải nỗ lực không ngừng trong quá trình giảng dạy, đó mới là những tiêu chuẩn thực chất nhất chứ không phải mấy chứng chỉ học và thi cấp tốc kia”… đây là những tâm sự của viên chức, giáo viên về vấn đề văn bằng, chứng chỉ trong thi nâng ngạch, thăng hạng. Từ những mong muốn, nguyện vọng của giáo viên, chúng tôi thực hiện loạt bài về vấn đề này.

Và trên hành trình đó, mỗi ngày chúng tôi lại nhận được thêm sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên, viên chức trên cả nước để cùng góp tiếng nói mạnh mẽ để có thể loại bỏ những chứng chỉ chỉ có tác dụng làm đẹp hồ sơ.

A1 A2 B1 B2 C1 C2 là gì?

CEFR phân chia thành 6 trình độ tiếng Anh với 3 nhóm cấp độ. Bắt đầu từ Basic (căn bản) từ A1 – A2; Independent (độc lập) từ B1 – B2; Proficient (thông thạo) từ C1 – C2. Để bạn có dễ hình dung hơn, có thể quy đổi từng trình độ tiếng Anh sang điểm thi IELTS. Level B1 thì bắt đầu dao động từ IELTS 4.0 – 5.0.

tiếng Anh tương đương ABC là gì?

Cơ bản (Elementary level) – Tương đương trình độ A. Trung cấp (Intermediate level) – Tương đương trình độ B. Nâng cao (Advanced level) – Tương đương trình độ C.

tiếng Anh trình độ C tương đương toeic bao nhiêu?

Theo Mục 4 QĐ 66/2008/QĐ-BGDĐT đã quy định rõ ràng bằng tiếng Anh trình độ C tương đương Toeic 305-450 điểm, tương đương với IELTS 4.0-4.5.

Bằng tiếng Anh A1 tương đương toeic bao nhiêu?

Chuyển đổi từ một cấp độ tiếng Anh sang cấp độ khác.