Tiêu chảy có nên uống vitamin C

Dấu hiệu nhận diện tiêu chảy cấp do virut

Tiêu chảy cấp do siêu vi thường diễn biến điển hình như sau: Đầu tiên trẻ có nôn, nôn nhiều khoảng nửa này. Giai đoạn này trẻ có vẻ rất mệt, mặt tái xanh, lả người sau mỗi lần nôn. Tiếp theo xuất hiện đi ngoài phân nước, không có máu. Khi tiêu chảy xuất hiện thì trẻ sẽ giảm hoặc hết nôn. Thông thường, trẻ tiêu chảy nhiều trong 3-4 ngày đầu tiên, có khi đến chục lần/ngày. Sau đó giảm dần và phân đặc hơn và thường tự khỏi sau một tuần.

Trong suốt thời gian bị bệnh nhìn chung tổng trạng của trẻ khá tốt. Nếu được bù nước và chăm sóc đúng cách, em bé vẫn tỉnh táo, chơi được.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, trẻ có thể gặp triệu chứng sốt (có thể nhẹ hay cao) và có thể có biểu hiện viêm long hô hấp trên.

Những lưu ý khi điều trị tại nhà

Trong tiêu chảy cấp do virut, điều trị quan trọng số một đó là bù nước. Các biện pháp điều trị khác như men vi sinh hoặc thuốc giảm tiết đường ruột… chỉ là biện pháp bổ sung.

Bù nước: Nước được ưu tiên là dung dịch oresol. Với một gói này, cần phải pha chuẩn với 200ml hoặc 1.000ml nước đun sôi để nguội (tùy từng loại gói có qui định cách pha tỷ lệ cụ thể trên nhãn), không được pha đặc hơn hoặc loãng hơn. Người chăm sóc trẻ cần lưu ý, sau mỗi lần trẻ đi tiêu chảy thì cần cho trẻ uống dung dịch này và chỉ uống từng muỗng nhỏ hoặc ngụm nhỏ. Cứ từ từ bền bỉ như vậy cho đến khi trẻ từ chối thì ngừng, không nên ép trẻ phải uống sẽ tạo tâm lý cho trẻ sợ và phản ứng lại mỗi khi phải uống thuốc.

Tiêu chảy có nên uống vitamin C
Điều trị cho trẻ tại nhà, quan trọng nhất là bù nước, ưu tiên là dung dịch oresol.

Do nước oresol có vị lợ, đa số trẻ không thích uống nếu trẻ không quá khát. Trường hợp trẻ không thích uống oresol, thì nước dừa là một lựa chọn thay thế tốt, tiếp theo là nước lọc. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt công nghiệp. Nước trái cây khác cũng có thể uống nhưng nên hạn chế đặc biệt những loại có nhiều vitamin C.

Việc bù nước được thực hiện xuyên suốt quá trình bệnh từ khi trẻ bị nôn cho đến khi nhận thấy phân của trẻ tốt lên.

Men vi sinh: Men vi sinh là các vi sinh vật có lợi cho đường ruột, khi bổ sung sớm có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy được một ngày so với không bổ sung. Do vậy, quyết định dùng men vi sinh hay không phụ thuộc vào mỗi gia đình. Nhưng men vi sinh không có hại thêm cho tình trạng tiêu chảy cấp do virut của trẻ, nên nếu trẻ chịu uống thì nên bổ sung, dù lợi ích không nhiều như mong đợi.

Thuốc giảm tiết nước đường ruột: Tương tự như men vi sinh, thuốc này không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tác dụng chính của nó là làm giảm lượng nước trong phân, tuy nhiên không nhiều. Ví dụ phân của trẻ khi tiêu chảy chiếm 10 phần nước thì nếu uống thuốc thì còn 8-9 phần. Do đó, thuốc cũng có tác dụng làm giảm được nguy cơ mất nước một chút. Ưu điểm của thuốc là an toàn, dễ uống và hiếm tác dụng phụ. Do vậy nếu có điều kiện và trẻ chịu uống thì nên dùng.

Thuốc này muốn có hiệu quả thì phải dùng sớm ngay từ ngày đầu trong giai đoạn phân nhiều nước. Chuyển sang giai đoạn đi nhiều lần mỗi lần một ít phân thì thuốc không hiệu quả lắm.

Thuốc hấp phụ: Điển hình trong nhóm này là smecta cũng có thể dùng cho trẻ vì đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này nên dùng trong giai đoạn sau: Trẻ đi tiêu nhiều lần, nhưng mỗi lần chỉ một chút phân. Không nên dùng nếu  phân có máu, trẻ sốt cao.

Kẽm: Kẽm không phải là ưu tiên với những trẻ em được chăm sóc đầy đủ, có chế độ ăn uống đa dạng, ăn thịt cá tốt. Kẽm có ý nghĩa với trẻ em ở vùng nông thôn nghèo, không được ăn uống đầy đủ hoặc đối với trẻ bị trẻ suy dinh dưỡng. Đối với những trẻ này, kẽm rất có ích giúp rút ngắn thời gian bị bệnh và mức độ bệnh. Tuy nhiên, khi uống kẽm lại làm tăng  nguy cơ nôn ói. Nên dùng kẽm dạng viên hoặc bột, hạn chế dùng loại siro, tùy theo lứa tuổi mà bác sĩ sẽ hướng dẫn liều dùng.

Thuốc chống nôn: Triệu chứng đáng sợ nhất trong tiêu chảy cấp do virut là nôn nhiều ở giai đoạn đầu. Do đó, các hiệp hội tiêu hóa thống nhất cân nhắc dùng thuốc chống nôn ondansetron liều duy nhất. Thuốc này làm giảm được nguy cơ mất nước và nhập viện do nôn quá nhiều. Các thuốc chống nôn bao gồm: domperiodone, metochlopramid, dimenhydramine, promethazine, dexamethasone; thuốc làm giảm nhu động ruột loperamide, nospa… không được khuyến cáo dùng trong bệnh này.

Chế độ ăn và chăm sóc

Có thể cho ăn hầu hết những gì trẻ muốn, trừ thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và những loại thức ăn quá ngọt (nhiều đường).

Vẫn tiếp tục cho trẻ uống sữa như cũ, không cần pha loãng, không cần đổi sữa tiêu chảy. Các loại sữa dành cho trẻ tiêu chảy có chỉ định khi: Tiêu chảy kéo dài (quá 14 ngày) tiêu chảy nặng và có bằng chứng của  hiện tượng không dung nạp lactose thứ phát. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nên cho trẻ ăn thêm một bữa trong 2 tuần tiếp theo sau khi trẻ hết bệnh để lấy lại cân nặng đã mất khi bị bệnh.

Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi tiêu chảy, chỉ nên dội nước nhẹ nhàng và thấm khô hậu môn, thoa kem có oxid kẽm để tránh hăm da quanh hậu môn.

Khi trẻ sốt cao, khát nước dữ dội, lừ đừ, không uống được, đi ngoài phân có máu; hoặc khi trẻ đi tiêu hơn 3 ngày mà phân không cải thiện; trẻ không đi tiểu trong vòng 4-6 tiếng liền… cần đưa trẻ đi khám.


Bổ sung vitamin C cho người trào ngược dạ dày thực quản cần tuân theo khuyến cáo của bác sĩ để tránh làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Sống chung với bệnh trào ngược dạ dày hơn 2 năm, chị H.M (30 tuổi, Tân Bình) chia sẻ: “Mùa dịch tôi cũng nghe mọi người khuyên tăng cường vitamin, nên cũng rất muốn uống thêm viên sủi vitamin C, nước cam, chanh. Nhưng bản thân đang bị trào ngược dạ dày, phải kiêng đồ chua nên không biết bổ sung thế nào cho hợp lý. Không có thì sợ đề kháng yếu, mà uống thì tôi bị ợ nóng và buồn nôn, do trước đây có bị trào ngược dạ dày”.

Cùng chung vấn đề này, chuyên mục Hỏi đáp hỗ trợ mùa dịch của Fanpage Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng nhận được câu hỏi của chị Đ.T (45 tuổi, Q.8): “Từ hồi đầu dịch, hôm nào tôi cũng uống một viên sủi vitamin C. Hiện tại, họng tôi bị viêm, còn có cảm giác axit trào ngược lên rất khó chịu. Vậy tôi có nên tạm ngưng uống viên sủi không và làm cách nào để bổ sung đủ vitamin C?”.

BS.CKI Hoàng Đình Thành, bác sĩ Nội tiêu hóa của Trung tâm cho biết, vitamin C (còn gọi là axit ascorbic) là một chất đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, vitamin C có thể khiến dạ dày tăng cường tiết axit, bào mòn niêm mạc thực quản, axit lên cổ họng và có thể gây viêm họng. Đặc biệt, đối với người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dùng quá nhiều vitamin C sẽ làm các triệu chứng của bệnh như ợ nóng, đau ngực, ho, nuốt khó, buồn nôn… trở nên nghiêm trọng hơn.

Tiêu chảy có nên uống vitamin C

Trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống

Lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, nhu cầu dinh dưỡng, bệnh lý kèm theo… Trung bình, lượng khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành là 90mg đối với nam và 75mg đối với nữ. Một số đối tượng đặc biệt cần lượng vitamin C nhiều hơn, như phụ nữ mang thai là 85mg; phụ nữ cho con bú là 120mg. Những người hút thuốc cần bổ sung thêm 35mg vitamin C mỗi ngày so với người không hút thuốc.

Bác sĩ Thành cho biết, chế độ ăn uống bình thường với một số rau củ, trái cây như bông cải xanh, ớt chuông, súp lơ, đu đủ, dâu tây, cam, chanh, bưởi, kiwi… cũng cung cấp đủ lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày mà không cần bổ sung thêm dạng uống. Chẳng hạn, trong 1/2 chén (tương đương 75g) bông cải xanh nấu chín chứa khoảng 50mg vitamin C. Như vậy, một người trưởng thành chỉ cần tiêu thụ 1 chén (tương đương 150g) bông cải xanh là đã đủ lượng vitamin C mỗi ngày cho cơ thể. Cũng cần lưu ý, hàm lượng vitamin C trong rau củ và trái cây có thể bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến. Do đó, tốt nhất là nên ăn sống (đối với trái cây) hoặc chế biến bằng cách hấp, luộc thay vì chiên, xào, nướng để giảm tối đa sự hao hụt.

Tiêu chảy có nên uống vitamin C

Bông cải xanh là thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao.

Không nên bổ sung vitamin C liều cao trong thời gian dài

Bác sĩ Thành cho biết, nhiều người thường nhầm lẫn giữa vitamin C và trái cây có vị chua. Thực tế, đúng là vitamin C có vị chua, nhưng trái cây có vị chua chưa hẳn có chứa vitamin C. Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa gặp khá nhiều trường hợp người bệnh trào ngược dạ dày cho rằng trái cây càng chua thì chứa càng nhiều vitamin C, mà đồ có vị chua thì họ không ăn được, nên lại càng sợ bản thân mình thiếu hụt vitamin C, dẫn tới tình trạng lạm dụng viên uống Vitamin C liều cao.

Thực tế, cơ thể dễ dàng nhận đủ vitamin C mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống, không cần bổ sung thêm vitamin C từ viên uống, viên sủi hoặc dạng bột. Việc bổ sung chỉ áp dụng đối với một số trường hợp được chẩn đoán thiếu vitamin C, ví dụ như người có vết thương hở lâu lành, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, móng tay biến dạng, da khô, nhăn, cháy nắng, xuất huyết dưới da… Tất nhiên, để xác định chính xác các trường hợp thiếu vitamin C, bác sĩ cần trao đổi với người bệnh và có thể đề nghị làm một số xét nghiệm huyết học. Sau khi có chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê toa bổ sung vitamin C trong một khoảng thời gian nhất định.

Bác sĩ Thành cho biết, đối với người có sẵn bệnh trào ngược thực quản hoặc các bệnh về dạ dày, trong chế độ ăn chỉ cần đủ rau củ quả là cơ thể sẽ hấp thu đủ lượng vitamin C cần thiết. Nếu uống cam, chanh gây khó chịu thì có thể thay bằng các loại rau xanh, hoặc dùng các loại trái cây khác như ổi, đu đủ – cũng chứa rất nhiều lượng vitamin C. Khi cần bổ sung vitamin C liều cao (viên sủi từ 500 – 1000 mg) thì nên uống ngay sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa, không uống buổi tối. Nếu trong quá trình sử dụng có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, trào ngược axit thì nên ngưng và trao đổi với bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự uống bổ sung vitamin C trong thời gian dài để tránh các phản ứng phụ cũng như các rủi ro về sức khỏe khác.

Chủ đề: