Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ

TÀI LIỆULuyện thi học sinh giỏiMôn Ngữ vănTập 2PHIÊN BẢN MƠI20191Mục lục tập 1 [ 423 trang ][Phần chữ đỏ là nội dung chỉnh sửa , bổ sung so với phiên bản cũ 2018]PHẦN MỞ ĐẦU : MỘT VÀI LƯU Ý CHUNG1. Về phía giáo viên Lựa chọn nhân tố Bồi dưỡng học sinh giỏi2. Về phía học sinh Yêu cầu cơ bảnYêu cầu về năng lực tiếp nhận văn bảnKĩ năng tiếp nhận văn bảnChương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI HỌCSINH GIỎI NGỮ VĂNI.Tác phẩm văn học1.Khái niệm.2.Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể.3.Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học4.Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức tác phẩm văn học5.Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn họcII.Bản chất của văn học1.Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.2.Văn chương cần phải có sự sáng tạo.III. Chức năng của văn học1. Chức năng nhận thức.2. Chức năng giáo dục.3. Chức năng thẩm mĩ .4. Mối quan hệ giữa các chức năng văn học.IV. Con người trong văn học.1. Đối tượng phản ánh của văn học.2. Hình tượng văn học.V. Thiên chức nhà văn1.Thế nào là thiên chức của nhà văn?2. Bản tính của thiên chức nhà văn.2VI. . Yêu cầu đối với người nghệ sĩ1. Yêu cầu thứ nhất: Người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo, tìm tòi những đề tài mới,hình thức mới.2. Yêu cầu thứ hai: Người nghệ sĩ phải biết rung cảm trước cuộc đời.3. Yêu cầu thứ 3: Nhà văn phải có phong cách riêng.VII. Phong cách sáng tác1. Khái niệm phong cách sáng tác:2. Đặc điểm của phong cách nghệ thuậtVIII. Nhà văn- Tác phẩm- Bạn đọc1. Nhà văn và tác phẩm.2. Bạn đọc.IX. THƠ1. Thơ là gì?2. Đặc trưng của thơ.3. Một tác phẩm thơ có giá trị4. Tình cảm trong thơ.5. Thơ trong mối quan hệ hiện thực.6. Sáng tạo trong thơ.7. Để sáng tạo và lưu giữ một bài thơ hay.X. TÍNH NHẠC, HỌA, ĐIỆN ẢNH, CHẠM KHẮC TRONG THƠ1. Tính nhạc.2. Tính họa3. Điện ảnh.4. Điêu khắc.XI. VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ THƠ CAXII. NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.1. Khái niệm2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm.3. Phân loại nhân vật văn học4. Một số biện pháp xây dựng nhân vật.XIII. TÌNH HUỐNG TRUYỆN.1. Khái niệm2. Phân loại.3. Phương pháp tiếp cận tình huống.XIV. TÁC PHẨM VĂN HỌC CHÂN CHÍNH.1. Thế nào là tác phẩm văn học chân chính?32. Yêu cầu của một tác phẩm văn học chân chínhXV. GIỌNG ĐIỆU TRONG VĂN HỌC1. Giọng điệu là gì2. Yêu cầu khi tìm hiểu giọng điệu trong văn học.3. , Yêu cầu khi viết một bài văn về giọng điệu trong văn học.XVI. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC.1.Chi tiết nghệ thuật là gì?2. Đặc điểm và vai trò của chi tiết trong tác phẩm tự sự3. Cách cảm nhận chi tiết trong tác phẩm tự sựChương 2 : CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG NGỮ VĂN THPT [ Phần 1 ]CHUYÊN ĐỀ 1 : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.1. Những giá trị cơ bản của Văn học dân gian Việt Nam.2. Vai trò của văn học dân gian3. Một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu văn học dân gian4. Ảnh hưởng của Văn học dân gian đối với văn học viết Việt Nam.CHUYÊN ĐỀ 2 : CA DAO1. Nhân vật trữ tình2. Thể thơ.3. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật4. Ngôn ngữ5. Kết cấu6. Một số biểu tượng, hình ảnh trong ca dao7. Bi kịch người phụ nữ trong ca daoCHUYÊN ĐỀ 3 : THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.1. Đặc trưng thi pháp: hệ thống ước lệ thẩm mỹ cổ điển.2. Thiên nhiên trong văn học trung đại.3. Một thế giới nghệ thuật phi thời gian.4. Quan niệm con người trong văn chương trung đại.CHUYÊN ĐỀ 4: TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG VĂN HỌCTRUNG ĐẠI VIỆT NAM1. Tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam:1.1/ Khái niệm1.2/ Đặc điểm2. Tính bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam2.1/ Khái niệm2.2/ Đặc điểm3. Tính quy phạm và bất quy phạm qua một số tác phầm tiêu biểu4. Đánh giáCHUYÊN ĐỀ 5: HÀO KHÍ ĐÔNG A QUA THƠ THỜI TRẦN1. Thế nào là hào khí Đông A?42. Hào khí Đông A trong các tác phẩm: “Tụng giá hoàn kinh sư”, “Thuật hoài”,“Cảm hoài”.CHUYÊN ĐỀ 6 : THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM1. Nguyễn Trãi và Bảo kính cảnh giới – bài số 432. Nguyễn Bỉnh Khiêm và NhànCHUYÊN ĐỀ 7 : QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HOC VIỆT NẠM TỪ ĐẦUTHẾ KỈ XX ĐẾN 19451. Khái niệm hiện đại hóa2. Quá trình hiện đại hóa3. Sản phẩm của hiện đại hoá văn họcCHUYÊN ĐỀ 8 : THƠ MƠI1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội2. Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới3. Đặc điểm nổi bật của Phong trào thơ mới4. Những đóng góp của phong trào thơ mới5. Những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới [1932 - 1945]CHUYÊN ĐỀ 9 : PHONG CÁCH THƠ XUÂN DIỆUChuyên đề 10 : GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO1. Khái niệm về giá trị hiện thực2. Khái niệm giá trị nhân đạo3. Biểu hiện của giá trị hiện thực trong văn học trung đại4. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong một số tác phẩm lớp 11 Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam Truyện ngắn “Chí Phèo”– Nam Cao. Bổ sung nội dungCHUYÊN ĐỀ 11 : CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC VÀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠNI.Chủ nghĩa lãng mạn1. Lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản:2. 2. Trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam:II.Chủ nghĩa hiện thực1. Lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản:2. Trào lưu hiện thực phê phán trong văn học Việt NamIII.Sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong nộidung phản ánh5CHUYÊN ĐỀ 12: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁNVIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂNTHPTI. Khái quát về Chủ nghĩa hiện thực phê phán1. Lịch sử hình thành2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo3. Các nguyên tắc tái hiện đời sống4. Đặc trưng thi phápII. Đặc trưng của Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong Văn học Việt Nam1. Sự hình thành2. Đặc trưngIII, ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VIỆT NAM QUAMỘT SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT1. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia [ Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng]2. Các truyện ngắn của Nam CaoChuyên đề 13 : TRÀO LƯU LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAIĐOẠN 1930 – 1945I. Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển của trào lưu lãng mạn trong văn học ViệtNam giai đoạn 1930 - 1945II. Đặc trưng của trào lưu lãng mạnIII.Thơ mới1. Đặc trưng về nội dung2. Đặc trưng về nghệ thuật3. Những nhà thơ tiêu biểu Xuân Diệu- Nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới Hàn Mặc Tử- Hồn thơ phức tạo và bí ẩn của phong trào Thơ mớiChuyên đề 14: VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM : THẠCH LAM- NGUYỄNTUÂNA. Văn xuôi lãng mạn Việt NamB. TÁC GIẢ THẠCH LAM VÀ HAI ĐỨA TRẺC. TÁC GIẢ NGHUYỄN TUÂN VÀ CHỮ NGƯỜI TỬ TUChuyên đề 15 : VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ NHẬT KÍTRONG TUChuyên đề 16 :CHỦ NGHĨA YÊU NƯƠC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪNỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1945I. CHỦ NGHĨA YÊU NƯƠC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾKỈ XIX1. Sự chuyển tiếp chủ nghĩa yêu nước trong buổi giao thời Âu - Á của văn họcViệt Nam từ cuối thế kỉ XIXa/Bối cảnh lịch sử của buổi giao thời Ấu -Á6b. Những tác giả tiêu biểu của buổi giao thời Âu - Á cuối thế kỉ XIX: NguyễnĐình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trường Tộ,II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯƠC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈXX ĐẾN NĂM 19451. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 19302. Chủ nghĩa yêu nưóc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945MỤC LỤC QUYỂN 2 [ 469 Trang]Chương 1 :KĨ NĂNG ĐƯA LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI VĂN HSGI.Những câu hỏi cho người mới bắt đầu1. Lý luận văn học là gì?2. Học lý luận văn học như thế nào?3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn họcII.III.IV.Năm nguyên tắc quan trọng khi đưa kiến thức lí luận văn học vào bài vănnghị luậnHƯƠNG DẲN HỌC SINH KHAI THÁC DẲN CHỨNG CHO NHỮNGVẤN ĐỀ CỐT LÕI VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC ĐỐI VƠI ĐỀ THI HỌCSINH GIỎI QUỐC GIAKIẾN THỨC BỔ TRỢ : VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀ LÍ LUẬN VĂNHỌC CHO HỌC SINH GIỎI THEO GIƠI HẠN CHƯƠNG TRÌNHNGỮ VĂN 11 TỪ NĂM 2018[Tài liệu tập huấn dành cho Giáo viên dạy đội tuyển HSG]Chương 2: CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HSG NGỮ VĂN THPT [Phần 2 ]Chuyên đề 17 : NGHỊ LUẬN Xà HỘII. Nghị luận xã hội là gì?II. Những yêu cầu khi làm văn Nghị luận xã hộiIII. Phân loại đề văn Nghị luận xã hộiIV. Cấu trúc bài văn Nghị luận xã hộiDạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo líDạng 2 : Nghị luận về hiện tượng đời sốngDạng 3 : Nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm hoặc câu chuyệnDạng 4 : Dạng đề kết hợp hai mặt tốt xấu trong một vấn đềDạng 5. Dạng đề mang tính chất đối thoại , bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề đượcđặt raDạng 6: Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một bức tranh / hình ảnhTổng hợp 100 dẫn chứng cho bài Nghị luận xã hộiChuyên đề 18 : KỊCH BẢN VĂN HỌCI.Khái quát về kịch bản văn học71. Khái niệm2. Phân loại kịch.3. Đặc trưng của kịchII.Một số tác phẩm kịch trong chương trình THPT1. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - Bi kịch về cái đẹp bị bức tử2. Hồn Trương Ba , Da Hàng thịtChuyên đề 19 : KÍ VÀ TUY BÚTI, Kí1. Khái niệm2. Phân loại3. Đặc trưng của thể loại kí.4. Những điểm cần lưu ý khi đọc- hiểu tác phẩm kí theo đặc trưng thể loạiII, Tùy bút1. Khái niệm2. Đặc điểmIII. Một số tác phẩm kí, Tùy bút trong chương trình1. Người lái đò sông Đà2. Ai đã đặt tên cho dòng sông?Chuyên đề 20: TÌNH HUỐNG TRUYỆN[Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân; Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoàixa của Nguyễn Minh Châu”]Chuyên đề 21 : PHONG CÁCH CỦA CÁC NHÀ VĂN TIÊU BIỂU TRONGCHƯƠNG TRÌNH THPTChuyên đề 22: KHÁM PHÁ LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ TRONG VHHIỆN ĐẠI VNI. Khái quátII. Lý tưởng người nghệ sĩ trong các tác phẩm đã học1. Giai đoạn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 19452. Giai đoạn văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975:3. Giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975:III. Kết luậnChuyên đề 23 : CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN1. Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn1930-1945 Chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao Chi tiết đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.2. Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945– 19758 Chi tiết căn buồng Mị nằm và chi tiết tiếng sáo đêm xuân trong truyện ngắn Vợchồng A Phủ của Tô Hoài Chi tiết nụ cười và nước mắt , chi tiết nồi cháo cám trong truyện ngắn Vợ nhặtcủa Kim Lân. Chi tiết đôi bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành3. Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn1975 đến hết thế kỉ XX Chi tiết tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm trong truyện Chiếc thuyềnngoài xa. Chi tiết cây si ở đền Ngọc Sơn trong Một người Hà Nội của Nguyễn KhảiChuyên đề 24 : GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT SỬ THI 1945-1975Chuyên đề 25: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ VĂN 1945-1975I. Hình tượng người lính trong thơ văn 1945-1975 nói chungII. Hình tượng người lính trong các tác phẩm : Tây Tiến, Rừng Xà nu, Nhữngđứa con trong gia đìnhChuyên đề 26: NHÂN VẬT NGƯỜI MẸ TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN[Vợ nhặt, Một người Hà Nội , Chiếc thuyền ngoài xa]I. Về số phận của nhân vậtCuộc đời nhọc nhằn, lam lũNhững nỗi đau do chiến tranhII. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật người mẹGiàu đức hi sinh, vị tha, bao dungSắc sảo, hiểu đời và trải đờiIII. Nghệ thuật khắc họa nhân vậtNghệ thuật miêu tả nhân vật bà cụ TứNghệ thuật miêu tả nhân vật bà Hiền và nhân vật mẹ của TuấtNghệ thuật miêu tả nhân vật người đàn bà hàng chàiChuyên đề 27: GƯƠNG MẶT ĐẤT NƯƠC TRONG THƠ VĂNChuyên đề 28 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG VÀ HÌNHTHỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VIỆT NAM NHÌN TỪ PHONG TRÀO THƠ9MƠI, THƠ CA CÁCH MẠNG [1945-1975] VÀ THƠ CA TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾKỈ XXI. Những chuyển biến của thơ Việt nhìn từ phong trào thơ Mới, thơ ca cách mạng[1945-1975], thơ Việt sau 1975 đến hết thế kỉ XX trên bình diện nội dung tư tưởng1.Những chuyển biến của cảm hứng thơ2. Những chuyển biến của cái tôi trữ tình trong thơII. Những chuyển biến của thơ Việt nhìn từ phong trào thơ Mới, thơ ca Cáchmạng, thơ Việt sau 1975 đến hết thế kỉ XX trên bình diện hình thức nghệ thuật1. Những chuyển biến về cấu trúc thơ2. Sự chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật của thơ Việt3. Những chuyển biến về hình ảnh thơ4. Sự chuyển biến về ngôn ngữ thơChuyên đề 29 : VĂN HỌC ĐỔI MƠI VÀ NHỮNG NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG[Nguyễn Minh Châu, Thanh Thảo]I.Khái quát1. Những điểm mới của truyện ngắn sau năm 1975 so với giai đoạn trước2. Điểm mới của thơ trữ tình sau năm 1975 so với giai đoạn trướcII.Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xaIII.Thanh Thảo và Đàn Ghi ta của LorcaChuyên đề 30 : QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜII.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆTNAM 1945 - 19751. Quan niệm con người tập thể, đại chúng2. Quan niệm con người sử thi3. Quan niệm con người lí trí, đơn trịII.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌCVIỆT NAM SAU 1975 ĐẾN NAY1. Con người cá nhân2. Con người thế sự, đời tư3. Con người lưỡng diện, phức tạp và bí ẩnChuyên đề 31 : KHUYNH HƯƠNG THƠ TƯỢNG TRƯNG SIÊU THỰC SAU1975I.Về nội dung1 Khuynh hướng thơ đi sâu vào vùng mờ tâm linh, vô thức và những biểu hiện102 Cái tôi tâm linh, vô thức trong khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực hành trình của sự kế thừa và phát triển3 Những tác giả tiêu biểuII. Về hình thức thể hiện1 Từ quan niệm mới về chữ và nghĩa của thơ, xu hướng thơ dòng chữ…2 . Biểu hiện phong phú ở từng nhà thơChuyên đề 32 : ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC THƠ VIỆT NAM SAU 19751. Vài nét về thơ Việt Nam sau 19752. Các tác giả tiêu biểuChương 3 :NHỮNG BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO CỦA HỌC SINH GIỎINghị luận văn học :Bài văn 1: Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tớicuộc sống.Bài văn 2: Chứng minh nhận định“Với Thơ Mới, thi ca Việt Nam bước vào một thờiđại mới”Bài văn 3 :Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.Bài văn 4: Sinh thời Nam Cao đã từng rất tâm đắc với câu nói của một nhà văn Pháp“người ta chỉ xấu xa, bần tiện trong con mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”. Qua sựnghiệp sáng tác của Nam Cao, Anh chị hãy chứng minh.Bài văn 5: Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vàobản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý.Bài văn 6: Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậcphong phú. Nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con ngườiBài văn 7: Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủyBài văn 8:“Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”.Bài văn 9: Nguyễn Tuân cho rằng “mỗi nhà văn là một phu chữ”. Em hiểu ý kiến trênnhư thế nào? bằng việc phân tích vẻ đẹp của ngôn từ trong “tuyên ngôn độc lập” của HồChí Minh.Bài văn 10: Bàn về ngôn ngữ nghệ thuật, có người cho rằng lựa chọn ngôn từ là yếu tốquan trọng góp phần làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca. Bằng việc phântích nghệ thuật, sử dụng ngôn từ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng, em hãy làmsáng tỏ ý kiến trên.Bài văn 11: Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn với bạn đọc, bạn đọc với tác phẩm ChếLan Viên viết.“Mình là ta đấy, thôi ta vẫn gửi cho mình,Sâu thẳm mình ư lại là ta đấy,Ta gửi cho mình nhen thành nửa cháy,Gửi viên đã con, mình lại dựng lên thành”.11Bằng việc phân tích một số tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 12, anh chị hãy làmrõ mối quan hệ giữa tác giả và độc giả trong quan niệm trên của Chế Lan Viên.Bài văn 12: So sánh phong cách viết kí của Nguyễn Tuân trong Người lái đò sông Đàvới Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông.Bài văn 13Có ý kiến cho rằng “phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụcó tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả”.Bằng việc phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà, hãy chứng minh nhận định trên.Bài văn 14 Có ý kiến cho rằng “kí là trần thuật người thật, việc thật”, ý kiến của anhchị về quan niệm này? Bằng việc phân tích một tác phẩm văn học lớp 12 hãy bình luậný kiến trên.Bài văn 15 : “Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn,một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một conngười”.Nghị luận xã hội:Bài văn 16:NLXH : Phải chăng sống là phải tỏa sáng?Bài văn 17:Phía sau những lời khen…Bài văn 18: Phía sau lời nói dối…Bài văn 19 : Theo đuổi ước mơ….Bài văn 20: NLXH Hãy sống trọn vẹn nhất.Bài văn 21: Nghị luận về ý nghĩa câu chuyện Hai hạt mầmBài văn 22: Cuộc sống cần những giọt nước mắt.Bài văn 23: Nếu một ngày cuộc sống nhuộm màu đen hãy cầm bút và vẽ cho nó nhữngvì sao lấp lánh.Bài văn 24: Nghị luận XH: Tổ quốc trong tôiBài văn 25: Suy nghĩ của anh, chị về triết lý nhân sinh rút ra từ bài thơ “Quán hàngphù thủy”Bài văn 26: suy nghĩ về câu chuyện Bóng nắng bóng râmBài văn 27 : Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mátlớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.Bài văn 28: Nghị luận về ý nghĩa đoạn thơ Lá Xanh- Nguyễn Sỹ ĐạiKiến thức bổ trợ 1 : Cấu trúc đề thi HSG Ngữ vănKiến thức bổ trợ 2 : Tổng hợp dẫn chứng cho bài NLXHKiến thức bổ trợ 3 : Những nhận định văn học hayCÒN MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ĐANG SOẠN, DỰ KIẾN SẼ HOÀN THIỆNTRONG THỜI GIAN TƠIChuyên đề : Truyện KiềuChuyên đề :Tố Hữu - Đảng và thơ.Phong cách trữ tình - chính trị [ Từ ấy, Việt Bắc,Bác ơi ]Chuyên đề : Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn[văn học 1945-1975]12Chuyên đề : Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua truyện kí chiến tranh [Người mẹcầm súng, Những đứa con trong gia đình, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu.]Chuyên đề :Chân dung Xuân Quỳnh qua thơ tình [Sóng, Thuyền và biển, Thơ tìnhcuối mùa thu, Nếu ngày mai em không làm thơ nữa, Hoa cỏ may]Chuyên đề : Những áng thiên cổ hùng văn [Nam quốc sơn hà, Bình ngô đaị cáo,Tuyên ngôn độc lập]Chuyên đề : Hình tượng tiếng đàn trong văn học [ Tì bà hành, Truyện Kiều, Đàn ghita của Lorca]Chương 1 :KĨ NĂNG ĐƯA LÍ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌCI. NHỮNG CÂU HỎI CHO NGƯỜI MƠI BẮT ĐẦU1. Lý luận văn học là gì?Lý luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diệnkhái quát, nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Kiến thức lý luận văn học sẽgiúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, ví dụ như:Văn học bắt nguồn từ đâu?Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào?Văn học sinh ra để làm gì?...Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên những thuậtngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả nghiên cứu đó mànhững người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản chất của các hiện tượngvăn học như: nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều cáckhuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưng cũngcó khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về lí luận văn học vẫn đang được thực hiện hàngngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về vănhọc.Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí luận văn học vôcùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn tại? – những câu hỏi ấy nảy ratrong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn đều có cho riêng mình những ýniệm để trả lời câu hỏi ấy. Học lí luận văn học là cách để ta có thể trả lời những câu hỏi dạngnhư vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn.Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận văn học ở mức độcơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở các bậchọc cao hơn.2.Học lý luận văn học như thế nào?Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận tri thức lí luận văn họctrên nhiều cấp độ. Từ thấp đến cao, các cấp độ đó thể hiện như sau:13BiếtHiểuVận dụngPhân tíchTổng hợpĐánh giáChúng ta biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.Chúng ta có thể hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm líluận văn học bằng lời văn của mình.Chúng ta có thể vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải cáchiện tượng văn học, các nhận định về lí luận văn học.Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề lí luận văn học trongmột hiện tượng văn học cụ thể [tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưuvăn học, thời kì văn học…]Chúng ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề lí luận văn học khácnhau, huy động kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải quyết vấnđề có tính chất tổng hợp.Chúng ta đánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận địnhlí luận văn học và có thể bổ sung, phản biện một cách hợp lý.Ở mức độ một bài thi học sinh giỏi, bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến thức lí luận văn họcđòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến mức độ cao nhất trong thang nêu trên, là mức độđánh giá. Như vậy, việc lĩnh hội tri thức lí luận văn học cũng cần phải được rèn luyệntừng bước để đạt được cấp độ cao nhất.Cấp độ lĩnh Cách thức hình thànhhội tri thức- Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan trọng[gạch chân, tô sáng các ý].- Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật ngữ quantrọng, những luận điểm quan trọng. Sử dụng các kĩ thuật ghi nhớ nhưBiếtsơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa.Chẳng hạn: phải nắm các khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn học,giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách vănhọc, trào lưu văn học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự, kịch…HiểuVận dụngTập diễn đạt lại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm lí luận vănhọc bằng lời văn của chính mình.Tập lí giải một số hiện tượng văn học thường gặp. Tập lí giải một sốluận điểm lí luận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì sao?” và cáccâu hỏi giả định.Chẳng hạn như các câu hỏi:+ Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống?+ Vì sao cùng viết về “Tương tư” nhưng Nguyễn Bính trong bài thơ“Tương tư” thì chọn thể thơ lục bát, còn Xuân Diệu trong “Tương tưchiều” lại chọn thể thơ tự do?+ Văn học có thể tồn tại không nếu không viết về con người?+ Ở văn học trung đại có hiện tượng văn-sử-triết bất phân, nhưng đếnvăn học hiện đại thì người ta chia ba lĩnh vực ấy ra. Vì sao có thể táchvăn ra khỏi sử và triết?14Cấp độ lĩnh Cách thức hình thànhhội tri thức+ Tại sao trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du lạiđể Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Quy luật văn học nào dẫnđến điều đó?+ Tại sao nói truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là bài thơ trữ tình đượmbuồn?Phân tích các biểu hiện của các vấn đề văn học trong những hiện tượngvăn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học,thời kì văn học…Ví dụ như:Phân tích- Phân tích [chỉ ra biểu hiện] phong cách Nam Cao qua một số tácphẩm truyện ngắn trước CMT8.- Phân tích [chỉ ra biểu hiện] giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”.- Phân tích [chỉ ra biểu hiện] nét riêng của nhà thơ Xuân Diệu khi viếtvề đề tài tình yêu…Giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp. Ví dụ như:- Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiênnhất của tâm hồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợcùng thơ phải chuốt lời”. Phải chăng hai câu nói trên là mâu thuẫn,Tổng hợphãy thử lí giải.- Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm về đờisống và hiểu chính mình. Từ các phương diện đặc trưng văn học, chứcnăng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận, hãy lý giải ýkiến trên.Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:+ Có phải lúc nào cũng như vậy hay không?Đánh giá+ Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa?+ Có ngoại lệ hay không?+ Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?Trong định hướng giải quyết các đề thi, các bước luyện tập như sau:- Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết, đọc sách, đọc giáo trình, nghe giáo viêngiảng và hỏi.- Bước 2: Giải quyết đề thi, nhận định đề và lập dàn ý.- Bước 3: Tiến hành viết bài.- Bước 4: Sửa lỗi và rút kinh nghiệm.Bốn bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao hơn. Đó là cáchtốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi thuần thục ở mức cao nhất.3.Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?15Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:Yêu cầu đềĐề minh họa- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “VợPhân tích các yếu tốnhặt” của nhà văn Kim Lân.Cấp độ 1cơ bản trong một tác - Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng chàiphẩm văn học.trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà vănNguyễn Minh Châu.- Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” củaKim Lân.Phân tích các yếu tố- Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứatrong tác phẩm văntrẻ” của nhà văn Thạch Lam.Cấp độ 2học để làm rõ một- Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”yêu cầu nào đó.để cho thấy những chuyển biến trong sáng tác củanhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau CMT81945.- Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơchỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã trànGiải quyết một nhậnđầy”.Cấp độ 3định lí luận văn học. - Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinhcon người bằng cách hình thức nghệ thuật độcđáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu,nâng cao vấn đề.Ví dụ: Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ [trong truyện ngắn Vợ nhặt], ta có thể so sánh đốichiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triểncủa nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luậnvăn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ,ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu ta làmrõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ lí luậnvăn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, cácbiểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là dạng đềquen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn họctrong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạngđề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.4.Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn họcDàn ý chung phần thân bài như sau:Thao tácNội dung16Mức độ tư duy- Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hìnhBiếtảnh khó hiểu trong nhận định.1. Giải thích Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đềHiểucần bàn ở đây là gì?Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để líVận dụng2. Bàn luậngiải vấn đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vìTổng hợpsao?”Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các3. Chứng minhPhân tíchbiểu hiện của vấn đề nghị luận.- Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghịĐánh giá4. Đánh giáluận.- Bổ sung, phản biện lại vấn đề [Nếu có]Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình5. Liên hệVận dụngsáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tácnày để bài viết không bị mất điểm.II, NĂM NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI ĐƯA KIẾN THỨC LÍ LUẬN VĂNHỌCVÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN------------------Ở phần 1, ta đã biết những kiến thức cơ bản nhất để làm quen với dạng bài lí luận văn học.Về từng chủ đề lí luận văn học, các bạn có thể xem thêm Quyển 1 ,còn riêng phần 2 này, ta sẽbiết 5 nguyên tắc vô cùng quan trọng để việc thực hành viết bài văn được thuận lợi và suôn sẻhơn!Để hiểu hơn về cách viết phần lí luận trong bài nghị luận văn học, trướchết hãy đọc bài văn dưới đây và thực hiện những yêu cầu sau:- Xác định vấn đề nghị luận trong đề bài: Đề bài yêu cầu bàn về nhữngvấn đề nào?- Với mỗi vấn đề, người viết đã dùng những lí lẽ nào để làm sáng tỏ?- Xác định bố cục bài viết: Giải thích, Bàn luận, Chứng minh, Đánh giá,Liênhệ.Đềbài:Đừng lười nhé, thao tác này rất quan trọng đấy!Nhà phê bình người Nga Belinxky viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộcsống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếunó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” [Lí luận văn học, NXB Giáodục, 1993, trang 62].Bằng hiểu biết về văn học, anh [chị] hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.Bài làm17Dostoevsky khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói rằng: “Tôi hãy còn một trái tim,một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”. Còn R. Tagore mong muốn sau khitừ giã cõi đời, được nhắn nhủ lại một lời: “Tôi đã từng yêu”. Có phải bởi những nhà văn, nhàthơ vĩ đại – những con người đã sống, đã sống hết mình và yêu hết mình với cuộc đời, với conngười bởi thấm thía sâu sắc rằng: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉđể miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó khôngđặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” [Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1993,trang 62].Saltykov Shchedrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mìnhnó không thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ở tàinăng hay ở tấm lòng người cầm bút? Ý kiến của nhà phê bình Nga Bielinxky trên đây đãkhẳng định vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí, quyết định tư tưởng, tình cảm, hay nói cáchkhác, cái tâm của người cầm bút quyết định sức sống của một tác phẩm nghệ thuật, ở đâyđược hiểu là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học chỉ sống được trong những tư tưởng, tìnhcảm mãnh liệt của người cầm bút mà thôi.Trước hết, qua nhận xét của mình, Belinxky muốn lên án thứ văn chương “miêu tả cuộc sốngchỉ để miêu tả”. Đúng là văn học nghệ thuật ra đời để miêu tả, phản ánh hiện thực cuộc sốngcon người. Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất của văn học. Nếu văn học chỉ miêu tảcuộc sống đơn thuần không thôi thì đó đâu khác bức ảnh, bản photo nguyên xi, máy móc, vôhồn về cuộc sống. Và liệu rằng các tác phẩm ấy có thể cung cấp cho người đọc nhiều hiểu biếtchính xác, phong phú, khách quan hơn các công trình khiên cứu khoa học được chăng? Saochép nguyên xi hiện thực, mô phỏng cuộc sống một cách vụng về, văn học nghệ thuật sẽ khôngcòn là văn học, sẽ “chết” như cách nói của Belinsky.Vậy điều gì giúp cho các tác phẩm văn học, mặc dù vẫn miêu tả, thể hiện những khám phá vềcuộc sống lại không trở thành những bức ảnh vô hồn hay những bản thống kê chi tiết đến khôcứng, lạnh lùng? Belinsky đã chỉ ra rằng, tác phẩm ấy phải là “tiếng thét khổ đau” hoặc là“lời ca tụng hân hoan”, tức là phải in đậm bầu cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Bởi lẽvăn học là làm theo quy luật của tình cảm. Văn học là sự lên tiếng thôi thúc của trái tim. Nhàvăn chỉ viết được khi “trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như các ngành khoa học loạibỏ cái tôi trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn học lại lấy cái tôi làmđiểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nên có cái tôi nhưnglàm thơ không thể không có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chung không thể thiếu cáitôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ. Làm sao nhà văn có thể viết khiđứng trước hiện thực cuộc sống, trái tim anh không hề rung động, không hề xúc cảm? Hiệnthực cuộc sống, dù phong phú, kì diệu đến mấy mà không được thổi hồn bởi tình cảm mãnhliệt của người cầm bút thì cũng chỉ là những hình ảnh lay lắt, không có sức sống trong tácphẩm mà thôi. “Đừng cậy thời đại anh hùng nếu tâm hồn anh cứ bé” - ấy là lời nhắn nhủchân thành, lời khuyên răn chính mình của nhà thơ Chế Lan Viên. Cho hay, đó cũng chính làđiều sinh tử với người cầm bút.Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong quá trình hìnhthành một tác phẩm văn học. Văn học chỉ sống được trong tấm lòng đồng cảm của người học.Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật có thể lay động sâu xa tâm hồn người đọc, có thể khiến độc18giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn, đau khổ, căm phẫn… cùng nhân vật khi mà nhà vănkhông thực sự xúc cảm, không viết từ chiều sâu con tim? “Thơ muốn làm cho người ta khóc,trước tiên mình cũng phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười”. Nhàvăn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn của nhân vật, vui cái vui của cuộcsống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại”[Hoài Thanh]. Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình cảm nông cạn, hời hợt, giả dối; tác phẩm chỉ lànhững con chữ vô hồn, xác ép khô không gây xúc động nơi người đọc. Chỉ những gì xuất pháttừ trái tim mới đi đến những trái tim. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm văn học đã bắc nhịp cầu linhdiệu nối liền trái tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả để trong đời này có nhiều yêu thương, sẻchia hơn.Nhà văn Nga Gercen đã từng cho rằng: “Nhà văn là một nỗi đau khổ”. Khổ đau trong cuộcđời, các nhà văn đã thấu hiểu sâu sắc “mọi nỗi đau đớn của con người thời đại, đã rung độngtận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ,… của loài người” [Đặng Thai Mai]. NguyễnDu đã viết “Truyện Kiều” bởi “nỗi đau đớn lòng” trước những điều Người đã “trông thấy”,đã từng trải qua trong cuộc đời. “Truyện Kiều” là tiếng kêu đứt ruột về những kiếp sống bịđọa đày. Ai biết trong mười lăm năm lưu lạc của mình, Thúy Kiều đã từng bao lần rơi lệ, đãtừng bao lần bị đánh đập, hành hạ? Và ai biết được,người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo vĩ đại– Nguỹen Du đã bao lần nhỏ lệ trước “số phận một con người” bất hạnh, đau đớn, ê chề. “TốNhư ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Nỗi đau ấy đã lại một lần thôi thúc Người viết nên hai câuthơ, mà hôm nay và mai sau hãy còn vang vọng:“Đau đớn thay phận đàn bà!Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”Không cầu kì, hoa mỹ, đó là những lời huyết lệ, những lời tâm can của chính Nguyễn Du.Những câu thơ như thế, có gì hay, có gì mà hấp dẫn muôn triệu trái tim, muôn triệu tâm hồn?Phải chăng bởi đó là “tiếng thét khổ đau”, bởi đó là sự trào dâng mãnh liệt của cảm xúc, củatình yêu thương con người. Mượn cốt truyện của người xưa nhưng Nguyễn Du không sao chépnguyên xi. Người đã thổi hồn cho những con chữ, những hình tượng sống dậy mãi trong tâmhồn, trong những sướng khổ, buồn vui của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm nay vàmai sau.Khác với Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương cũng viết về người phụ nữ, nhưng với tâm trạng củangười trong cuộc, hay đúng hơn, viết bằng sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Nhữngvần thơ của Xuân Hương là sự lên tiếng của một thân phận. Bất hạnh trong cuộc đời riêng,Xuân Hương tìm đến thơ như người bạn tâm tình - nơi gửi gắm, kí thác những nỗi niềm suytư. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, người đọc có thể bị cuốn đi bởi các câu thơ mỉa mai sát sàn sạt,những lời mắng chửi té tát, không thương tiếc với bọn “hiền nhân quân tử”, những vua chúa,sư sãi giả dối, hợm hĩnh, vô luân,… Nhưng đằng sau những nụ cười “rất mạnh, rất sâu” ấy lànhững giọt nước mắt, những “tiếng thét khổ đau” cho thân phận người phụ nữ. Để rồi đọc thơbà, ta thấy “cần phải khóc” trước những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, trước cảnhngộ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Khao khát mãnh liệt về tình yêu, về hạnh phúc, nhưngcuối cùng, nữ sĩ được gì ngoài “kiếp lấy chồng chung”, ngoài thứ tình cảm chia năm sẻ bảy“Mảnh tình san sẻ tí con con”. Hồ Xuân Hương muốn vượt thoát tất cả, muốn “Chém cha cáikiếp lấy chồng chung” để không còn những cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Nhưng19cái xã hội phong kiến bất công phi nhân tính ấy đâu có để nữ sĩ sống hạnh phúc, bình yên nhưmong muốn. Cho nên tiếng thơ Hồ Xuân Hương đọng lại một niềm đau, không dễ quên, khôngthể nguôi.Trong truyện ngắn nổi tiếng “Chí Phèo”, Nam Cao lại quay tấm gương cuộc sống, cho ta thấymột kiếp sống tủi nhục trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Ấy là Chí Phèo, một nạn nhânđau khổ của một xã hội cạn khô tình người với những ác quỷ mang bộ mặt người. Sinh rakhông tình yêu thương của mẹ cha, Chí Phèo lớn lên trong sự đùm bọc của những người như:anh thả ống lươn, bà cụ mù lòa, bác phó cối nghèo nhưng tốt bụng. Nhưng những người nămấy, như chính những câu văn tái hiện rất ngắn gọn của Nam Cao, lướt qua cuộc đời Chí nhưnhững cơn gió. Phần còn lại của cuộc đời, Chí đâu có gì ngoài những năm tháng tù tội, nhữnglần rạch mặt ăn vạ, những khinh bỉ, miệt thị của người đời? Gặp Thị Nở, cứ tưởng cuộc đờiChí sẽ bừng sáng, sẽ ngời lên hồi chuông an lành nhưng hạnh phúc, tình yêu thoảng qua nhưhơi cháo hành, như ảo ảnh về nguồn nước giữa sa mạc khô tình người. Người nhen lên ngọnlửa lương tri, tình người cũng chính là người dập tắt hi vọng trở về với cuộc đời của Chí. Vàkhi “mất thiên thần, người đã chết”. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời. Chíđã chết khi miệng còn “ngáp ngáp” như muốn thanh minh, muốn bày tỏ với cuộc đời, với conngười. Còn gì đau đớn hơn thân phận của con người ấy? Viết về những số phận bất hạnh ấy,ngòi bút Nam Cao đâu chỉ nhằm phản ánh chân xác thực trạng con người bị tha hóa trong xãhội cũ. Đằng sau câu chữ, cách xưng hô có vẻ lạnh lùng, dửng dưng, miệt thị ấy là một tráitim ấm nóng tình yêu thương con người. Nam Cao đã từng mong muốn viết lên những tácphẩm làm cho “người gần người hơn” thì với Chí Phèo, ông đã làm được điều đó. Bởi lẽ nhàvăn đã “đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang vọng của đời” cho nên những tácphẩm của ông, những “tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” sẽ còn sống mãi.Mặt trời không chỉ có mây đen mà còn có những tia nắng vàng, cuộc sống không chỉ có nhữngnỗi khổ đau mà còn có những niềm vui sướng. Văn học phản ánh hiện thực, không chỉ là phảnánh những đau khổ mà còn ngợi ca những vẻ đẹp, những niềm vui của cuộc sống, của conngười. Hài kịch “Người lái buôn thành Venice” của Shakespeare là tiếng cười ngạo nghễ,sung sướng; là lời ngợi ca hân hoan sự chiến thắng của chủ nghĩa nhân văn cao cả. Thơ XuânDiệu là “bầu xuân”, là “bình chứa muôn hương” của tuổi trẻ, sức sống và tình yêu:“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần”[Vội vàng]Người ta gọi thơ Xuân Diệu là “nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽnày” phải chăng bởi nhà thơ đã đốt cháy xúc cảm say mê mãnh liệt với cuộc đời. Cuộc sốngmuôn đời vẫn vậy. Thế nhưng những cảnh sắc của cuộc sống đi qua tâm hồn nồng nàn tìnhyêu cuộc đời của Xuân Diệu lại ánh lên những màu sắc diệu kì, lại ngân lên những thanh âmdu dương. Thế giới, qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của thi sĩ họ Ngô là khu vườn tình ái,20nơi ong bướm đang trong “tuần trăng mật”, nơi chim muôn ca lên “khúc tình si”, nơi tạo hóađắm chìm trong “cặp môi gần” của tháng giêng. Đó còn là bữa tiệc thịnh soạn, phong phúcủa cuộc sống “nở hoa dâng tặng người muốn hái”. Đẹp làm sao! Làm sao Xuân Diệu cónhững cảm nhận tinh tế, diệu kì ấy nếu nhà thơ dửng dưng, vô cảm với cuộc đời. Chính niềmkhao khát giao cảm với cuộc đời, chính niềm yêu sống đến cuồng si, mãnh liệt đã giúp thi sĩphát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống. Những vần thơ như “lòng” Xuân Diệu mở ra, như tayXuân Diệu muốn chìa ra mời mọc, gợi mời con người. Sao có thể không nhớ, không yêunhững vần thơ say đắm, thiết tha đến dường vậy! Thơ Xuân Diệu, tự bản thân nó không phảisự mô phỏng cuộc sống. Đó là lời tụng ca hân hoan, đắm đuối trước vẻ đẹp đích thực củacuộc sống.Cũng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên đã cất lên tiếng hát ngợi ca vẻ đẹp giá trị của cuộc sốngtrong những năm tháng đất nước độc lập, tiến lên xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới.“Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cảDù mai sau đời muôn vạn lần hơn!Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn…”[“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”]Bước ra từ những tháp Chàm đổ nát để hòa nhập với cuộc đời, Chế Lan Viên như thoát khỏi“thung lũng đau thương” để tìm đến “cánh đồng vui”. Ấy là cuộc sống mới của những conngười mới. Nhà thơ thấy cuộc đời thật đẹp, thật phong phú, mến yêu biết bao nhiêu. Lần đầutiên trong cuộc đời, nhà thơ cảm nhận được vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Sung sướng lắm!Tự hào lắm! Bởi được sống, được cống hiến, và thấy đời mình có ý nghĩa. Những lời thơ ấy đãngân vang điệu nhạc rạo rực, say mê, hân hoan của hồn người. Âm hưởng của khúc nhạc thầnkì ấy sẽ còn vang vọng và dư ba.Như vậy, có thể nói tình cảm là điều kiện không thể thiếu để có tác phẩm nghệ thuật đích thực.Cảm xúc chân thành mãnh liệt, tự nó đã là giá trị của tác phẩm văn học. Nó cũng chính là“cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại”. Nhưng nếu chỉ có tình cảm không thôi,văn học liệu có dược sức sống, sức hấp dẫn kì diệu đến vậy hay không? Belinsky thêm một lầnnữa nhấn mạnh vào vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng đúng đắn, sâu sắc ở người viết.Tác phẩm nghệ thuật sẽ sống khi nó “đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”. Theotôi hiểu, những “câu hỏi” ở đây là những vấn đề nhà văn trăn trở, nghĩ suy về cuộc sống, vềcon người. Ấy là những “câu hỏi của cuộc sống” [Tố Hữu]. Những câu hỏi ấy thể hiện cáchnhìn, nhận thức, quan niệm nghệ thuật về con người, về xã hội của nhà văn. Nói cách khác, đólà sự hiện hình của tư tưởng nhà văn được biểu hiện trong tác phẩm. Tư tưởng nghệ thuật làmột trong những yếu tố quyết định tầm vóc của nhà văn và giá trị của tác phẩm. Nguyễn Khảitừng nói: “Giá trị của một tác phẩm văn học trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”. CònKorolenco thì nhấn mạnh: “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học”. Tư tưởng sai lầm,lệch lạc, văn học sẽ trở thành công cụ gây tội ác. Lỗ Tấn đã từng nói: “Làm một thầy thuốc kêđơn bốc thuốc bậy chỉ giết chết có một người, làm một viên võ tướng điều binh khiển tướngbậy chỉ nướng hết một đạo quân, còn làm một nhà văn viết bậy có thể gây tác hại đến ba thế21hệ.” Có được ảnh hưởng hết sức quan trọng như vậy bởi nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng củavăn học. Văn học không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo thực tại xã hội” màcòn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội. Nói như Thạch Lam, đó là “thứ khíi giới thanh caovà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác”. Văn học góp phầnlàm cho cuộc sống con người tốt đẹp, trong sáng hơn. Vậy nếu nhà văn chỉ đơn thuần tái hiệnvẹn nguyên cuộc sống mà không gửi gắm một tư tưởng tiến bộ nào, liệu rằng văn học có thểhoàn thành nhiệm vụ cao cả ấy không? Hơn ở đâu, nhà văn phải thể hiện, phải đặt ra và giảiquyết những vấn đề quan trọng về nhân sinh. Để mỗi người đọc, đến với tác phẩm, đều phảiday dứt, ám ảnh về điều đó, để rồi tự tìm ra được câu trả lời cho những vấn đề về con người.Tìm hiểu sâu sắc về bản chất cuộc sống, về bản chất con người cho hay cũng là nhu cầu tiếpnhận chính đáng của người đọc. Độc giả tìm đến tác phẩm văn chương đâu phải chỉ để hiểubiết về hiện thực cuộc sống, mà còn muốn tìm hiểu ý nghĩa, giá trị, bản chất của cuộc sống, đểtìm câu trả lời cho những băn khoăn, trăn trở, nghĩ suy của bản thân mình. Bởi vậy, tác phẩmnghệ thuật phải “đặt ra những câu hỏi” và có thể, còn cần phải “trả lời những câu hỏi đó”.Nam Cao, qua số phận bi kịch của Chí Phèo đã cất lên câu hỏi: Làm thế nào cứu vớt nhữngcon người đang đứng trên vực thẳm của sự tha hóa nhân tính và nhân hình? Làm thế nào đểxã hội này không còn những Chí Phèo? Câu hỏi ấy vang vọng, văng vẳng suốt thiên truyện,đau đáu mãi không nguôi. Nó hiện hình trong lời kết án đau đớn tuyệt vọng của Chí Phèotrước khi tự kết liễu đời mình: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vếtmảnh chai trên mặt này?”. Nhà văn dẫu không trả lời trực tiếp, nhưng qua tác phẩm củamình, Nam Cao đã ngầm đưa ra câu trả lời cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.Phải tiêu diệt xã hội đại ác, vạn ác này; phải tiêu diệt những con quỷ dữ Bá Kiến, Đội Tảo,…để cuộc đời này không còn những Chí Phèo. Và quan trọng hơn, để cứu rỗi những linh hồn tộilỗi như Chí Phèo, cần có một “lòng tốt bình thường”- tình người chân thành, mộc mạc nhưThị Nở. Chỉ tình người mới cứu được tính người. Ấy là thông điệp nhân sinh, là câu trả lờisâu sắc, đúng đắn của Nam Cao cho những vấn đề bức xúc của xã hội. Cũng như thế, ThạchLam, trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, không dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống tù túng, quẩnquanh, vô nghĩa, mòn mỏi đến tội nghiệp của những người dân nơi phố huyện nghèo. Nhà văncòn đặt ra những câu hỏi, những thông điệp sâu sắc: Hãy cứu lấy những đứa trẻ, hãy cứu lấytương lai của phố huyện. Điều mà Thạch Lam trăn trở không phải vấn đề cơm áo, sưu thuế,bất công xã hội mà còn là quyền sống có ý nghĩa của con người. Xã hội Việt Nam trước Cáchmạng như “ao đời phẳng lặng” nhấn chìm mọi sự sống, lăm le muốn cướp đi ý nghĩa thực sựcủa cuộc sống đối với mỗi con người. Hai đứa trẻ - những mầm xanh mới đâm chồi nảy lộctrên mảnh đất cạn khô nhựa sống của phố huyện liệu có trở thành bà cụ Thi điên, liệu có làchị Tí hay bác phở Siêu, gia đình bác xẩm? Câu trả lời ấy, Thạch Lam không nói nhưng rõràng, nhà văn đã hé mở cho người đọc điều đó. Tại sao chị em Liên không nhập vào không khítù đọng của phố huyện mà tối tối lại cố thức chờ đoàn tàu qua? Có phải đoàn tàu đem đếncho Liên và An nhận thức ở đâu đó ngoài phố huyện còn có một miền đời, một cuộc sống khácý nghĩa hơn? Như thế, con người phải tự vượt lên để không bị hoàn cảnh, để không bị cuộcsống vô nghĩa nhấn chìm. Đó chính là chiều sâu nhân đạo trong sáng tác của Thạch Lam.Ý kiến của Belinsky đã đặt ra yêu cầu hết sức đúng đắn, cần thiết, quan trọng với người cầmbút: ấy là anh phải có cái tâm trước cuộc sống, con người. Đó cũng chính là bài học đối với22những nghệ sĩ. Muốn có được tác phẩm sống mãi với thời gian, anh phải sống sâu sắc vớicuộc đời, nói như giáo sư Đặng Thai Mai phải biết “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn conngười trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ và cảnhững ước mong tha thiết nhất của loài người”. Để viết nên tác phẩm, nhà văn phải “tìmtòi…, phải yêu rất nhiều và phải chịu nhiều đau khổ” [Gioócgio Xang]. Và lịch sử văn học,thực chất chính là lịch sử của những tư tưởng vĩ đại của người nghệ sĩ.Tìm hiểu ý kiến của Belinsky, tôi càng thấm thía quy luật đào thải nghiệt ngã nhưng côngbằng của thời gian, của công chúng. Có những tác phẩm dù trung thành với nguyên tắc phảnánh hiện thực, thậm chí hết sức hiện thực nhưng không thể hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắcnào. Những tác phẩm ấy chỉ là bức ảnh vô hồn, thậm chí rơi vào tự nhiên chủ nghĩa bởi tìnhcảm, tư tưởng miệt thị con người, bi quan với cuộc đời. Lại có những tác phẩm chỉ đắm chìmtrong cảm xúc hay mê mải chạy theo những tư tưởng kì vĩ. Chỉ những tác phẩm nào có sự hòaquyện cao độ giữa tư tưởng đúng đắn, sâu sắc với tình cảm chân thành, mãnh liệt của ngườicầm bút mới có giá trị và sức sống bền lâu.Thế nhưng, văn chương trước hết là văn chương, nghệ thuật trước hết là nghệ thuật. Nói đếnnghệ thuật là nói đến cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệtđến mấy mà không được chuyển tải qua hệ thống phương tiện nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹthì không thể thức tỉnh, lay động tâm hồn người đọc. Gogol đã rất khổ tâm khi “những tìnhcảm thật quý có thể trở nên tầm thường khi diễn đạt ra thành lời”. Người nghệ sĩ vĩ đại khôngchỉ có cái tâm mà còn phải có cái tài để cái tâm được tỏa sáng lung linh.“Rồi nhân dân sẽ còn trìu mến tôi mãi mãi vì tôi đã dùng thơ đánh thức những tình cảm tốtlành, vì trong thế kỉ tàn khốc của chúng ta, tôi ngợi ca tự do và lòng thương những kẻ khốncùng”. Bất cứ nghệ sĩ nào đã sống sâu sắc với cuộc đời, đã đau đớn, mừng vui với những vuibuồn, sướng khổ của loài người đều có quyền tự hào và tin tưởng như Puskin về sự tồn tạivĩnh hằng của những tác phẩm nghệ thuật chân chính của mình.[Nguyễn Thị Hải Hậu, tỉnh Phú Thọ]Nếu vẫn chưa đủ tự tin để xác định ranh giới các phần, hãy đọc lại bài văn đã được chiatách thành các ý sau đây. Cuối cùng, hãy cho vào những khoảng trống [ chữ mầu xanh ] đểchỉ rõ ranh giới các phần nhé!I. Mở bài:1. Dẫn dắt vào vấn đề:- Dostoevsky khi lí giải động lực khiến mình cầm bút đã nói rằng: “Tôi hãy còn một trái tim,một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ”.- Còn R.Tagore mong muốn sau khi từ giã cõi đời, được nhắn nhủ lại một lời: “Tôi đã từngyêu”.2. Nêu vấn đề:Có phải bởi những nhà văn, nhà thơ vĩ đại - những con người đã sống, đã sống hết mình vàyêu hết mình với cuộc đời, với con người bởi thấm thía sâu sắc rằng: “Tác phẩm nghệ thuật sẽchết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lờica tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. [Lí luậnvăn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62]II. Thân bài:1. Giải thích ý kiến trên:23- Saltykov Shchedrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉmình nó khổng thừa nhận cái chết”. Vậy điều gì đã khiến các tác phẩm nghệ thuật bất tử? Ởtài năng hay ở tấm lòng của người cầm bút?- Ý kiến của nhà phê bình Nga Belinsky trên đây đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng,thậm chí, quyết định của tư tưởng, tình cảm, hay nói cách khác, cái tâm của người cầmbút quyết định sức sống của một tác phẩm nghệ thuật, ở đây được hiểu là tác phẩm văn học.Tác phẩm văn học chỉ sống được trong những tư tưởng, tình cảm mãnh liệt của ngưòi cầm bútmà thôi.2. Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của câu nói:- Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả:+ Trước hết, qua nhận xét của mình, Belinsky muốn lên án thứ văn chương “miêu tả cuộcsống chỉ để miêu tả”. Đúng là văn học nghệ thuật ra đời để miêu tả, phản ánh hiện thực cuộcsống con người. Nhưng đó không phải là mục đích duy nhất của văn học.+ Nếu văn học chỉ miêu tả cuộc sống đơn thuần không thôi thì đó đâu khác bức ảnh, bảnphoto nguyên xi, máy móc, vô hồn về cuộc sống. Và liệu rằng các tác phẩm ấy có thể cungcấp cho người đọc nhiều hiểu biết chính xác, phong phú, khách quan hơn các công trìnhnghiên cứu khoa học được chăng? Sao chép nguyên xi hiện thực, mô phỏng cuộc sống mộtcách vụng về, văn học nghệ thuật sẽ không còn là văn học, sẽ “chết” như cách nói củaBelinsky.- Tác phẩm nghệ thuật phải là “tiếng kêu đau khổ”:+ Vậy điều gì giúp cho các tác phẩm văn học, mặc dù vẫn miêu tả, thể hiện những khám phávề cuộc sống lại không trở thành những bức ảnh vô hồn hay những bản thống kê chi tiết đếnkhô cứng, lạnh lùng? Belinsky đã chỉ ra rằng, tác phẩm ấy phải là tiếng thét khổ đau hoặclời ca tụng hân hoan, tức là phải in đậm bầu cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ.+ Bởi lẽ văn học là làm theo quy luật của tình cảm. Văn học là sự lên tiếng thôi thúc củanhững trái tim. Nhà văn chỉ viết được khi “trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Nếu như cácngành khoa học loại bỏ cái tôi trong nghiên cứu thì các ngành nghệ thuật, trong đó có văn họclại lấy cái tôi làm điểm tựa cho sự sáng tạo. Viên Mai đã từng nói: “Làm người thì không nêncó cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Thơ nói riêng và văn học nói chungkhông thể thiếu cái tôi - ở đây là dấu ấn tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ.+ Làm sao nhà văn có thể viết khi đứng trước hiện thực cuộc sống, trái tim anh không hềrung động, không hề xúc cảm? Hiện thực cuộc sống, dù phong phú, kì diệu đến mấy màkhông được thổi hồn bởi những tình cảm mãnh liệt của người cầm bút thì cũng chỉ là nhữnghình ảnh lay lắt, không có sức sống trong tác phẩm mà thôi. “Đừng cậy thời đại anh hùng nếu24tâm hồn anh cứ bé” - ấy là lời nhắn nhủ chân thành, lời khuyên răn chính mình của nhà thơChế Lan Viên. Cho hay, đó cũng chính là điều sinh tử với những người cầm bút.+ Tình cảm không chỉ là “khâu đầu tiên” mà còn là “khâu cuối cùng” trong quá trình hìnhthành một tác phẩm văn học. Văn học chỉ sống được trong tấm lòng đồng cảm của ngườiđọc. Vậy làm sao tác phẩm nghệ thuật có thể lay động sâu xa tâm hồn người đọc, có thể khiếnđộc giả cùng vui, buồn, xôn xao, giận hờn, đau khổ, căm phẫn... cùng nhân vật khi nhà vănkhông thực sự xúc cảm, không viết nên từ “chiều sâu con tim”?o “Thơ muốn làm cho người ta khóc, trước tiên mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười,trước hết mình phải cười”. Nhà văn phải đau cái đau của nhân vật, phải buồn cái buồn củanhân vật, vui cái vui của cuộc sống, của con người, khi ấy tác phẩm của anh mới có sức “đồngcảm mãnh liệt và quảng đại”.o Cảm xúc trơ lì, sáo mòn; tình cảm nông cạn hời hợt, giả dối; tác phẩm chỉ là những con chữvô hổn, xác bướm ép khô không gây xúc động nơi người đọc.o Chỉ những gì xuất phát từ trái tim mới đi đến những trái tím. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm vănhọc đã bắc nhịp cầu linh diệu nối liền trái tim nghệ sĩ với tâm hồn độc giả, để trong đời này cónhiều yêu thương, sẻ chia hơn.* Chứng minh bằng tác phẩm văn học cụ thể:+ Nhà văn Nga Gercen đã từng cho rằng: “Nhà văn là một nỗi đau khổ”. Khổ đau trong cuộcđời, các nhà văn đã thấu hiểu sâu sắc “mọi nỗi đau đớn của con người thời đại, đã rungđộng tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bội, tủi hổ,... của loài người” [Đặng Thai Mai].Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bởi “nỗi đau đớn lòng” trước những điều Người đã “trôngthấy”, đã từng trải qua trong cuộc đời.o Truyện Kiều là tiếng kêu đứt ruột về những kiếp sống bị đoạ đày. Ai biết trong mười lămnăm lưu lạc của mình, Thuý Kiều đã từng bao lần rơi lệ, đã từng bao lần bị đánh đập, hành hạ?Và ai biết được, người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo vĩ đại – Nguyễn Du đã bao lần nhỏ lệtrước “số phận một con người” bất hạnh, đau đớn ê chề. “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thânKiều”. Nỗi đau ấy đã một lần thôi thúc Người viết nên hai câu thơ, mà hôm nay và mai sauhãy còn vang vọng:Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng cũng là lời chung.[Truyện Kiều]o Không cầu kì, hoa mĩ, đó là những lời huyết lệ, những lời tâm can của chính Nguyễn Du.Những câu thơ như thế, có gì hay, có gì mà hấp dẫn muôn triệu trái tim, muôn triệu tâm hồn?25

Video liên quan

Chủ Đề