Tóm tắt bài 10 Sinh 7

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung

Tóm tắt bài 10 Sinh 7

Đặc điểm

Thuỷ tức

Sứa

San hô

Kiểu đối xứng

Đối xứng toả tròn

Đối xứng toả tròn

Đối xứng toả tròn

Cách di chuyển

Sâu đo, lộn đầu, bơi

Co bóp dù

Không di chuyển

Cách dinh dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

Dị dưỡng

Cách tự vệ

Nhờ tế bào gai

Nhờ tế bào gai, di chuyển

Nhờ tế bào gai

Số lớp tế bào của thành cơ thể

2

2

2

Kiểu ruột

Ruột túi

Ruột túi

Ruột túi

Sống đơn độc hay tập đoàn.

Đơn độc

Đơn độc

Tập đoàn

Kết luận:

Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

  • Cơ thể có đối xứng toả tròn.
  • Ruột dạng túi.
  • Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
  • Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
  • Sống dị dưỡng

1.2. Vai trò

a. Lợi ích

  • Trong tự nhiên:
    • Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.
    • Ý nghĩa sinh thái đối với biển.

  • Với đời sống con người:
    • Làm đồ trang trí, trang sức: San hô.
    • Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất vôi: San hô.
    • Thực phẩm có giá trị: Sứa
    • Nghiên cứu địa chất: Hoá thạch san hô.

b. Tác hại:

  • Một số loài gây độc, ngứa: Sứa...
  • Tạo đảo ngầm, cản trở giao thông đường biển: San hô.

Lý thuyết Sinh 7 Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

Tóm tắt bài 10 Sinh 7

- Kết luận: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Sống dị dưỡng

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo

+ Ruột dạng túi

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

II. VAI TRÒ

* Lợi ích

- Trong tự nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo à là điều kiện để phát triển du lịch: đảo san hô vùng nhiệt đới

- Đối với đời sống

+ Là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí: vòng tay làm bằng san hô

+ Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

+ Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

+ Làm thực phẩm: gỏi sứa

* Tác hại

- Một số loài sứa gây ngứa và độc: sứa lửa

- Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm

Xem thêm Soạn Sinh 7: Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 9 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang môn Sinh học lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang Sinh học lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang: 

SINH HỌC 7 BÀI 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 7 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

I. Đặc điểm chung

Thủy tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

Bảng đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang

- Các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Sống dị dưỡng

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng keo

+ Ruột dạng túi

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

II. Vai trò

Với khoảng 10 nghìn loài, hầu hết ruột khoang sống ở biển.

- San hô có số loài nhiều và số lượng cá thể lớn hơn cả (khoảng 6 nghìn loài). Chúng thường tạo thành các đảo và bờ san hô có màu sắc phong phú và là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật khác.

Tóm tắt bài 10 Sinh 7

- San hô mang lại nhiều lợi ích cho con người:

+ San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu… là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức.

+ San hô đá là một trong các nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng.

+ Hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

- Sứa sen, sứa rô… là những loài sứa lớn thường được khai thác làm thức ăn.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Câu 1: Loài ruột khoang nào không di chuyển

a. San hô và sứa

b. Hải quỳ và thủy tức

c. San hô và hải quỳ

d. Sứa và thủy tức

Đáp án

San hô và hải quỳ sống bám, chúng không có khả năng di chuyển.

→ Đáp án c

Câu 2: Lợi ích của ruột khoang đem lại là

a. Làm thức ăn

b. Làm đồ trang sức

c. Làm vật liệu xây dựng

d. Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Ruột khoang rất đa dạng và phong phú. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho con người như làm thức ăn, làm đồ trang sức, là vật liệu xây dựng…

→ Đáp án d

Câu 3: Ruột khoang chủ yếu sinh sản bằng cách

a. Sinh sản vô tính

b. Sinh sản hữu tính

c. Tái sinh

d. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Đáp án

Ruột khoang chủ yếu sinh sản vô tính đơn giản.

→ Đáp án a

Câu 4: Cơ thể ruột khoang

a. Đối xứng tỏa tròn

b. Đối xứng hai bên

c. Không đối xứng

d. Luôn biến đổi hình dạng

Đáp án

Cơ thể ruột khoang đối xứng tỏa tròn, phù hợp sống trong điều kiện môi trường nước.

→ Đáp án a

Câu 5: Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất

a. Hải quỳ

b. Thủy tức

c. Sứa

d. San hô

Đáp án

Hóa thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

→ Đáp án d

Câu 6: Loài nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang

a. Sứa

b. Thủy tức

c. Trùng sốt rét

d. San hô

Đáp án

Thủy tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang.

→ Đáp án c

Câu 7: Ruột khoang có đặc điểm nào

a. Sống trên cạn

b. Cấu tạo đơn bào

c. Cấu tạo đa bào

d. Cả a, b đúng

Đáp án

Ruột khoang sống trong nước, có cấu tạo đa bào.

→ Đáp án c

Câu 8: Ruột khoang sống

a. Tự dưỡng

b. Dị dưỡng

c. Tự dưỡng và dị dưỡng

d. Kí sinh

Đáp án

Ruột khoang có đời sống dị dưỡng, chúng là động vật ăn thịt.

→ Đáp án b

Câu 9: Ruột khoang tự vệ và tấn công bằng

a. Tế bào gai

b. Chân giả

c. Tế bào thần kinh

d. Tế bào sinh sản

Đáp án

Ruột khoang sống dị dưỡng, chúng tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.

→ Đáp án a

Câu 10: Số lớp tế bào của thành cơ thể ruột khoang là

a. 1

b. 2

c. 3

d. 4

Đáp án

Ruột khoang có thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng keo.

→ Đáp án b

Xem thêm

Tóm tắt bài 10 Sinh 7

Trang 1

Tóm tắt bài 10 Sinh 7

Trang 2

Tóm tắt bài 10 Sinh 7

Trang 3

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống