Tràn dịch khớp gối tiếng Anh là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Dịch trong ổ khớp là thành phần đặc biệt có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cũng như nuôi dưỡng các sụn trong khớp. Tuy nhiên, đôi lúc lượng dịch trong khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng tràn dịch rất cần thiết để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch khớp gối gồm có:

  • Tràn dịch sau các chấn thương: Các loại chấn thương sau khi chơi thể thao hay vận động quá sức hoặc tai nạn lao động, sinh hoạt khiến sụn khớp bị tổn thương, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương,...
  • Tràn dịch trong các bệnh lý về khớp: Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối có thể kể đến như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,...
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối, một số loại vi khuẩn thường thấy là: vi khuẩn lao, Mycoplasma, ngoài ra còn có virus hoặc vi nấm.

Dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối nổi mẩn đỏ kèm sưng và phù nề, khi so sánh 2 bên khớp gối có thể nhận ra sự lớn hơn bất thường của bên tràn dịch do bao khớp dày lên. Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác nặng nề bên khớp tổn thương và rất hạn chế vận động khi đi lại hoặc khó gấp duỗi. Theo thời gian nếu không được can thiệp thì các cơ xung quanh sẽ yếu dần khiến khớp ngày càng không vững cùng với cơn đau dai dẳng.

Những biểu hiện kể trên có thể được phát hiện từ bản thân người bệnh, tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng tràn dịch khớp gối thì một số xét nghiệm có thể hỗ trợ đắc lực như:

  • Công thức máu: Chủ yếu để xác định tình trạng viêm nhiễm hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Chụp X-quang: Phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương

Chụp X-quang: Phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương

  • Chụp MRI: Dùng để phát hiện kỹ hơn bất thường về xương và cả phần khớp như gân, dây chằng và các sụn
  • Chọc hút dịch khớp: Việc hút dịch khớp này sẽ giúp xác định bản chất của dịch trong khớp, từ đó chẩn đoán được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh

Tràn dịch khớp gối ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm mà không gây nhiều biến chứng, tuy nhiên thực tế nhiều người bệnh chủ quan với tình trạng bệnh của mình khiến tình trạng khi đến các cơ sở y tế là đã trầm trọng. Ngoài gây hạn chế vận động khớp gối do tình trạng sưng viêm, các biến chứng có thể gặp như nhiễm trùng khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần hoặc thậm chí là phá hủy khớp và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh nhưng thường có các phương pháp phổ biến sau:

Điều trị bằng thuốc: Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thuốc kháng viêm corticosteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ điều trị, đặc biệt là đối với thuốc có tác dụng phụ như corticoid.

Điều trị xâm lấn: Việc lượng dịch tồn đọng trong khớp không chỉ hạn chế vận động mà còn làm bệnh nhân đau đớn và khó chịu, vì vậy việc chọc hút sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân. Chọc hút có thể kết hợp với cả tiêm corticoid để điều trị. Ngoài ra, nội soi khớp giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp. Cuối cùng khi tổn thương thoái hóa khớp quá nặng bệnh nhân cần được phẫu thuật để điều trị

Tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều nhằm giảm thiểu trọng tải mà khớp gối phải chịu đựng, chườm đá và kê cao chân sẽ giúp tuần hoàn phía chi dưới được thuận lợi và giảm sưng nề

Ngoài ra, để phát hiện và điều trị kịp thời tràn dịch khớp gối bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thăm khám định kỳ để phát hiện các bệnh lý mạn tính như thoái hóa hay viêm khớp dạng thấp, gout
  • Dùng thuốc điều trị nguyên nhân trực tiếp gây nên tràn dịch khớp gối hoặc đeo nẹp theo yêu cầu điều trị

Hơn hết, cần phải nhớ rằng mọi biện pháp điều trị triệu chứng chỉ có thể làm giảm biểu hiện bệnh, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể khi phát hiện các biểu hiện đầu tiên. Việc điều trị tận gốc nguyên nhân mới giúp cho bệnh không tái phát và tiến triển thành mạn tính.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu có dấu hiệu phồng đĩa đệm bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Các bác sĩ Nội Cơ xương khớp giàu chuyên môn và kinh nghiệm tại Vinmec sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Đánh giá khớp gối bao gồm khám lâm sàng Khám khớp gối [Xem thêm Đánh giá bệnh nhân với các triệu chứng khớp.] Ở khớp gối, các biến dạng nhiều như sưng khớp [ví dụ như: tràn dịch khớp, kén khoeo chân], teo cơ tứ đầu đùi, và mất vững khớp gối có... đọc thêm và đôi khi Hút dịch khớp Hút dich khớp gối [Xem thêm Đánh giá bệnh nhân với các triệu chứng khớp.] Ở khớp gối, các biến dạng nhiều như sưng khớp [ví dụ như: tràn dịch khớp, kén khoeo chân], teo cơ tứ đầu đùi, và mất vững khớp gối có... đọc thêm . [Xem thêm Đánh giá bệnh nhân có triệu chứng khớp Đánh giá bệnh nhân có các triệu chứng khớp .]

Khám khớp gối

Bên trong khớp gối.

Ở khớp gối, các biến dạng nhiều như sưng khớp [ví dụ như: tràn dịch khớp, kén khoeo chân], teo cơ tứ đầu đùi, và mất vững khớp gối có thể quan sát được khi bệnh nhân đứng và đi bộ. Khi bệnh nhân nằm ngửa, người khám nên sờ khớp gối, xác định xương bánh chè, lồi cầu xương đùi,lồi củ chầy, mâm chày, đầu xương mác, bờ trong và ngoài khớp, hố khoeo và gân cơ tứ đầu đùi, gân xương bánh chè. Bờ trong và ngoài khớp gối tương ứng với sụn chêm trong và sụn chêm ngoài và có thể sờ để xác định được khi gấp và duỗi khớp gối từ từ. Viêm bao thanh dịch ngoài khớp như bao thanh dịch nhóm gân chân ngỗng dưới bờ trong của khớp nên được phân biệt với các tổn thương nội khớp.

Việc phát hiện tràn dịch khớp kín đáo thường khó, và tốt nhất dựa vào dấu hiệu phình khớp. Để bệnh nhân nằm ngửa, thả lỏng chân, gối duỗi tối đa và chân hơi xoay ngoài. Giữ bờ trong của khớp gối để không làm dịch khớp thoát ra từ vị trí này. Đặt một tay ở túi cùng trên xương bánh chè và nhẹ nhàng giữ hoặc ép bờ ngoài khớp gối để tạo ra dấu hiệu sóng hoặc bập bềnh của dịch ở bờ trong khớp khi khớp bị tràn dịch. Tràn dịch nhiều có thể quan sát được hoặc phát hiện bằng nghiệm pháp bập bềnh xương bánh chè. Khám khớp bình thường bên đối diện để so sánh. Tràn dịch khớp có thể do nhiều bệnh khớp gây nên, bao gồm viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp [RA] , thoái hóa khớp Thoái hóa khớp [OA] , bệnh gút Bệnh Gút , và chấn thương.

Cố gắng duỗi khớp gối tối đa 180 độ để phát hiện dấu hiệu co rút khớp. Khám chuyển động tự do, không đau của xương bánh chè.

Hút dich khớp gối

Vị trí chọc dịch nằm ở phía trước trong khớp gối, trên 1-2cm ở 1/2 hay 1/3 trong xương bánh chè. Cũng có thể chọc dịch ở phía ngoài khớp gối. Gây tê tại chỗ vị trí chọc hút dịch bằng kim 25-30 gauge. Sau đó, gây tê thêm ở mô sâu hơn dọc theo hướng đâm kim chọc hút dịch, nhưng không nên tiêm thuốc gây tê vào trong ổ khớp. Dùng kim dài 2-inch [5,08 cm], 18 hoặc 20 gauge để hút dịch khớp. Đâm kim vuông góc với mặt da, luôn kéo xilanh để tạo áp lực âm trong khi đâm kim, luồn kim dưới xương bánh chè và hướng về phía hố liên lồi cầu. Để tránh chạm kim vào sụn khớp, luôn giữ kim nằm ngang đồng thời bác sỹ giữ và nhẹ nhàng kéo xương bánh chè lên. Dịch khớp sẽ được hút vào trong bơm khi kim vào trong ổ khớp. Tất cả dịch khớp sẽ được hút ra. Ấn nhẹ lên vùng trước xương bánh chè để hút được thêm dịch khớp. Nếu kim chạm vào xương, kéo kim ra và đi kim theo góc khác.

Hút dịch khớp gối.

Để bệnh nhân nằm ngửa, duỗi gối khi hút dịch ổ khớp và túi thành dịch phía trên xương bánh chè. Đâm kim 18 hoặc 20 gauge ở vị trí trên trong, dưới 1/2 hay 1/3 đầu xương bánh chè. Ngoài ra, có thể đâm kim ở vị trí bên ngoài, ngay dưới cạnh của đầu xương bánh chè [thể hiện trong bản vẽ].

Video liên quan

Chủ Đề