Trăng xanh xuất hiện ở đâu

"Trăng xanh" là hiện tượng trăng tròn lần thứ 2 trong một tháng dương lịch. Trước đó, lần trăng tròn đầu tiên diễn ra vào ngày 1/10-3/10.

Được biết, "trăng xanh" xuất hiện vào đêm Halloween là sự kiện hiếm hoi kể từ sau Thế chiến thứ II. Theo ước tính, cảnh tượng này xảy ra trung bình 2,5 năm một lần, nhưng phải mất đến 19 năm để có thể trùng khớp với Halloween.

Hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trở lại sau hơn hàng chục năm. Ảnh: Adobe stock.

Hình ảnh trăng tròn được dùng để trang trí vào mỗi dịp lễ Halloween đã khiến chúng ta lầm tưởng điều này là sự thật. “Đa số các học sinh của tôi đều nghĩ rằng trăng tròn thường diễn ra vào mỗi dịp Halloween”, Jeffrey Hunt, giáo viên thiên văn học giải thích.

Nhưng trên thực tế, lần trăng tròn cuối cùng rơi vào Halloween mà được cả thế giới nhìn thấy là vào năm 1944. Hơn 10 năm sau tức 1955, trăng tròn Halloween một lần nữa xuất hiện ở nhiều khu vực nhưng không bao gồm Tây Bắc Mỹ và Tây Thái Bình Dương.

Người dân trên khắp châu Mỹ, châu Phi, toàn bộ châu Âu và phần lớn châu Á sẽ có thể nhìn thấy hiện tượng này.

Trong khi tại Úc, người dân ở phía tây mới có thể nhìn thấy "trăng xanh", miền trung và miền đông nước này thì không. Nếu bỏ qua đợt "trăng xanh" trùng khớp với Halloween năm nay, chúng ta phải đợi đến năm 2039 để được nhìn thấy lần nữa.

Mọi người cũng cần lưu ý rằng mặc dù có tên gọi là "trăng xanh", nhưng Mặt Trăng không bị đổi màu như hiện tượng trăng máu diễn ra khi nguyệt thực toàn phần. Màu sắc của trăng sẽ tùy vào điều kiện thời tiết thích hợp.

Theo Zing

Jacob Kegerreis và cộng sự tại Viện Vũ trụ Tính toán [Anh] đã dùng siêu máy tính mô phỏng các thiên thể, hành tinh va vào nhau để tìm ra nguồn gốc Mặt Trăng.

Khoa học

Bạn đã bao giờ nghe đến hiện tượng "Blue Moon" - Mặt trăng xanh ngọc chưa?

Trả lời
Mời trả lời
3

"Siêu trăng", "trăng máu" và "trăng xanh" sẽ xuất hiện trong năm 2021 - Ảnh: Deanne Fortnam

"Siêu trăng" là hiện tượng trăng tròn ở vị trí trên quỹ đạo có khoảng cách gần Trái đất nhất. Lúc này người ở Trái đất sẽ thấy Mặt trăng có kích thước to hơn và sáng hơn thông thường. 

Năm 2021 sẽ có 3 lần diễn ra 'siêu trăng'. Siêu trăng đầu tiên xuất hiện vào ngày 27-4, được đặt tên là "Super Pink Moon" [siêu trăng hồng]. Tuy nhiên, Mặt trăng sẽ không có màu hồng như tên gọi. Sở dĩ nó được gán màu hồng vì có một loài hoa màu hồng thường nở vào dịp trăng tròn tháng 4.

Một tháng sau, ngày 26-5 sẽ đón lần siêu trăng thứ 2 trong năm và trùng hợp thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần. Lúc này Mặt trăng sẽ chuyển sang màu cam đỏ trong khoảng 15 phút, được gọi là hiện tượng "trăng máu". Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng "siêu trăng máu" hiếm hoi này.

Siêu trăng cuối cùng trong năm rơi vào ngày 24-6. Lần siêu trăng này cũng không kém phần đặc biệt khi nó diễn ra chỉ sau thời điểm hạ chí 3 ngày. Không những thế, đây còn là lần trăng tròn có vị trí thấp nhất trên bầu trời trong năm nay.

Năm 2021 cũng sẽ đón 1 lần "trăng xanh". Nó thực chất không có màu xanh, mà chỉ là tên gọi cho một hiện tượng hiếm gặp. Thông thường, trăng xanh dùng để chỉ lần trăng tròn thứ 2 trong cùng 1 tháng dương lịch. Tuy nhiên, những người làm nông nghiệp còn định nghĩa trăng xanh theo mùa.

Mỗi mùa trong năm thường có 3 lần trăng tròn, nhưng đôi khi sẽ có 1 mùa có đến 4 lần trăng tròn. Khi này, lần trăng tròn thứ 3 trong mùa cũng sẽ được gọi là trăng xanh. Cả 2 loại trăng xanh kể trên đều diễn ra theo chu kỳ 7 lần/19 năm.

Lần trăng xanh trong năm 2021 là trăng xanh theo mùa, diễn ra vào ngày 22-8. Đây là trăng tròn thứ 3 trong mùa hè năm 2021 [từ ngày 21-6 đến 22-9].

Năm 2021 có những sự kiện thiên văn nào đáng xem?

LÊ CHUNG [Theo The Premier Daily]

TPO - Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Nói "Trăng xanh' thì trăng có màu xanh không? Và hiện tượng này có tác động đến gì tới sức khỏe con người?

"Trăng xanh" là gì?

Trăng xanh [trong tiếng Anh là blue moon] là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn.

Nhưng do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm [chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton] lại có thêm một lần trăng tròn. Có nhiều cách diễn giải khác nhau về "trăng xanh" liên quan tới kỳ trăng tròn dư thừa này.

Trong tính toán ngày tháng cho Mùa Chay và lễ Phục Sinh thì giới tu sĩ Công giáo phải xác định ngày diễn ra Trăng Mùa Chay. Người ta cho rằng theo dòng lịch sử khi thời điểm trăng tròn đến quá sớm thì họ gọi kỳ trăng tròn sớm đó là "Trăng phản" [Trăng phản bội] hay "Trăng màu" [Trăng màu sắc] và như vậy Trăng Mùa Chay đã đến vào đúng thời điểm dự kiến dành cho nó.

Theo văn hoá dân gian phương Tây thì người ta đặt tên cho ngày trăng tròn theo thời gian của năm. Mặt Trăng đến quá sớm mà không có tên dân gian - được gọi là trăng xanh - để tính đúng thời gian trong lần trăng sau.

Lịch nhà nông định nghĩa từ trăng xanh là kỳ trăng tròn "dư thừa" xảy ra trong một mùa. Thông thường một mùa có ba lần trăng tròn, nhưng nếu một mùa có bốn lần trăng tròn thì lần trăng tròn thứ ba được gọi là trăng xanh.

Lưu ý rằng mùa tại các quốc gia vùng vĩ độ ôn đới nói chung được coi là bắt đầu vào các ngày phân [xuân phân, thu phân] hay ngày chí [hạ chí, đông chí] nên trăng xanh theo cách hiểu này nếu xảy ra thì đều rơi vào khoảng thời gian xấp xỉ 1 tháng trước ngày chí/ngày phân.

 

"Trăng xanh' thì trăng có màu xanh không?

Trăng xanh là hiện tượng xảy ra cứ 2,5 năm một lần. Đây là khái niệm chỉ trăng tròn lần hai trong một tháng dương lịch. Ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 1 năm nay là ngày 1/1.

Trên thực tế, cái tên Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng. Trong một số thời điểm, trăng tròn có thể mang màu đỏ nhạt.

Trăng Xanh có nhiều tên như: Ngày trăng tròn cá tầm, Trăng bắp xanh, Trăng ngũ cốc và Trăng tròn đỏ...

Tuy nhiên Mặt Trăng sẽ không thực sự có màu xanh. Trăng tròn sẽ tối và đỏ trong suốt quá trình nguyệt thực và hiện tượng này còn được gọi là trăng máu.

Trên thế giới, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ "blue moon" để chỉ trường hợp Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh. Ví dụ như vào năm 1950 - 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được mục kích hiện tượng này.

Thời điểm ấy, 2 quốc gia đều xảy ra những vụ cháy rừng cực lớn, đẩy một lượng khói không nhỏ vào khí quyển. Các phân tử trong khói đã khiến cho ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo ra màu xanh cho Mặt trăng.

Các vụ núi lửa phun trào cũng có thể tạo ra trăng xanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng cực hiếm, vì các phân tử trong khói, bụi cần phải đạt kích cỡ khá chuẩn xác mới tạo ra được hiện tượng này.

Chẳng hạn sau khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia phun trào năm 1883, tro bụi bay vào không trung và các tầng cao hơn của khí quyển, trăng xanh đã được ghi nhận ở khắp thế giới. Hiện tượng này kéo dài đến 2 năm.

Tro bụi núi lửa Krakatoa được giải thích là nguyên nhân dẫn đến trăng xanh. Một số đám mây bụi chứa đầy những hạt rộng khoảng 1 micron [một phần triệu của một mét] – kích cỡ phù hợp để phân tán mạnh mẽ ánh sáng màu đỏ trong khi cho phép các màu khác đi qua. Các chùm tia sáng mặt trăng trắng chiếu sáng qua các đám mây này trở thành màu xanh lam, đôi khi có màu xanh lá cây.

Trăng xanh tồn tại nhiều năm sau sự phun trào núi lửa nói trên. Ngoài ra, người dân còn nhìn thấy Mặt trời màu tím hoa oải hương và các đám mây dạ quang.

Theo nhà nghiên cứu núi lửa Scott Rowland của đại học Hawaii, tro bụi cũng gây ra những cảnh hoàng hôn rực đỏ sống động đến nỗi lính cứu hỏa được triệu tập để dập cháy hỏa hoạn ở New York, Poughkeepsie và New Haven [Mỹ].

Nhiều núi lửa nhỏ hơn cũng đã biến Mặt trăng thành Mặt trăng xanh. Người ta đã thấy trăng xanh theo nghĩa đen vào năm 1983 sau khi núi lửa El Chichon ở Mexico phun trào. Ngoài ra, có nhiều báo cáo về trăng xanh xuất hiện do núi St. Helens hoạt động năm 1980 và núi Pinatubo hoạt động năm 1991.

“Trăng xanh” có liên quan đến ngày tận thế?

Người ta nói rằng, sự kỳ dị của mặt trăng khi nó chuyển sang màu xanh có sự tác động đến hệ thần kinh con người khiến họ mất kiểm soát và có những hành vi như những người điên. Thậm chí, ở các nước phương Tây, người ta thường cho rằng, người sói xuất hiện ở lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng.

Khi khoa học chưa phát triển, loài người đã biết sử dụng mặt trăng và các chòm sao như một công cụ để tiên đoán, dự liệu những biến cố của đất trời. Cho đến nay, các nhà khoa học không thể phủ nhận sự chính xác của những “công cụ” này và nó đã trở thành một kinh nghiệm dân gian được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Thậm chí, người ta còn nhìn trăng để đoán được ngày tận thế, đại họa xảy ra với loài người. Từ xưa, con người đã quan niệm trăng máu và trăng xanh có liên quan trực tiếp đến đại họa của loài người.

Các chuyên gia trường đại học California, Mỹ phát hiện ra rằng, có một tác động giữa ánh sáng từ mặt trăng tới sức khỏe con người. Họ đưa ra giải thích là những ngày trăng tròn, ánh sáng của ánh trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người, gây tình trạng thiếu ngủ và ít nhiều đã tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến những thái độ, hành động bất thường. Tuy nhiên, đó chỉ là một tác động nhỏ không thể dẫn đến người phát điên hay ma sói xuất hiện như truyền thuyết.

Các nhà khoa học cũng đã khẳng định, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy trăng xanh gây hiện tượng bất thường cho con người. Cũng không hề có chuyện trăng xanh ảnh hưởng tới bệnh tật của con người như những lời đồn đoán trên mạng xã hội rằng hiện tượng kỳ thú hiếm gặp này sẽ khiến người phát điên.

Chim cướp biển nuốt chửng chim cánh cụt non

1001 thắc mắc: Pháo hoa ra đời thế nào, bí mật gì để có nhiều màu lấp lánh?

Bạch tuộc bị đàn cá xé xác

Cách săn mồi theo nhóm của chó hoang

Loài thú 'nửa dê, nửa trâu' xuất hiện ở Trung Quốc

Vì sao camera nhà Văn Mai Hương bị lấy cắp video nhạy cảm?

Đỗ Hợp [t/h] ​

Video liên quan

Chủ Đề