Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Tắm có phải là một cách tốt để giúp trẻ hạ sốt? Các chuyên gia nói gì về cách tắm cho trẻ sơ sinh trong tình trạng này? Mời mẹ tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc thật tốt cho bé nhé!

Trong một thời gian dài, việc mang bé đi tắm được xem là một cách hạ sốt nhanh. Tuy nhiên, quan điểm của các chuyên gia đã thay đổi trong thời gian gần đây. Đặc biệt, cách tắm cho trẻ sơ sinh khi bé đang sốt càng nên được chú ý vì cơ thể bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thân nhiệt.

Lưu ý cách tắm khi trẻ sơ sinh bị sốt

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay bị cảm lạnh thông thường. Dấu hiệu đặc trưng là sự gia tăng nhiệt độ tạm thời trong cơ thể. Cụ thể, bé bị sốt khi nhiệt độ đo ở vùng nách trên 37,2ºC. Khi đo nhiệt độ ở những vị trí khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Nhiệt độ đo ở hậu môn là nhiệt độ chính xác nhất, tuy nhiên, với loại nhiệt kế thông thường, mẹ nên kẹp ở nách bé và cộng thêm 0,5ºC khi xem kết quả để có số thân nhiệt chính xác của bé.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không
Khi khi trẻ sơ sinh bị sốt và khó chịu, mẹ chỉ nên tắm cho bé nếu thật cần thiết

Những điều nên làm khi trẻ sơ sinh bị sốt

Ngay cả khi trẻ khỏe mạnh, các bác sĩ nhi cũng khuyên mẹ không nhất thiết phải tắm bé thường xuyên. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, việc tắm không đúng cách có thể gây ra tình trạng run rẩy và co giật do chênh lệch nhiệt độ ngoài da và bên trong cơ thể.

Vì vậy, khi tắm cho trẻ sơ sinh đang sốt, mẹ nhớ lưu ý những điều sau:

  • Thời gian tắm khi trẻ sơ sinh bị sốt cần thực hiện nhanh chóng, vì vậy mẹ cần chuẩn bị tất cả mọi thứ từ trước như: Lấy sẵn quần áo, tất chân tất tay, khăn tắm, xà phòng, chậu tắm…
  • Chắc rằng tất cả các cửa sổ và cửa chính đều được đóng kỹ nhằm tránh tình trạng gió lùa khiến bé bị lạnh.
  • Chuẩn bị nước tắm cho bé là khâu rất quan trọng, do cơ thể đang bị nóng sốt nên trẻ không thể tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng. Vì điều này sẽ làm bé rùng mình và tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Tốt nhất là tắm nước ấm nhưng nhiệt độ nước phải đảm bảo thấp hơn nhiệt độ của cơ thể khoảng 2 độ. Chẳng hạn, bé sốt 39ºC thì mẹ pha nước ấm ở mức 37ºC và nhiệt độ này cần được duy trì trong suốt quá trình tắm.
  • Khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, mẹ mới bắt đầu tắm cho bé. Lưu ý cho cơ thể tiếp xúc với nước từ từ để kịp thích nghi. Có thể tắm từ đầu trở xuống, các thao tác cần thực hiện nhanh chóng và không kéo dài quá 5 phút
  • Sau khi tắm xong, lau khô người bé thật nhanh và quấn trong một chiếc khăn. Vì đang bị sốt, bé cần mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút tốt.

  • Không tắm nước lạnh cho trẻ sơ sinh vì dễ gây sốc nhiệt.
  • Không lau cồn, rượu lên da của bé.
  • Không vắt chanh vào miệng khi bé bị sốt, co giật.

Mặc dù tắm rất có lợi cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể tắm cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, với những trường hợp sau, mẹ không nên tắm cho bé.

Trẻ đang bị sốt quá cao

Trong tình trạng sốt quá cao trên 39ºC, mẹ không nên tắm bé bởi trẻ có thể bị ớn lạnh, rùng mình, co giật… Đối với trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé dưới 3 tháng tuổi bị sốt.
  • Không tự dùng biện pháp hạ sốt mà cần đưa bé đi khám bệnh nếu bé từ 3 đến 6 tháng tuổi bị sốt trên 38,3ºC.
  • Đối với bé từ 6 đến 12 tháng tuổi, nhiệt độ sốt đến 39,4ºC là lúc cần đưa bé đi khám bệnh.

Sau khi trẻ mới tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng một số loại vắc-xin nhất định, bé dễ bị sốt, nhưng trong trường hợp này, mẹ không nên tắm bé nếu không cần thiết. Mẹ nên lưu ý thêm, ngay tại chỗ tiêm có thể bị sưng, tấy đỏ nếu tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua chỗ tiêm.

Trẻ đang bị tiêu chảy, nôn ói liên tục

Khi đang trong tình trạng này, bé hoàn toàn không có đủ sức lực cho quá trình tắm táp. Ngoài ra, những triệu chứng này có thể diễn ra một cách mạnh mẽ và liên tục hơn khi cho trẻ tắm thường xuyên. Thay vào đó, bạn có thể lau người cho bé bằng khăn ấm và cho bé bú nhiều, uống oresol để bổ sung nước cùng điện giải.

Da bị tổn thương

Với những vấn đề về da như trẻ sơ sinh bị rôm sảy, nổi mẩn đổ, ngứa ngáy thì bạn vẫn có thể tắm cho bé bình thường. Nhưng khi có vết thương hở với diện rộng, bị bong tróc da, bỏng thì tuyệt đối không nên tắm. Bản thân da của trẻ đã rất nhạy cảm cộng với những biểu hiện này khi gặp nước tắm không đủ sạch sẽ khiến da dễ bị nhiễm khuẩn gây tổn hại đến trẻ.

Trẻ sinh non, nhẹ cân

Cơ thể của những trẻ sinh non, nhẹ cân dưới 2,5kg thường rất yếu ớt, chất béo dưới da rất mỏng đồng thời chức năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể kém. Vì vậy, trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi nhiệt độ môi trường nên việc tắm cho bé sẽ gặp đôi chút khó khăn. Mẹ có thể thường xuyên lau người cho bé, tránh việc tắm bé thường xuyên.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không tên nhưng độ khó lại vô cùng cao. Ngay cả cách tắm khi trẻ sơ sinh bị sốt tưởng chừng đơn giản cũng cần sự điều chỉnh tinh tế theo từng hoàn cảnh khác nhau. Tuy thế, mẹ nào cũng có thể trở thành một “chuyên gia” khi biết cách áp dụng những kiến thức khoa học vào việc chăm sóc con. Chúc mẹ sẽ vượt qua chặng đầu tiên của hành trình làm mẹ thật suôn sẻ!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nhiều ông bà, bố mẹ lâu nay vẫn cho rằng không nên tắm cho trẻ khi bị sốt. Thực tế đây là một suy nghĩ sai lầm. Theo các bác sỹ chuyên khoa nhi, tắm cho bé cũng góp phần hạ sốt và tránh các tai biến ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ nhưng cần biết tắm cho trẻ đúng kỹ thuật.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Lợi ích của việc tắm cho trẻ khi bị sốt

Trên thực tế, không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn nên khi con ốm thì kiêng tắm. Thậm chí một số gia đình còn chùm, quấn trẻ quá kĩ khiến tình trạng sốt thêm trầm trọng. Khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da, mẩn đỏ...

Việc tắm là một trong những cách giúp hạ sốt cho bé một cách nhanh chóng. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi.

Phương pháp tắm cho trẻ khi bị sốt

Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ trước khi tắm để chuẩn bị các bước tiếp theo hợp lý cho trẻ.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm

  • Đóng kín cửa phòng tránh gió lùa.
  • Pha nước tắm với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2oC và phải duy trì nhiệt độ này trong suốt thời gian tắm. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ của nước, phương pháp tắm, thì tốt nhất bố mẹ không nên tắm cho trẻ bị sốt mà chỉ nên lau người, cổ, nách, bẹn, lưng để hạ sốt cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Nhiệt độ nước tắm cần duy trì ổn định trong suốt thời gian tắm


Bước 3: Tắm cho trẻ

  • Dùng khăn mềm ẩm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy của trẻ.
  • Gội đầu thật nhanh cho trẻ. Sau đó lấy khăn lau khô vùng đầu của trẻ.
  • Cho trẻ ngồi trong chậu tắm hoặc bổn tắm hoặc dùng vòi hoa sen để dội nước lên người trẻ. Sau khi tắm lau khô người và mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.

Một số lưu ý tắm cho trẻ khi bị sốt

  • Không nên tắm quá lâu cho trẻ. Thời gian tắm hợp lý là 5 phút
  • Thời điểm tắm thích hợp: nếu vào mùa đông thì nên tắm cho bé vào buổi sáng là 9 - 11h, buổi chiều từ 15 - 17h . Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 - 10h, buổi chiều 16 - 18h.
  • Sau khi trẻ tắm xong, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để trẻ bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho trẻ thì mẹ cũng cần tiến hành cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối tránh gió sau khi tắm xong

>> Xem thêm:Nhận diện ngay 5 nguyên nhân nguy hiểm khiến bé sốt cao không hạ

Trường hợp nào không nên tắm khi sốt

  • Khi bé vừa tiêm phòng xong: Nếu lỗ tiêm trên da của bé tiếp xúc với nguồn nước không sạch, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập vào trong. Nó dễ sưng tấy đỏ và đơ cứng, khá nguy hiểm. Vì thế cần chú ý cho bé nghỉ ngơi vài giờ hoặc dùng khăn lau người cho bé để hạ sốt thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Không nên tắm cho trẻ khi vừa tiêm phòng xong

  • Khi da của bé đang bị tổn thương, chốc lở: Lúc này, tốt nhất không nên tắm cho trẻ vì nhưng vết thương hở rất dễ lan rộng hơn hoặc nặng hơn khi bị nước vào.
  • Khi bé đang bị cảm lạnh, nôn nhiều, tiêu chảy: Khi trẻ bị các triệu chứng trên, tốt nhất không nên tắm cho trẻ mà chỉ cần lau người để tránh tình trạng mất nước thêm trầm trọng.
  • Khi trẻ ăn no xong: Lúc này những mạch máu dưới da bị giãn nở khiến lưu lượng máu dồn đến đây nhiều trong khi đó lượng máu ở phần bụng tương đối ít, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nếu vừa ăn no xong tắm, trẻ sẽ rất dễ bị nôn, trớ.

Trong những trường hợp này, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt trên 38,5oC. Ngoài ra có thể lau người vùng cổ, nách, bẹn, lưng cho con hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt, như miếng dán hạ sốt Sakura.

Nhìn chung việc tắm có thể hạ thân nhiệt cho con, tuy nhiên mẹ cần phải biết tắm đúng kỹ thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu thấy con sốt cao, sốt phát ban, nổi ban đỏ, co giật thì cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

DS Phan Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Miếng dán hạ sốt Sakura
Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không

Đặc điểm:
- Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên. Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài.
- Làm mát dịu trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng, hại da.
- An toàn trong khi sử dụng, dính tốt, dễ gỡ bỏ.
Thành phần:
Aluminium glycinat, glycerin, natri polyacrylate, menthol, eucalytol, nước…
Công dụng:
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng:
Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng, cơ bắp. Có thể cắt nhỏ miếng dán lạnh theo kích thước cần dùng. Muốn tăng công dụng của miếng dán hạ sốt, có thể dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc. Để tăng hiệu quả làm mát của miếng dán hạ sốt, cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng. Miếng dán có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng. Mỗi miếng dán lạnh chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán lạnh phải được dùng ngay. Không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương. Khi sử dụng cho trẻ nhỏ phải có sự giám sát của người lớn.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng.
SẢN PHẨM NÀY KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC - NẾU SỐT KÉO DÀI HÃY ĐẾN BÁC SỸ
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản.
Nhà sản xuất: TANAPHAR
Công ty Cổ phần Tanaphar
Cụm CN Thanh Oai, Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội, Việt Nam
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT