Trẻ sốt siêu vi phải làm sao

Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhi bị sốt siêu vi là sốt cao 39 – 40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc.

Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Trường hợp trẻ sốt cao nên lau mát cho trẻ bằng cách dùng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ 2 độ C để lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, lưng, bụng trẻ.

Không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ bị co giật thì phải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn (nhét viên hạ sốt vào hậu môn).

Siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan… Và mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnh khác nhau.

Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại vi rút, độc lực virus…

Trẻ sốt siêu vi phải làm sao

Trẻ bị sốt cao khi nhiễm virus siêu vi

Vì vậy, khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụ huynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt siêu vi có một số triệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, do vậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh và kịp thời, để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnh viêm não.

Về nguyên tắc, bệnh nhân sốt siêu vi không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nâng tổng thể trạng cho bệnh nhân, chống các cơn co giật, sốc (trong bệnh sốt xuất huyết) hoặc điều trị các biến chứng nếu có.

Trẻ sốt siêu vi thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3 ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm này mới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt trong 1 – 2 ngày đầu, phụ huynh không nên nóng lòng yêu cầu thử máu để xác định bệnh sốt xuất huyết.

Trẻ sốt siêu vi phải làm sao

Virus gây sốt siêu vi

Tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa đến bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau củ quả, trái cây…), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà.

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, ra ngoài lúc mưa, nắng nóng, không nên để trẻ ở lâu trong phòng có máy lạnh.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp nguy hiểm bởi một loạt biến chứng như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm cơ tim, biến chứng ở não,… 

Vì hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển toàn diện nên trẻ nhỏ rất dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nhiễm trùng. Trong số đó, các chuyên gia đánh giá sốt siêu vi là một trong nhiều bệnh lý phổ biến nhất ở bé.

Vậy, bạn đã biết gì về tình trạng sốt siêu vi ở trẻ em chưa? Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Sốt siêu vi là gì?

Hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao để chống lại tình trạng nhiễm virus cấp tính gọi là sốt siêu vi. Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch kém. 

Trẻ sốt siêu vi phải làm sao

Nếu ba mẹ không biết làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ có nhiều điểm tương đồng với một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sốt siêu vi chính xác ngay từ đầu có thể giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. 

Thông thường, dấu hiệu sốt siêu vi sẽ đi kèm với những triệu chứng như: 

  • Ớn lạnh
  • Xảy ra cùng một thời điểm trong ngày
  • Thân nhiệt không có dấu hiệu giảm bớt dù đã uống thuốc hạ sốt
  • Đau khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng mặt
  • Phát ban

Mặt khác, đối với trẻ bị sốt siêu vi, các biểu hiện kèm theo thân nhiệt cao (38 – 39ºC) còn có thể bao gồm: 

  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Nhức đầu
  • Ho
  • Đau cơ
  • Tinh thần uể oải, hay quấy khóc

Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng, sốt cao liên tục từ hai ngày trở lên, đi ngoài ra máu hoặc phát ban toàn thân, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. 

Trẻ sốt siêu vi phải làm sao

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Nắm rõ các đặc điểm riêng biệt của bệnh sẽ giúp bạn phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết dễ dàng hơn. Thêm vào đó, điều này còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa.

2. Nguyên nhân gây sốt siêu vi ở trẻ em là gì?

Cơn sốt siêu vi ở trẻ em chủ yếu bắt nguồn từ nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau, chẳng hạn như rhinovirus, coronavirus, adenovirus, enterovirus…

Bên cạnh đó, thời điểm trẻ bị sốt siêu vi dễ dàng nhất là vào lúc giao mùa. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến những tế bào bạch cầu của bé không kịp thích ứng, tạo điều kiện cho các chủng virus xâm nhập cơ thể. 

Bệnh sốt siêu vi có lây không?

Nguyên nhân sốt siêu vi đến từ các vi sinh vật nên bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, nếu bị bệnh, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Mặt khác, khi trẻ bị sốt siêu vi, bạn cần để bé nghỉ học, đồng thời tránh đưa bé đến những nơi đông người nhằm hạn chế sự lây nhiễm. 

Sốt siêu vi lây qua đường nào?

Hô hấp và tiêu hóa là hai đường lây nhiễm phổ biến nhất của các virus gây sốt siêu vi. Phần lớn virus có khả truyền từ người này sang người khác thông qua những hoạt động bình thường bao gồm:

  • Nói chuyện
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Ăn thực phẩm đã nhiễm virus

Đây cũng là nguyên nhân vì sao sốt siêu vi có thể dễ dàng bùng phát thành dịch bệnh nhanh chóng nếu mọi người không chủ động phòng ngừa ngay từ đầu. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh sốt siêu vi còn có khả năng lây nhiễm qua đường máu với những hoạt động như: 

  • Tiêm chích
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Mẹ truyền sang con trong lúc sinh nở

Mặt khác, vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang… cũng có nguy cơ dính phải dịch cơ thể chứa virus gây bệnh. Vì vậy, bạn có thể mắc bệnh nếu tùy ý tiếp xúc với chúng. 

Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi? Sốt siêu vi có giống sốt cúm A? Cúm A sốt bao lâu?

Các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em thường phát tác dữ dội vào thời gian đầu nhưng sẽ có xu hướng thuyên giảm dần sau 3 – 5 ngày. Trong nhiều trường hợp, có thể trẻ sốt 6 ngày hoặc thậm chí trẻ sốt 7 ngày trở lên. Do đó, 7 – 10 ngày là đáp án phù hợp nhất cho vấn đề trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày thì khỏi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng để mau chóng bình phục hoàn toàn, bé cần được điều trị tích cực ngay từ sớm.

Mặt khác, vì virus gây bệnh có thể phát triển với tốc độ khó lường nên bố mẹ cũng không nên chủ quan trong việc phát hiện cũng như điều trị sốt siêu vi ở trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có nguy cơ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Với trẻ bị sốt do nhiễm virus cúm A, các triệu chứng có thể khá tương đồng. Vậy sốt cúm A bao lâu thì khỏi? Cũng tương tự như sốt siêu vi, nếu bé có sức đề kháng tốt thì chỉ sau 5-7 ngày bé sẽ khỏi bệnh.

3. Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ sốt siêu vi phải làm sao

Nếu có dấu hiệu bất thường, cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để biết nên làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi

Trong trường hợp bạn không có phương pháp can thiệp tình trạng sốt siêu vi ở trẻ nhỏ kịp thời, bé có thể gặp nguy hiểm bởi một loạt biến chứng phát sinh, ví dụ như:

Viêm phổi

Biến chứng sốt siêu vi ở trẻ em phổ biến nhất là viêm phổi. Đường hô hấp bị nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây tổn thương mô phổi, từ đó dẫn đến suy hô hấp do rối loạn quá trình trao đổi khí.

Thêm vào đó, viêm phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến hệ hô hấp ở trẻ nhỏ. 

Viêm tiểu phế quản

Trẻ dưới một tuổi rất dễ bị viêm tiểu phế quản do sốt siêu vi. Tình trạng nhiễm trùng phổi này có thể khiến đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản) của phổi sưng phù do viêm nhiễm, đồng thời tiết dịch gây tắc nghẽn tại đây. Hệ quả là bé gặp khó khăn trong việc hít thở.

Đối với trẻ nhỏ, điều này có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ rất cao. 

Viêm thanh quản

Trong một số trường hợp, virus gây sốt siêu vi còn có khả năng tấn công thanh quản. Lúc này, trẻ có xu hướng ho rất nhiều. 

Sự nhiễm trùng tại bộ phận này có khả năng gây sưng ở đường hô hấp, đồng thời làm cho đờm tích tụ ở họng và mũi, khiến bé khó thở. 

Viêm cơ tim

Nếu trẻ bị sốt siêu vi do adenovirus, tình trạng viêm cơ tim rất dễ phát sinh nếu bé không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bạn nên chú ý một số dấu hiệu như sau khi nhiệt độ cơ thể của bé đã trở về mức bình thường nhưng trẻ vẫn có triệu chứng:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Dễ lịm đi
  • Không đùa nghịch, hoạt bát như trước
  • Bỏ ăn

Lúc này, bạn sẽ cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì những dấu hiệu trên có nguy cơ biểu hiện trẻ đang bị viêm cơ tim. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có nguy cơ dẫn đến suy tim cấp hay thậm chí là sốc tim. 

Biến chứng ở não

Sốt siêu vi ở trẻ em khi trở nặng có nguy cơ kéo theo các cơn co giật và hôn mê. Chúng dễ để lại những di chứng ở não, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bé sau này. Do đó, bạn nên sớm chú ý đến những dấu hiệu khác thường ở trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sốt siêu vi kéo dài bao lâu là nỗi băn khoăn của không ít bố mẹ có con nhỏ mắc phải căn bệnh này. Tuy bé thường sẽ khỏe lại sau 7 – 10 ngày nhưng nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời, sốt siêu vi ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ.

Xem thêm:

  • Cách hạ sốt virus tại nhà
  • Bà bầu bị sốt siêu vi
  • Biện pháp hạ sốt nhẹ tại nhà

Nguồn tham khảo:

How to Treat a Viral Fever at Home. https://www.healthline.com/health/viral-fever-home-remedies

Fever in Children. https://www.emedicinehealth.com/fever_in_children/article_em.htm