Trong đông y lá dâu có tên gọi là gì

Lâu nay, xứ Quảng nổi tiếng với vùng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, nhưng ít ai biết rằng đây còn là nguyên liệu tạo nên các vị thuốc quý trong Đông y trị nhiều bệnh hữu hiệu.

Cây dâu là nguyên liệu tạo nên những bài thuốc quý trong Đông y.

Bài thuốc từ cây dâu

Cây dâu còn gọi là dâu cang, tầm tang, dâu tằm. Dâu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây: lá dâu [tang diệp]: Folium Mori; vỏ rễ cây dâu [tang bạch bì]: Cortex Mori radicis; quả dâu [tang thầm]: Fructus Mori; cây mọc ký sinh trên cây dâu [tang ký sinh] có tên khoa học là Loranthus parasiticus [L.] Merr. thuộc họ tầm gửi [Loranthaceae]; tổ bọ ngựa trên cây dâu [tang phiêu tiêu]: Ootheca Mantidis; sâu dâu [con sâu nằm trong thân cây dâu] là ấu trùng của một loại xén tóc; cành nhỏ cây dâu gọi là tang chi.

Tang bạch bì [vỏ và rễ cây dâu] chữa các chứng ho. Cụ thể, chữa ho ra máu: tang bạch bì 600g đem ngâm nước vo gạo 3 đêm, tước nhỏ. Cho thêm 250g gạo nếp, sao vàng, tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu bằng nước cơm. Ho lâu năm: Vỏ rễ cây dâu - vỏ rễ cây chanh. Hai vị bằng nhau, mỗi thứ 10g sắc uống trong ngày. Trẻ con ho ra đờm: tang bạch bì 4g sắc với nước cho uống.

Ngoài ra, tang bạch bì còn chữa rụng tọc. Lấy tang bạch bì giã dập, ngâm nước; đun sôi nửa giờ, lọc, lấy nước đó gội đầu.

Tang chi [cành dâu] vị đắng, tính bình vào kinh can, có tác dụng khử phong thấp lợi quan tiết [khớp xương] dùng chữa phong hàn thấp tì, đau nhức thủy khí, cước khí, chân tay co quắp.

Tang diệp [lá dâu] chữa đổ mồ hôi trộm vào ban đêm: lá dâu 100g, sấy khô, tán mịn, uống mỗi lần 9g với nước cơm, ngày 2 lần, uống trong 5 ngày. Với bệnh đau đầu, chóng mặt do thiếu máu sau sinh hoặc sau khi ốm dậy: lá dâu sấy khô và mè đen [rang thơm], mỗi thứ 100g, xay hoặc tán bột mịn, mỗi lần dùng 15g, ngày 2 lần, liên tục trong 5 - 7 ngày. Bệnh cao huyết áp: lá dâu 10g, cúc hoa dại 9g; hạ khô thảo 15g đem sắc uống thường ngày. Chữa nôn ra máu: lá dâu cuối mùa, sao vàng sắc uống; ngày uống 12 - 16g. Mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch.

Nhuận da, làm đẹp, chữa da thịt khô ráp do suy nhược: lá dâu 100g, mè đen 400g, mật ong 600g. Lá dâu rửa sạch, phơi khô, mè đen rang thơm. Hai vị tán bột mịn. Lấy mật nấu đến độ nhỏ vào nước tụ thành giọt châu, đổ thuốc bột vào trộn đều làm hoàn [9g/viên]. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên vào buổi sáng và tối, uống với nước ấm.

Tang ký sinh chữa động thai đau bụng: lấy tang ký sinh 60g, a giao hoặc cao ban long nướng thơm 20g, ngải diệp 20g, nước 3 bát [600ml], sắc còn một bát [200ml], chia nhiều lần uống trong ngày. Bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, nhức mỏi, an thai: liều dùng 12 - 20g dạng thuốc sắc để uống.

Tang thầm [quả dâu] chữa thần kinh suy nhược: quả dâu chín [khô] 30g, nữ trinh tử 20g, dây hà thủ ô 20g, sắc uống ngày 1 thang. Chữa tràng nhạc: tang thầm [loại quả đã chín đen] 2 bát đầy, cho vào vải vắt lấy nước, cô thành cao mềm, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Tóc không mọc - tóc bạc: quả dâu ngâm nước, lọc lấy nước xát vào đầu.

Tang phiêu tiêu chữa động thai - bí tiểu tiện: lấy tang phiêu tiêu, nướng vàng tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Chữa di tinh, liệt dương, bạch đới, trẻ con đái dầm: ngày dùng từ 6 - 12g.

Con sâu dâu chữa trẻ con bị đau mắt, nhiều nước mắt: dùng cả con nướng ăn hoặc ngâm rượu.

Bài thuốc từ con tằm

Bạch cương tàm còn gọi là cương tàm, cương trùng, thiên trùng. Bạch cương tàm là con tằm bombyx mori L. thuộc họ tằm [Bombycidae] bị một bệnh do khuẩn Botrytis bassiana Bals hoặc beauveria bassiana [Bals] Vuill làm chết cứng, sắc trắng như vôi. Ở những nơi nuôi tằm, khi thấy những con tằm tự nhiên bị bệnh mà chết, cho vào lò vôi để sấy khô là được.

Bạch cương tàm là một vị thuốc chỉ thấy dùng trong phạm vi nhân dân để chữa những trường hợp kinh giản, co giật của trẻ em, trẻ em khóc đêm, bị cảm, mất tiếng, xuất huyết não, cổ họng sưng đau, con trai liệt dương, con gái băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng. Ngày uống 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc, hay thuốc bột.

Bài thuốc có bạch cương tàm gồm: chữa mặt đen sạm: bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước bôi vào, vết sạm sẽ mất. Chữa thiên đầu thống: cương tàm tán nhỏ, hòa với nước chè uống, có khi uống cùng với nước hành. Chữa viêm amiđan cấp tính: bạch cương tàm 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g trộn đều, tán thật mịn, đổ vào lọ để dành. Khi dùng lấy lá bạc hà 5g, sinh khương 5g, sắc với ít nước hòa tan vào đó 2g bột nói trên, chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm. Đây là bài khai quan tán [ghi trong tập Thánh Huệ phương].

Ngoài ra nhộng tằm khi chế biến thành thực phẩm có nhiều chất đạm rất cần cho cơ thể chúng ta.

 Dược sĩ ĐẶNG NGỌC PHÁI
 

Tên thường gọi: Cây dâu còn có tên dâu tằm, dâu cang [H`mông], tang, mạy mọn [Tày], nằn phong [Dao], tầm tang.

Tên tiếng Trung:

Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff

Họ khoa học: Thuộc họ dâu tằm Moraceae.

Cây Dâu

[Mô tả, hình ảnh cây Dâu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...]

Mô tả:

Cây gỗ, cao2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị [có khi 3]. Hoa cái cüng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.

Phân bố:

Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và trung quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.

Cây được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc.

Bộ phận dùng:

Lá, vỏ rễ và quả. Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ.

Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín.

Thành phần hóa học:

Lá chứa acid amin tự do [phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …]; protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C.

Cành dâu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.

Tang thầm [Quả dâu]: chứa Anthocyan [sắc tố màu đỏ của quả chín], đường [glucose, fructose], vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.

Ứng dụng lâm sàng chữa bệnh của cây dâu:

Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn:

Lá Dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân đều 12g, Bạc hà, Cam thảo đều 4g, Cát cánh 8g, Lô căn 20g, sắc uống.

Dự phòng cảm cúm:

Lá Dâu 12g, Cúc hoa 12g, Thảo quyết minh 8g sắc uống.

Mắt đau, viêm màng kết mạc cấp tính:

Lá Dâu nấu nước xông vào mắt; lá Dâu bánh tẻ, rửa sạch, giã nát đắp, có thể làm tan huyết khi đau mắt đỏ sung huyết.

Huyết áp cao:

Lá Dâu và hạt Ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ.

Viêm khớp sưng phù, chân tay tê bại, cước khí, đầu ngón tay đau nhức, ngứa đỏ về mùa đông đợt lạnh nhiều:

Cành Dâu, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, mỗi vị 12g, sắc nước uống.

Ho, hen suyễn:

Vỏ rễ 20-40g sắc uống. Có thể thêm Địa cốt bì và Cam thảo.

Khó tiêu, chân tay phù nề:

Vỏ rễ Dâu sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Gừng, vỏ Quít, vỏ quả Cam, Phục linh sắc uống.

Chữa thiếu máu, da xanh người gầy khô héo, mất ngủ, đầu choáng, chóng mặt:

Dùng quả Dâu chế xirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả Dâu thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc uống.

Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, can thận yếu dẫn tới đau lưng mỏi gối:

Tầm gửi cây Dâu, phối hợp với Cẩu tích, Ngưu tất, sắc nước uống.

Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu:

Tầm gửi thêm rễ Gai, Tục đoạn sắc nước uống.

Di mộng tinh, hoạt tinh:

10 tổ Bọ ngựa sao cháy nghiền bột, thêm đường, uống trước khi đi ngủ, uống 3 ngày. Có thể thêm Long cốt, nghiền bột mịn, ngày 2 lần, trong 3 ngày.

Đái dắt, đái nhạt:

Tổ Bọ ngựa Dâu cùng với quả Kim anh, nướng cháy, tán mịn, uống với rượu lúc đói.

Thuốc bổ:

Sâu Dâu thêm nước cơm hấp chín, ăn tất cả.

Chữa cảm ho, Mất ngủ :

Ngày 6 – 18g lá sắc uống.

Chữa hen suyễn, tiểu tiện ít, Thấp khớp, đau nhức xương :

Ngày 6 – 12g vỏ rễ sắc uống.

Chữa Thiếu máu, mắt mờ:

Quả ngâm rượu hoặc nước đường uống, ngày 12 – 20g quả. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, lở loét miệng lưỡi.

Nơi mua bán vị thuốc cây dâu đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc cây dâu ở đâu?

cây dâu là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y [thuốc nam, thuốc bắc] đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc cây dâu được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc cây dâu tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay cay dau, vi thuoc cay dau, cong dung cay dau, Hinh anh cay cay dau, Tac dung cay dau, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Video liên quan

Chủ Đề