Từ trái nghĩa với từ dũng cảm là gì

Trái nghĩa với dũng cảm là gì

Trái nghĩa với dũng cảm là: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,…

nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,…

Nhút nhát, nhát gan, yếu đuối, yếu hèn,...

Hèn nhát, nhát gan, yếu đuối

Nhút nhát yếu ớt hèn nhát nhát gan

Ga-vrốt ngoài chiến lũy – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ dũng cảm [trang 83 sgk tiếng việt 4 tập 2]]. Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:Câu 2. Đặt câu với một trong các từ tìm được:Câu 3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.Câu 4. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:

can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,

Tìm từ trái nghĩa với dũng cảm: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn…

Câu 2. Đặt câu với một trong các từ tìm được:

Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.

Câu 3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

–    Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

–    Khí thế dũng mãnh.

Quảng cáo

–    Hi sinh anh dũng.

Câu 4. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:

–    Vào sinh ra tử.

–    Gan vàng dạ sất.

Câu 5. Đặt câu với một trong hai thành ngữ trên.

Các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã vào sinh ra tử để đánh cho giậc Mĩ những đòn chí tử.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Những người quả cảm Tuần 26

Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Câu 1 [trang 83 sgk Tiếng Việt 4] : Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”

Trả lời:

Dựa vào mẫu đã cho, em tìm những từ thuộc hai nhóm theo yêu cầu của câu hỏi:

Từ cùng nghĩa: Gan dạ, gan góc, gan lì, anh dũng, anh hùng, quả cảm, can đảm, can trường, bạo gan, táo bạo..,

Từ trái nghĩa: Hèn nhát, nhát gan, nhút nhát, bạc nhược, nhát, hèn, nhát như cáy v.v…

Câu 2 [trang 83 sgk Tiếng Việt 4] : Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được.

Trả lời:

Em đặt như sau:

– Cậu phải can đảm nói lên sự thật, không ngại gì cả.

– Sao mày nhát gan thế!

– Cậu phải mạnh dạn lên đừng nhút nhát quá.

Câu 3 [trang 83 sgk Tiếng Việt 4] :

Chọn từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh

– … bênh vực lẽ phải.

– Khí thế…

– Hy sinh…

Trả lời:

Em điền như sau:

– Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

– Khí thế dũng mãnh.

– Hy sinh anh dũng.

Câu 4 [trang 83 sgk Tiếng Việt 4] : Trong các thành ngữ sau, nhừng thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? – Ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử, cày sâu cuốc bẫm, gan vàng dạ sắt, nhường cơm sẻ áo, chân lấm tay bùn.

Trả lời:

Để xác định thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm, em cần hiểu nghĩa của từng thành ngữ. Thành ngữ nào có nghĩa biểu đạt tinh thần, hành động dũng cảm của con người thì em chọn thành ngữ đó.

– Đó là các thành ngữ:

Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt.

Câu 5 [trang 83 sgk Tiếng Việt 4] : Đặt câu với các thành ngữ vừa tìm được.

Trả lời:

– Chú Tùng ở xóm em – trước đây là bộ đội đặc công – là người đã từng “vào sinh ra tử”.

– Anh Nguyễn Văn Trỗi là một con người “gan vàng dạ sắt”.

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 1. Tìm từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm

Câu 1

Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:

M: - Từ cùng nghĩa: can đảm

     - Từ trái nghĩa: hèn nhát

Phương pháp giải:

Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm

Lời giải chi tiết:

Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,

Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...

Câu 4

Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải chi tiết:

Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:

-    Vào sinh ra tử.

-    Gan vàng dạ sắt.

Câu 5

Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải chi tiết:

Bác Long và bác An là hai chiến hữu từng vào sinh ra tử với nhau.

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn của Top lời giải về Tìm từ trái nghĩa với Dũng cảm, đặt câu với các từ đó, mời các em tham khảo nhé!

Tìm từ trái nghĩa với Dũng cảm, đặt câu với các từ đó

Trả lời:

- Từ trái nghĩa với dũng cảm: hèn nhát, nhát gan, sợ hãi, nhút nhát.

- Đặt câu với từ vừa tìm được:

+ Vì quá hèn nhát nên anh ấy đã thua trận đánh này.

+ Vì quá nhát gan nên bạn Nga không dám đi một mình.

+ Bạn Quân cảm thấy sợ hãi vì tiếng nổ lớn.

+ Trông anh ta có vẻ rất nhút nhát.

Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Đặc điểm của từ trái nghĩa : Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Có nghĩa là từ một từ có nghĩa gốc có thể suy ra được nhiều từ có nghĩa chuyển trái nghĩa nhau và liên quan với nghĩa gốc đó.

* Phân loại từ trái nghĩa:

- Từ trái nghĩa hoàn toàn:

+ Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ:dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn:

+ Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ:nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

- Ví dụ 1: Các cặp từ trái nghĩa trong ca dao, tục ngữ Việt Nam:

+ Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng [ cặp từ trái nghĩa là đen – sáng]

+ Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng [ cặp từ trái nghĩa là mua – bán]

+ Chân cứng đá mềm [ từ trái nghĩa là cứng – mềm]

+ Lá lành đùm lá rách [ lành – rách]

+ Bán anh em xa mua láng giềng gần [ cặp từ trái nghĩa bán – mua ]

+ Mẹ giàu con có, mẹ khó con không. [ giàu – khó ]

- Ví dụ 2: Các cặp từ trái nghĩa thường sử dụng trong giao tiếp:

+ Đẹp – xấu, giàu – nghèo, mạnh – yếu, cao – thấp, mập – ốm, dài – ngắn, bình minh – hoàng hôn, già – trẻ, người tốt – kẻ xấu, dũng cảm – hèn nhát, ngày – đêm, nóng – lạnh…

Tác dụng của từ trái nghĩa

* Từ trái nghĩa có những tác dụng sau đây:

- Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau.

- Từ trái nghĩa là một yếu tố quan trọng khi chúng ta sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

- Nó giúp làm nổi bật những nội dung chính mà tác giả, người viết muốn đề cập đến.

- Giúp thể hiện cảm, tâm trạng, sự đánh giá, nhận xét về sự vật, sự việc.

- Có thể sử dụng cặp từ trái nghĩa để làm chủ đề chính cho tác phẩm, đoạn văn đó.

- Đây là một biện pháp nghệ thuật mà khi viết văn nghị luận, văn chứng minh chúng ta cần vận dụng một cách hợp lý để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho văn bản.

>>> Xem thêm: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên

Những tiêu chí xác định những cặp từ trái nghĩa

- Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh.

Ví dụ: Người xinh – người xấu, quả đào ngon – quả đào dở, no bụng đói con mắt…

- Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau thường xuyên và mạnh.

- Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau không. Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa.

Ví dụ: Cứng – mềm: Chân cứng đá mềm; Mềm – rắn: Mềm nắn rắn buông.

Trong ví dụ trên thì cặp: cứng – mềm / mềm – rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.

- Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngoài những tiêu chí trên, còn có thể quan sát và phát hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:

+ Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau.

- Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: xinh – xấu, già – trẻ, hư – ngoan…

Ví dụ: Với từ “nhạt” : [Muối] nhạt trái với mặn : cơ sở chung là “độ mặn”; [Đường ] nhạt trái với ngọt : cơ sở chung là “độ ngọt”; [Tình cảm] nhạt ngược với đằm thắm : cơ sở chung là “mức độ tình cảm”; [Màu áo] nhạt trái với đậm: cơ sở chung là “màu sắc.

Video liên quan

Chủ Đề