Uống nhiều loại thuốc cùng một lúc có chết không

Nước cam

Nước cam có chứa nhiều axit nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Theo các bác sĩ thìnước camcũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.

Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

Sữa

Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa [phô mai, sữa chua…]. Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.

 

Ăn bưởi khi đang uống thuốc sẽ gây ra rất nhiều tác hại. Ảnh minh hoạ: Internet

Bưởi

Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

 - Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.

- Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ănbưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.

- Thuốc làm giảm cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng,dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.

Dù ăn hoặc uống nước ép bưởivài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế loại thực phẩm này.

Nhân sâm

Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.

Tôm

Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.

Thực phẩm quá giàu chất xơ

Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày.

Quá liều thuốc [có thể là vô tình hoặc cố ý] xảy ra khi một người dùng nhiều hơn liều khuyến cáo, có thể dẫn đến ngộ độc thuốc nguy hiểm…

Nguyên nhân quá liều thuốc

Nguyên nhân của quá liều thuốc là do vô tình lạm dụng hoặc cố ý sử dụng sai.

Quá liều ngẫu nhiên ở trẻ là do trẻ nhỏ vô tình nuốt phải thuốc vì tò mò. Trẻ dưới 5 tuổi [đặc biệt là từ 6 tháng đến 3 tuổi] có xu hướng cho mọi thứ vào miệng.

Thanh thiếu niên và người lớn có nhiều khả năng sử dụng quá liều một hoặc nhiều loại thuốc để tự gây hại cho bản thân.

Người lớn [đặc biệt là người cao tuổi hoặc những người đang dùng nhiều loại thuốc] có thể uống nhầm thuốc hoặc dùng sai liều lượng thuốc.

Mối nguy khi quá liều thuốc

Khi quá liều, tác dụng của thuốc có thể tăng cao hơn so với tác dụng điều trị khi sử dụng thường xuyên. Các tác dụng phụ trở nên rõ rệt hơn và có thể xảy ra nhiều bất lợi không lường trước được, có thể gây tử vong... Một số quá liều có thể làm trầm trọng thêm bệnh mãn tính. Ví dụ: Một cơn hen suyễn hoặc đau ngực có thể gây ra.

Các vấn đề về dấu hiệu sinh tồn [nhiệt độ, nhịp mạch, nhịp hô hấp, huyết áp] có thể xảy ra và đe dọa tính mạng. Giá trị dấu hiệu sinh tồn có thể tăng, giảm hoặc hoàn toàn không có.

Buồn ngủ, lú lẫn và hôn mê [khi ai đó không thể kích thích được] là điều thường gặp và có thể nguy hiểm nếu người đó hít phải chất nôn vào phổi [hút vào].

Da có thể đổ mồ hôi, hoặc nóng và khô.

Đau ngực và có thể tổn thương tim hoặc phổi. Khó thở ,thở nhanh, chậm, sâu hoặc nông.

Có thể đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu có thể đe dọa tính mạng.

Thuốc có thể làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng quá liều mà cơ thể có thể phục hồi hay bị ảnh hưởng về thể chất lâu dài. Gan và thận là những hệ thống cơ quan có nguy cơ cao. Tổn thương não do ức chế chức năng phổi và tim có thể là vĩnh viễn.

Điều trị quá liều thuốc thế nào?

Khi có dấu hiệu dùng quá liều thuốc, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Việc điều trị sẽ tùy theo loại thuốc dùng quá liều. Có thể phải rửa dạ dày để loại bỏ một cách cơ học các thuốc chưa được hấp thu khỏi dạ dày. Một số trường hợp phải đặt nội khí quản [đặt ống dẫn khí] để bảo vệ phổi hoặc giúp người bệnh thở trong quá trình giải độc. Một số trường hợp có thể cần phải dùng thuốc khác như một loại thuốc giải độc để đảo ngược tác dụng của thuốc đã uống hoặc để ngăn chặn tác hại....

Có thể phòng ngừa?

Để ngăn ngừa quá liều, các loại thuốc, ngay cả thuốc giảm đau không kê đơn và vitamin, phải được cất giữ ở nơi an toàn. Tuy nhiên, những người cố ý dùng quá liều khó ngăn chặn hơn. Tốt nhất nên đưa người đó tránh khỏi việc tiếp cận với các loại thuốc này.

Những người mắc một số bệnh tâm thần cần sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong việc sử dụng thuốc điều trị để tránh quá liều thuốc.

Tai nạn ngộ độc thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ các lứa tuổi 6 tháng đến 5 tuổi. Vì vậy, cần để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. 

Hỗ trợ người cao tuổi về cách dùng thuốc và có thể nhận ra thuốc này với thuốc khác. Có thể sử dụng một số cách: Thuốc có thể được phân loại vào các hộp nhỏ và dán nhãn để hiển thị thời gian dùng. Sử dụng hộp đựng thuốc có đồng hồ báo thức bằng âm thanh để nhắc nhở uống thuốc vào những thời điểm cụ thể. Các hộp đựng khác có thể được lấp đầy mỗi tuần một lần./.

Theo suckhoedoisong.vn

Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ Nội khoa Đức [BDI] - tiến sĩ Wolfgang Wesiack cảnh báo những người già mắc nhiều bệnh dùng các loại thuốc cùng một lúc dễ gây ra tình trạng tương khắc, thậm chí tác dụng ngược nhau rất nguy hiểm. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy những người từ 70 tuổi trở lên ở Đức trung bình thường phải dùng tới 6 loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc tiểu đường, thuốc giảm mỡ máu và thuốc hạ huyết áp.

Nếu bệnh nhân dùng cả ba loại và uống cả ba loại này cùng một lúc thì đây là một sự pha trộn bất hợp thức và sẽ gây tác hại cho chức năng thận và điều này lại dẫn đến tăng huyết áp.

Như vậy, không những không tác dụng, trái lại thuốc còn phản tác dụng tới mức nguy hiểm mà hầu hết bệnh nhân không biết điều đó. Giải pháp cho vấn đề này trong điều trị nhiều bệnh một lúc, bệnh nhân nên phải quyết định cần ưu tiên bệnh nào nhất. Khác với điều trị cho người trẻ, những vấn đề thể trạng ở người già phải được đặt lên hàng đầu. Trong cơ thể những già, các loại thuốc chuyển hóa chậm hơn so với người trẻ. Điều này có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc cũng như tương tác của các chất khác nhau, đặc biệt ở những người không thể tự chăm sóc cho mình được. Những người trong nhà điều dưỡng luôn tồn tại nguy cơ có thể là do đã nhiều năm họ uống các loại thuốc không hợp thức.

Trong trường hợp như thế và người già nói chung cần được tư vấn và kiểm tra của bác sĩ về cách thức dùng các loại thuốc để tránh những nguy hiểm đáng tiếc xảy ra./.

Theo Vietnam+

Với hầu hết các loại thuốc, nếu dùng đúng cách thì đó là thuốc chữa bệnh, dùng sai cách có thể trở thành độc dược nguy hại khôn lường.


Phối hợp thuốc không đúng cách


Tùy tiện kết hợp các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra phản ứng nguy hiểm. Một ví dụ điển hình là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm sẽ làm cho nồng độ serotonin tăng nhanh – tác nhân gây kích động, khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột biến, nhịp tim cao và thở gấp, có thể gây ra co giật, động kinh.


Tương tự, trong trường hợp phải dùng nhiều loại thuốc để trị bệnh, chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ việc phối hợp chúng trong cùng một thời điểm có gây hại hay không. Nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì cần sắp xếp thời gian, số lần và cách kết hợp sao cho hợp lý. Thông thường, các loại thuốc khác nhau nên được uống cách nhau 1 giờ.



Uống thuốc quá liều gây ngộ độc


Việc dùng thuốc quá liều lượng gồm 2 trường hợp: Dùng quá liều trong 1 lần sử dụng và dùng thuốc trong thời gian quá dài.


Liều dùng của thuốc không phải được ấn định một cách tùy tiện, mà phải trải qua quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm thử tác dụng dược lý để tìm ra. Sử dụng thuốc quá liều trong 1 lần dùng có thể gây ra sốc hoặc ngộ độc thuốc. Uống thuốc quá lâu dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, vi khuẩn đề kháng thuốc.


Nghiền, bẻ nhỏ thuốc tùy tiện


Có nhiều dạng thuốc viên không nên nhai, nghiền hoặc bẻ nhỏ. Việc này phá vỡ cấu trúc, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất, giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra độc tính cho người dùng.



Một số loại thuốc được bào chế dưới dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể. Nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng ngay lập tức trong một lần, khiến cơ thể không kịp thích nghi và gây rối loạn môi trường trong của cơ thể.


Nằm uống thuốc


Với tư thế nằm, thuốc dễ bị dính vào vách thực quản, không những làm giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản. Tốt nhất, chúng ta nên ngồi thẳng người khi uống thuốc.


Thêm vào đó, việc vận động cơ thể ngay sau khi dùng thuốc cũng là điều không nên. Thường thuốc sẽ được hấp thụ và phát huy tác dụng sau khi vào cơ thể từ 30 – 60 phút. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Hoạt động thể thao ngay sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, khiến cơ thể mất cân bằng, dễ gây tụt huyết áp, ngất xỉu.



Không dùng nước lọc để uống thuốc


Loại nước tốt nhất để uống cùng với thuốc là nước lọc ấm. Các loại sữa, nước hoa quả, trà, cà phê, rượu,… đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộc độc tai hại.


Các loại nước ép sẽ gây ức chế men trong quá trình hấp thụ thuốc. Canxi trong sữa làm giảm tác dụng các loại thuốc kháng sinh. Sử dụng rượu khi uống thuốc, nhất là các loại thuốc có hoạt chất acetaminophen sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan, gây nên các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan,…

Video liên quan

Chủ Đề